Hai người đàn ông đi cấp cứu sau khi đốt rác
Khoa Chấn thương chỉnh hình và Bỏng, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh, vừa tiếp nhận 2 trường hợp bị bỏng nặng sau khi đốt rác.
Trường hợp thứ nhất là anh L.A.P. (32 tuổi) nhập viện với chẩn đoán bỏng độ 2-3 vùng mặt, cổ, cẳng tay phải, ngực diện tích 15%.
Trước đó, anh P. thu gom rác và đổ xăng vào để đốt. Thấy ngọn lửa có hiện tượng tắt, anh P. đổ thêm xăng, hậu quả ngọn lửa bùng lên và bén vào người gây bỏng.
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh. Ảnh: H.N
Video đang HOT
Trường hợp thứ hai là ông Đ.V.M. (60 tuổi) cũng gặp nạn khi đốt rác. Khi lửa cháy, một vật trong đống rác bất ngờ phát nổ khiến ông M. bỏng nặng. Bệnh nhân phải nhập viện với chẩn đoán bỏng độ 2 ở vị trí mặt, cổ, cẳng tay, bàn tay trái diện tích 7%.
Bác sĩ cho biết các trường hợp bị bỏng có thể để lại rất nhiều di chứng như co rút cơ ảnh hưởng đến vận động về sau. Vì vậy, người dân cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng các chất có thể gây ra cháy nổ như xăng, dầu hỏa, cồn.
Nếu không may bị bỏng, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự chữa trị bằng các phương pháp chưa được khoa học kiểm chứng, tiềm ẩn rất nhiều biến chứng có thể xảy ra.
Khi vết bỏng rộng có thể dẫn đến hoại tử thứ phát, độ bỏng sâu hơn, co kéo bề mặt da tạo sẹo xấu. Nguy hiểm hơn, vết thương có thể bị nhiễm khuẩn gây nhiễm trùng máu, suy thận, suy đa tạng ảnh hưởng đến tính mạng.
Một tháng, 10 người vào viện cấp cứu khi trèo cây hái vải
Trèo cây hái vải, chị T., 34 tuổi, bị ngã, đập vùng đầu, cổ, vai trái xuống nền đất, phải đi cấp cứu, chẩn đoán gãy vỡ đốt sống cổ.
Người phụ nữ 34 tuổi được người nhà đưa đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) trong tình trạng đau nhiều vùng cổ, tê bì tay trái, 2 chân.
Trên hình ảnh chụp CT, cộng hưởng từ, cho kết quả vỡ thân đốt sống cổ đoạn C5 chèn ép gây hẹp ống sống, phù tủy. Người bệnh được chẩn đoán gãy đốt sống cổ đoạn C5, đụng dập tủy cổ ngang mức.
Tổn thương vỡ đốt sống cổ của nữ bệnh nhân (vị trí mũi tên chỉ). Ảnh: BVCC
Các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết chấn thương cột sống thắt lưng, cột sống cổ là thương tổn để lại những hậu quả nặng nề như gây mất vững cột sống và thương tổn rễ - tủy, dẫn đến liệt 2 chi dưới hoặc các biểu hiện của tổn thương rễ thần kinh.
Một tháng nay, đúng vụ mùa thu hoạch vải, Khoa Ngoại thần kinh đã tiếp nhận khoảng 10 người bệnh nhập viện với chấn thương nặng vùng cột sống thắt lưng, cột sống cổ do ngã trong lúc trèo cây hái vải. Có trường hợp chấn thương nặng gây liệt hoàn toàn hoặc để lại những di chứng nặng nề đến suốt cuộc đời.
Các bác sĩ lưu ý mùa hè là dịp thu hoạch nhiều loại cây ăn quả như vải, nhãn, xoài, khế, mít... Khi hái quả, người dân cần hết sức cẩn trọng, tránh để tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Nếu không may bị tai nạn ngã cao, người bệnh có thể phải đối mặt với chấn thương sọ não, ngực kín, bụng, chân tay... nhất là chấn thương cột sống, từ đó dễ gây ra các tổn thương thứ phát. Cần lưu ý về phương pháp sơ cứu, vận chuyển người bệnh.
Đối với bệnh nhân chấn thương cột sống, tủy sống, khi vận chuyển, bắt buộc dùng cáng cứng, cố định người trên cáng, chú ý tránh các vận động xoắn vặn người dễ khiến bệnh tổn thương nặng hơn. Quan trọng nhất là bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu, sau đó đưa đến điều trị tại bệnh viện chuyên khoa để có thể chẩn đoán chính xác và mổ cấp cứu sớm nhất nếu cần.
Thông tin bất ngờ vụ 1 người chết, nhiều người nhập viện sau khi ăn tiết canh dê Tất cả các bệnh nhân đều khai muốn nhập viện do thấy ông P.T.T. tử vong sau ăn tiết canh dê cùng nạn nhân nên lo sợ nhiễm khuẩn. Ngày 10-5, đại diện UBND TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình) cho biết liên quan đến vụ việc 1 người tử vong, 18 người nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại...