Bà Rịa – Vũng Tàu: Mật phục để bắt quả tang, lắp camera chống đổ rác trộm
Lực lượng chức năng P.11, TP. Vũng Tàu mật phục hằng đêm, tuần tra để bắt người đổ rác trộm.
Đồng thời nhằm phòng chống “ rác tặc” lộng hành, UBND P.11 sẽ lắp camera tại các điểm nóng.
Dọc đường 2 Tháng 9 nằm trên địa bàn P.11, TP.Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) là “điểm nóng” thường xuyên xảy ra tình trạng đổ rác trộm.
Ô tô đổ rác trộm bị phát hiện qua camera. Ảnh UBND P.11 CUNG CẤP
Trên dọc tuyến đường này, có nhiều điểm rác tràn ngập mặc dù chính quyền địa phương liên tục ra quân dọn dẹp.
Anh Lê Quốc Tài (ngụ TP.Vũng Tàu) cho biết anh thường xuyên đi làm ca đêm ở TP.Bà Rịa, khi đi trên đường 2 Tháng 9 hay bắt gặp người dân đi xe máy chở các bao rác đổ trộm dọc cung đường này.
“Họ chở rác rồi chạy lên vỉa hè, đến khu đất trống là bỏ xuống. Việc đổ rác như vậy khiến đường 2 Tháng 9 nhìn rất nhếch nhác, mất mỹ quan. Cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm những người đổ rác trộm”, anh Tài bức xúc.
Trước nạn “rác tặc”, UBND P.11 đã thành lập tổ tuần tra, hàng đêm mật phục tại các “điểm nóng” để bắt quả tang cá nhân, tổ chức đổ rác trộm.
Trả lời Thanh Niên ngày 28.8, bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Chủ tịch UBND P.11 cho biết địa phương liên tục ra quân thu gom rác dọc đường 2 Tháng 9 và các đường khác trên địa bàn. Đường 2 Tháng 9 là “điểm nóng” của tình trạng đổ rác trộm, vì dọc đường này ít có dân cư, chủ yếu là đất trống.
Lực lượng chức năng P.11 dọn rác trên đường 2 Tháng 9. Ảnh NGUYỄN LONG
Trong những tháng vừa qua, lực lượng chức năng P.11 đã mật phục bắt quả tang, lập biên bản vi phạm hành chính hơn 10 trường hợp đổ rác trộm trên đường 2 Tháng 9 và đường Đô Lương… Trong đó có 2 trường hợp đổ rác trộm bị lập biên bản vi phạm là một doanh nghiệp đóng trên địa bàn TP.Vũng Tàu.
“Để ngăn chặn nạn đổ rác trộm, UBND phường luôn duy trì tổ tuần tra, mật phục để bắt quả tang những trường hợp đổ rác trộm. Ngoài ra, UBND phường sẽ lắp đặt các camera tại những điểm “nóng” để xử lý những cá nhân, tổ chức đổ rác trộm. P.11 kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm, không để tình trạng “rác tặc” lộng hành như thời gian qua”, bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Chủ tịch UBND P.11 khẳng định.
Xuất hiện mưa lớn kỷ lục trong 57 năm qua ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Trong tháng 7, khu vực Nam Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ có tổng lượng mưa phổ biến ở mức cao hơn so với trung blịch sửình nhiều năm từ 50 - 100%, có nơi trên 100%.
Một số nơi đã quan trắc được giá trị lượng mưa ngày và tổng lượng mưa tháng vượt giá trị so với cùng thời kỳ tháng 7.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong tháng 7 đã xuất hiện 5 đợt mưa diện rộng: từ ngày 2 - 5.7, 8 - 9.7, 11 - 15.7, 18 - 22.7 và 28 - 31.7. Mưa tập trung chủ yếu tại Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Riêng tại khu vực Tây nguyên và Nam bộ, nhiều ngày có mưa giông trên diện rộng, nửa cuối tháng 7 có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Một số tỉnh ở Nam bộ, Tây nguyên xuất hiện lượng mưa lớn, vượt giá trị lịch sử so với cùng thời kỳ tháng 7
CTV
Đáng chú ý, đợt mưa từ ngày 18 - 21.7, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 1 (bão Talim) nên Bắc bộ và Bắc Trung bộ có mưa, mưa vừa, riêng khu vực Đông Bắc và vùng phía bắc có mưa to, có nơi mưa rất to và giông; tổng lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 m, có nơi cao hơn như Quảng Hà (Quảng Ninh) 280 mm, Móng Cái (Quảng Ninh) 116 mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 171 mm, Yên Bái 112 mm, Nguyên Bình (Cao Bằng) 105 mm...
00:01:52
Biển Đông có thể xuất hiện 2 - 3 cơn bão trong tháng 8
Cũng trong tháng này, tại Bắc bộ, Bắc Trung bộ và Trung Trung bộ phổ biến có tổng lượng mưa thấp hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) từ 20 - 50%; riêng khu vực trung du và đồng bằng Bắc bộ, một số nơi như Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thừa Thiên - Huế thấp hơn từ 60 - 80% so với TBNN cùng thời kỳ.
Khu vực Nam Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ có tổng lượng mưa phổ biến ở mức cao hơn so với TBNN từ 50 - 100%, có nơi trên 100%. Đáng chú ý, một số nơi đã quan trắc được giá trị lượng mưa ngày và tổng lượng mưa tháng vượt giá trị lịch sử so với cùng thời kỳ tháng 7.
Cụ thể, ngày 29.7, Trạm khí tượng Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) đo được lượng mưa đạt 178,1 mm, vượt giá trị lịch sử 170,8 mm năm 1966; Trạm khí tượng TP.Cần Thơ đo được lượng mưa 113,8 mm, vượt giá trị lịch sử 109,7 mm năm 2003; Trạm khí tượng Vị Thanh (Hậu Giang) đo được lượng mưa 204,8 mm, vượt giá trị lịch sử 139,2 mm năm 2022; Trạm khí tượng Rạch Giá (Kiên Giang) đo được lượng mưa 229,8 mm, vượt giá trị lịch sử 220,3 mm năm 1991.
Ngoài ra, 10 trạm khí tượng ở Tây nguyên, Nam bộ và Nam Trung bộ cũng ghi nhận lượng mưa trong tháng 7 cao nhất lịch sử, tập trung ở các tỉnh Bình Thuận, Kon Tum, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng. Trong đó, tổng lượng mưa trong tháng 7 được ghi nhận cao nhất ở Phước Long (Bình Phước) với 949,9 mm, vượt giá trị lịch sử cùng thời kỳ 771,1 mm vào năm 1997. Ngoài ra, tổng lượng mưa ở Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) là 718,2 mm, vượt giá trị lịch sử 662,1 mm năm 1966.
Dự báo về lượng mưa tháng 8, cơ quan khí tượng cho biết, lượng mưa tại khu vực Bắc bộ phổ biến ở mức thấp hơn so với TBNN từ 10 - 25%, riêng Lai Châu và Điện Biên ở mức xấp xỉ so với TBNN; Trung bộ phổ biến thấp hơn từ 15 - 30%; Tây nguyên và Nam bộ phổ biến ở xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ.
Xem nhanh 12h ngày 2.8: Bản tin thời sự toàn cảnh
Hàng loạt kỷ lục mưa lớn được thiết lập trong tháng 7 ở Nam Bộ Nhiều nơi ở Nam Bộ đã lập kỷ lục về lượng mưa cao nhất ngày cũng như tổng lượng mưa trong tháng so với cùng thời kỳ tháng 7. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, các tỉnh ở Tây Nguyên, Nam Bộ và Nam Trung Bộ vừa trải qua một tháng 7/2023 mưa lớn bất thường. Do ảnh...