Hai năm trải nghiệm ‘đắng’ với quốc gia đầu tiên biến Bitcoin thành đồng tiền chính thức
Người ta ước tính rằng dự trữ tiền điện tử của quốc gia này đã mất 37% giá trị.
Tổng thống El Salvador, Nayib Bukele tại buổi lễ phát động “Tuần lễ Bitcoin” ở Teotepeque vào tháng 11/2021. Ảnh: Reuters
Hai năm trước, El Salvador đã khiến cả thế giới choáng váng khi trở thành quốc gia đầu tiên biến Bitcoin thành đồng tiền chính thức. Các nhà báo từ khắp nơi trên thế giới đã tới quốc gia Trung Mỹ 6,3 triệu dân để ghi lại thực tế với loại tiền tệ mới. Ngày 7/9/2021, khi luật tiền điện tử mới có hiệu lực, quốc gia nhỏ bé này đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của toàn thế giới.
Sau đó, sự quan tâm đã giảm dần, nhưng thử nghiệm vẫn tiếp tục. Điều đáng quan tâm lúc này là đánh giá Luật Bitcoin – tên của dự án lập pháp làm cho tài sản kỹ thuật số này trở thành hợp pháp – đã thành công hay thất bại.
Nhưng chuyện không dễ dàng như vậy ở đất nước El Salvador của Tổng thống Nayib Bukele. Quyết định của đất nước biến Bitcoin thành đồng tiền chính thức rất khó “mổ xẻ” vì đây là một thử nghiệm không rõ ràng với một số mục tiêu khác nhau: hòa nhập tài chính, doanh thu cho kho bạc công và xây dựng danh tiếng của tổng thống.
Video đang HOT
Thử nghiệm bắt đầu bằng việc chính phủ của Tổng thống Bukele mua một số lượng Bitcoin. Số lượng chính xác Bitcoin mà El Salvador có trong dự trữ vẫn chưa được biết đến vì chính phủ không công khai hồ sơ.
Trang web nayibtracker.com ước tính rằng El Salvador đã mất 37% giá trị khoản đầu tư vào Bitcoin kể từ khi tiền điện tử bắt đầu giảm vào năm 2021. Con số đó tương đương với 45 triệu USD. Người ta ước tính rằng El Salvador hiện có số Bitcoin trị giá 76,5 triệu USD.
Khi giới thiệu loại tiền này cho người dân, các nhà quản lý dựa trên ý tưởng là nó sẽ được sử dụng trong tất cả các loại giao dịch: từ thức ăn đường phố đến mua bán bất động sản. Với mục tiêu này, chính phủ đã mở một ví kỹ thuật số có tên Chivo và trao cho mỗi người dân số Bitcoin tương đương 30 USD. Nhưng hàng trăm tài khoản Chivo đã bị hack và số tiền cùng với danh tính của chủ tài khoản đã bị đánh cắp. Điều này có lẽ khiến nhiều người ở El Salvador sợ hãi.
Bên cạnh đó, một trong những lợi ích của tiền điện tử là tốc độ gửi tiền từ nước ngoài. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, chỉ có 1,3% lượng kiều hối được chuyển bằng ví kỹ thuật số sử dụng tiền điện tử, theo dữ liệu gần đây nhất từ ngân hàng trung ương. Để so sánh, 4% số tiền gửi đến Mexico được thực hiện thông qua tiền điện tử.
Tuần trước, một công ty nghiên cứu đầu tư có tên Ark Invest đã gây sóng gió trên mạng xã hội khi công bố báo cáo cho biết, việc ứng dụng Bitcoin ở Argentina đã vượt qua El Salvador. Báo cáo cho biết: “Có thể hiểu được, người dân El Salvador thích giao dịch bằng USD hơn, đồng tiền này đã trở thành đồng tiền hợp pháp ở El Salvador vào năm 2001 và đã bảo vệ sức mua khỏi lạm phát – mất giá vốn đã tàn phá các quốc gia khác trong khu vực. Ngược lại, giá Bitcoin khá biến động trước những khó khăn ngày càng tăng khi El Salvador nỗ lực phát triển thành một hệ thống tiền tệ với tính thanh khoản ngày càng tăng và được áp dụng trên toàn cầu.”
Mónica Taher, phó chủ tịch của RocketFuel, một công ty xử lý thanh toán tiền điện tử toàn cầu cho biết: “Thông tin này rất có ý nghĩa”. Cho đến tháng 10/2022, bà Taher là giám đốc công nghệ và đổi mới của InvestSV, cơ quan xúc tiến kinh doanh của chính phủ Bukele. Bà giải thích, ngoài sự khác biệt về quy mô giữa Argentina và El Salvador, một nhóm công ty công nghệ đã phát triển một cách tự nhiên ở Argentina trong ít nhất hai thập kỷ và ngày nay là những công ty dẫn đầu ngành.
Trong thời gian làm việc trong chính phủ, bà Taher chịu trách nhiệm thu hút và hướng dẫn các công ty quan tâm đến hoạt động tại El Salvador. Cựu quan chức này nhớ lại: “Một loạt các công ty kéo đến – chúng tôi không biết phải làm gì với tất cả. Mọi người đều rất hào hứng, đặc biệt là năm đầu tiên, và thật tuyệt khi thấy một kiểu di cư ngược: không phải người Salvador di cư đến Mỹ, mà giờ đây chính là người nước ngoài từ mọi quốc gia trên thế giới quyết định chuyển đi.”
Nhận thấy sự quan tâm của các công ty ở El Salvador, Cộng hòa Trung Phi cũng đã tuyên bố vào tháng 4/2022 rằng họ sẽ biến Bitcoin và các loại tiền điện tử khác trở thành hợp pháp. Nhưng thử nghiệm của họ đã thất bại và chưa đầy một năm sau, Quốc hội đã đảo ngược luật này.
Người biểu tình phản đối Bitcoi là El Salvador vào 1/6/2023. Ảnh: Getty Images
Bà Taher cho biết: “Đối với tôi, mục tiêu của việc sử dụng bitcoin ở El Salvador là tăng cường tự do kinh tế của người dân để không có người trung gian và trong đó trao quyền cho phụ nữ kiểm soát tài chính của chính họ”. Nhưng “nếu không có quy trình hướng dẫn mạch lạc, việc áp dụng đại trà ở nước này sẽ mất nhiều thời gian”, bà cảnh báo.
Vài tháng trước, chính phủ Tổng thống Bukele đã cấp cho Bitfinix – một công ty được thành lập tại Hồng Kông vào năm 2012 – giấy phép đầu tiên của đất nước đối với các tài sản kỹ thuật số, chẳng hạn như cổ phiếu và trái phiếu. Bitfinix và công ty chị em của nó, Thether, đã phải ngừng hoạt động ở New York vào tháng 2/2021, khi Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp New York tuyên bố rằng họ “che đậy một cách liều lĩnh và bất hợp pháp” khoản lỗ 850 triệu USD. Vài tháng sau, các nhà quản lý Mỹ đã phạt Tether Holdings 41 triệu USD vì đưa ra những tuyên bố sai sự thật hoặc gây hiểu lầm bằng cách tuyên bố rằng các token của họ là một loại tiền ổn định, với giá trị được gắn với một loại tiền tệ định danh.
Trong khi đó, Andrés Engler, một nhà báo chuyên về tiền điện tử và là cựu biên tập viên khu vực Mỹ Latinh của trang web tiền điện tử Coindesk, cho biết, việc chuyển sang bitcoin là một thành công không thể phủ nhận đối với El Salvador. Ông nói: “Về mặt báo chí, nó đã đưa Tổng thống Bukele lên hàng đầu các tiêu đề truyền thông. Đó là điều không thể chối cãi. Đối với ngành công nghiệp tiền điện tử, El Salvador ngày nay là một người chơi mạnh mẽ. Nếu bạn hỏi bất kỳ ai trong ngành về El Salvador, họ sẽ nhận ra và có thể sẽ gọi ngay tên Bukele. Từ quan điểm đó, nó dường như đã có hiệu quả.”
Tổng thống El Salvador tuyên bố tái tranh cử
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Mỹ Latinh, Tổng thống El Salvador Nayib Bukele vừa tuyên bố tái tranh cử nhiệm kỳ 2 vào năm 2024, bất chấp quyết định này đi ngược lại quy định hiện hành trong Hiến pháp của quốc gia Trung Mỹ.
Tổng thống El Salvador Nayib Bukele. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông điệp toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 201 năm Quốc khánh nước Cộng hòa El Salvador (15/9/1821 - 15/9/2022), Tổng thống Bukele khẳng định việc tiếp tục nắm quyền sẽ cho phép ông duy trì những nỗ lực cải cách của chính quyền hiện tại. Bên cạnh đó, Tổng thống Bukele cũng bảo vệ các chính sách chống bạo lực băng đảng, đồng thời chỉ trích các cường quốc can thiệp vào công việc nội bộ của El Salvador.
Hiến pháp El Salvador cấm các tổng thống tái tranh cử, tuy nhiên, ông Bukele có thể đi ngược lại quy định hiện hành nếu đề xuất cải cách Hiến pháp - do một đội ngũ nằm dưới quyền lãnh đạo của Phó Tổng thống Félix Ulloa đưa ra - được thông qua, trong đó cho phép Tổng thống được tham gia tranh cử lần hai và người dân sẽ có tiếng nói quyết định trong cuộc bầu cử. Đề xuất này rất có khả năng sẽ được Quốc hội El Salvador chấp thuận, do đảng cầm quyền Nuevas Ideas (Ý tưởng mới) của Tổng thống Bukele hiện chiếm đa số ghế trong cơ quan lập pháp.
Ông Bukele, 41 tuổi, nhậm chức Tổng thống El Salvador vào ngày 1/6/2019 và từ đó đến nay luôn duy trì mức độ ủng hộ ở mức không dưới 80%.
El Salvador tiếp tục mua bitcoin El Salvador vừa mua thêm 80 bitcoin với giá 1,5 triệu USD, trong lúc giá trị của đồng tiền số phổ biến nhất đã tuột dốc trong năm nay. Đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin. Ảnh: AFP/TTXVN Ngày 30/6 vừa qua, Tổng thống Nayib Bukele đã thông báo bằng tiếng Anh trên mạng xã hội: "El Salvador đã mua 80 #BTC (bitcoin) với...