Hai năm làm đủ cách mà vợ chẳng chịu ra tòa ly hôn
Tôi là tác giả bài viết “Mỗi lần cãi nhau, vợ cắt sạch quần áo của tôi” cách đây gần hai năm. Tôi làm đủ cách mà vợ vẫn chưa chịu ly hôn.
ảnh minh họa
Trước hết, xin chân thành cám ơn mọi người đã dành thời gian chia sẻ và cho tôi những lời khuyên hữu ích, tôi cũng đã cố gắng thực hiện theo những lời khuyên đó nhưng mọi việc không như mong đợi.
Như mọi người đã biết vợ tôi là người thế nào và lý do chúng tôi ly hôn cũng vì không hợp nhau, không thấy vui vẻ gì khi ở chung nhà. Tuy nhiên, sau bốn năm sống ly thân (tôi thuê nhà trọ sống nhưng vẫn chu cấp cho con đầy đủ) và gần hai năm nay năn nỉ cô ấy ly dị mà mọi thứ dường như là “như chưa bắt đầu”.
Có thể một số độc giả không tin nhưng tôi luôn cố gắng không làm tổn thương mối quan hệ này sau hôn nhân vì tôi quan điểm rằng dù không còn tình cũng còn nghĩa, với lại chúng tôi chỉ vì không hợp nhau nên mới ly hôn chứ cũng không phải lý do nào khác. Ngoài ra, tôi luôn tâm niệm rằng không duyên không nợ thì thôi, sống để có thể giúp đỡ nhau được gì thì giúp, vì thế tôi không làm bất kỳ điều gì để cả hai không thể nhìn mặt nhau sau ly hôn.
Với suy nghĩ này của mình, gần hai năm nay tôi cứ năn nỉ, giải thích, nhỏ nhẹ để cô ấy chấp thuận ly hôn. Ban đầu cô ấy tỏ vẻ hợp tác nhưng sau này tôi mới ngẫm ra cô ấy “chơi” tôi. Lúc đầu bảo đồng ý ly hôn nhưng đi lên phường giải quyết vì có người quen giúp, tôi biết cơ quan giải quyết ly hôn là tòa chứ không phải phường nhưng thấy cô ấy đồng ý tôi nghĩ thêm một bước cũng không sao. Sau lần lên phường, lẽ dĩ nhiên không giải quyết được gì, cô ấy bảo bận đợi vài tháng nữa lên tòa.
Vài tháng sau, cô ấy bảo mẹ bệnh không ai chăm sóc, đợi vài tháng nữa để mẹ hết bệnh. Vài tháng tiếp cô ấy bảo mới vô làm nên không xin phép nghỉ để đi lên tòa được (mặc dù cô ấy sau đó đã nghỉ và đi chơi bốn ngày), thôi ráng đợi thời gian nữa để sắp xếp. Tôi cố gắng đợi vì không muốn chuyện của mình mà công việc cô ấy bị ảnh hưởng, dù sao đó cũng là miếng cơm của người ta, rồi có khi cô ấy lại bảo là đạo của cô ấy không cho phép ly hôn, để về xin phép mẹ đã. Vài tháng cô ấy lại có một lý do. Đến giờ tôi thực sự chịu không được sự chờ đợi này, quyết định ly hôn đơn phương nhưng khi cô ấy biết tôi làm thế đã giấu tất cả các giấy tờ gốc để tôi không nộp đơn được.
Tuy nhiên, một số người bạn của tôi khuyên sao chụp các tài liệu tại những cơ quan đã cấp các giấy phép đó rồi nộp cho tòa là được. Tôi cũng thực hiện hết nhưng tòa không chịu nhận vì cho rằng không có bản gốc. Sau đó, tôi giải thích với tòa và được tòa giúp bằng cách gửi thư mời cô ấy lên tòa để cung cấp các giấy tờ gốc bổ sung hồ sơ nhưng cô ấy vẫn không đả động gì. Tôi sang nhà để gặp cô ấy và hỏi có nhận được thư mời của tòa không (tòa gửi rất nhiều lần), cô ấy nói thế này: Có nhận được nhưng không rảnh để giúp, anh muốn gì kêu ba mẹ anh lên đây nói chuyện với tôi (ba mẹ tôi sống dưới quê).
Tôi biết ba mẹ thương con, có lên gặp cô ấy thì với tư cách là người lớn và người trung gian ba mẹ tôi chỉ khuyên giải chứ không ép buộc hay cấm đoán gì. Hoặc dù cô ấy có đồng ý ly hôn trước mặt ba mẹ tôi thì tôi cũng không đảm bảo rằng cô ấy thực hiện lời hứa đó vì chắc gì cô ấy đã “rảnh”, hai năm nay vẫn là thế mà.
Video đang HOT
Tôi thực sự không ngờ được con người mình từng cưới lại ăn nói xấc xược như vậy, thậm chí còn không coi tòa án ra gì. Không lẽ ngay cả pháp luật cũng không làm gì được cô ấy. Không lẽ cuộc sống của tôi cứ lệ thuộc vào cảm xúc của cô ấy và vào cái sự “rảnh” kia. Mong mọi người cho tôi lời khuyên hoặc cách xử lý vấn đề. Tôi thực sự không thể chịu đựng nổi con người này. Xin chân thành cảm ơn mọi người.
Theo VNE
Tôi còn mặt mũi nào mà trở về?
Tôi đã bất chấp tất cả để chạy theo tiếng gọi của con tim, bây giờ bị hắt hủi, tôi còn mặt mũi nào mà trở về?
3 năm trước, khi tôi bỏ nhà theo Quân, tôi 21 tuổi. Bây giờ tôi sắp sửa rời bỏ căn phòng trọ mà mình đã tá túc 3 năm qua. Điều khác biệt là bây giờ tôi trắng tay...
Tôi nhớ khi đó cha tôi đã nhốt tôi vào phòng và khóa chặt cửa lại. Cha nói thà tôi hận cha, ghét cha còn hơn là để tôi rơi vào tay một kẻ không ra gì. Khi đó, trong suy nghĩ của tôi, cha là kẻ đáng căm ghét nhất trên thế gian này vì ông đã quyết liệt ngăn cản tình yêu tươi đẹp của tôi.
Tôi gặp Quân khi đang là sinh viên năm thứ ba. Lần đó Quân về trường tôi nói chuyện về lý tưởng; về thanh niên lập thân, lập nghiệp; về những phương cách để một người trẻ tuổi có thể vươn lên làm giàu...
Thật ra những thứ ấy đối với tôi không cần thiết bởi tôi đã được cha mẹ bảo bọc trong nhung lụa từ bé. Tôi lớn lên và mặc nhiên thụ hưởng sự giàu sang, phú quý như thể tất cả những thứ đó đã được dành sẵn cho mình. Cho tới khi tôi gặp Quân thì chưa từng có người đàn ông nào cuốn hút tôi như vậy.
Ấy thế mà cha tôi chỉ mới tiếp xúc với Quân lần đầu đã phán: "Thằng này thuộc dạng đĩ đực". Tôi giãy nảy như đĩa phải vôi: "Sao cha lại nói kỳ vậy? Cha mới gặp ảnh có một lần mà sao lại dám nhận xét như thể đã biết người ta từ lâu vậy? Cha thật là...".
Tôi không dám kể lại với Quân vì tôi sợ anh buồn. Tôi đã "lậm" Quân đến nỗi khi ăn, khi ngủ, khi học, khi chơi... tôi đều thấy hình ảnh anh lởn vởn trong đầu. Một người đàn ông nho nhã, học cao hiểu rộng, nói chuyện có duyên như thế tất nhiên phải có nhiều cô gái theo đuổi; cha phải tự hào vì con gái đã lọt vào mắt xanh của người ta chứ sao lại nhục mạ, xem thường như vậy?
Tôi răm rắp nghe lời anh. Thời gian đó, tôi ở nhà nấu cơm, chờ đợi buổi tối anh về ăn cùng. Có đêm anh ở lại, cũng có đêm anh về. (ảnh minh họa)
Tôi còn chưa hết bực mình vì những lời nói của cha thì ông đã đích thân tìm gặp Quân. Tuy anh không kể lại tất cả nội dung cuộc đối thoại của hai người nhưng nhìn vẻ mặt, nghe cách nói của anh tôi biết anh đã bị tổn thương rất nặng nề. Vì thế tôi càng yêu anh hơn. Chính vì tình yêu ấy mà tôi đã dám lớn tiếng cãi lại cha: "Cha mẹ không đồng ý, con cũng sẽ lấy anh ấy. Con không cần tài sản của cha mẹ, con có thể tự lo cho mình...". Cha tôi nói: "Con nít biết gì... Người lớn nói không nghe, sau này hối hận không kịp nghe con".
Chuyện chưa kết thúc ở đó. Khi tôi trốn nhà đi Vũng Tàu với Quân thì cha tôi nổi cơn thịnh nộ. Ông gầm lên: "Thiệt hết biết con với cái, không coi mặt mũi gia đình ra gì nữa!". Nói rồi ông sai người tài xế lôi tôi vào phòng nhốt lại.
Tôi cũng đâu có vừa. Tôi tuyệt thực. Tất cả đồ ăn thức uống chị giúp việc mang vào, tôi không rớ một tí gì. Đến ngày thứ ba thì mẹ tôi phải lén ba để vào năn nỉ tôi. Mẹ hứa: "Con cứ để từ từ mẹ thuyết phục ổng. Tính ba con nóng nảy nhưng rất thương con cái. Con đừng dại dột...".
Tôi nghe lời mẹ, ăn uống trở lại. Nhưng cha tôi vẫn không cho tôi ra khỏi phòng. Uất ức quá, tôi gom đồ đạc, lừa lúc chị giúp việc vào phòng dọn dẹp, cọ rửa nhà tắm, tôi lẻn ra ngoài và đi luôn. Tôi hả hê với suy nghĩ, cha tôi sẽ nếm đòn đau với suy nghĩ sĩ diện hảo của ông.
Tôi chạy đến với Quân. Anh ôm tôi vào lòng hôn hít, an ủi, động viên và hứa sẽ bảo bọc tôi suốt đời. Ngay sau đó, anh thuê cho tôi một căn phòng trong một con hẻm nhỏ ở quận quận 8 để trốn tránh sự truy đuổi của gia đình. Anh nói: "Tạm thời em phải nghỉ học một thời gian, để mọi việc tạm yên rồi tính tiếp".
Tôi răm rắp nghe lời anh. Thời gian đó, tôi ở nhà nấu cơm, chờ đợi buổi tối anh về ăn cùng. Có đêm anh ở lại, cũng có đêm anh về. Tôi bảo: "Anh ở lại đây luôn với em đi, ở một mình em sợ lắm". Nhưng Quân bảo anh còn nhiều việc phải làm, với lại nếu ở chung nhà lỡ cha tôi bắt gặp thì sẽ ảnh hưởng đến công việc làm ăn của anh.
Dù gì thì Quân cũng là một người có tên tuổi, ít nhất là trong suy nghĩ của tôi. Thế nên nhất nhất mọi lời nói của anh tôi đều răm rắp nghe theo. Thậm chí, anh không cho tôi đọc báo, nghe đài vì sợ tôi thấy tin nhắn của gia đình rồi không cầm lòng được mà quay về, tôi cũng nghe lời.
Ít ra thì tôi cũng còn chút may mắn vì còn có người động viên, an ủi trong lúc này. (ảnh minh họa)
Tôi như sống giữa hoang đảo. Người quen duy nhất của tôi có lẽ là cô bé bán hàng vẫn đẩy xe ngang mỗi sáng. Tôi mua cá, thịt, rau củ; nếu cần thêm gì thì dặn, hôm sau cô bé sẽ mang đến.
Sau này khi Quân nói rằng muốn trả tôi về cho cha mẹ tôi thì tôi mới giật mình: Tại sao trong một thời gian dài, tôi lại u mê như vậy. Mọi chuyện cãi cọ của chúng tôi bắt đầu khi Quân không thường xuyên đến thăm tôi nữa. Tôi thắc mắc thì anh bảo là bận việc. Không chịu nổi, tôi quyết định rời khỏi nơi trú ẩn để theo dõi Quân và phát hiện anh đã có một người con gái khác.
Khi tôi tỏ thái độ ghen tuông thì Quân xuống nước năn nỉ nói rằng đó chỉ là quan hệ công việc. Cô ta cũng là một diễn giả giống như Quân. Họ chỉ là cộng sự của nhau chứ không có gì đặc biệt.
Quân nói và tôi lại tin. Vốn dĩ anh là diễn giả nên sức thuyết phục không chỉ là lời nói mà nó toát ra từ tất cả những gì có trên cơ thể anh. Mọi chuyện nhùng nhằng như vậy cho đến lúc tôi giật mình hoảng sợ khi thấy số tiền và vòng vàng nữ trang tôi mang theo đã hết. Khi tôi nói điều đó thì Quân im lặng. Sau đó anh đề nghị tôi nên trở về nhà xin lỗi ba mẹ.
Tôi điếng hồn. Tôi còn mặt mũi nào mà trở về? Thoạt đầu cứ tưởng Quân nói đùa. Nhưng không, đó là sự thật. Tôi đã bị vứt đi như quả chanh khi người ta đã vắt hết nước. Nhưng tôi còn mặt mũi nào để quay về? Tôi cũng không thể ở lại căn phòng trọ bởi sớm muộn gì người ta cũng tống cổ tôi ra đường vì không trả tiền nhà.
Tôi đã lang thang cả tháng nay, lúc thì ở bệnh viện, lúc ở chùa; cuối cùng có một chỗ bán hủ tiếu nhận tôi vào bưng bê. Tôi rất sợ có ai đó phát hiện ra mình nên lúc nào cũng sùm sụp chiếc nón kết trên đầu khiến chị chủ quán bực mình giật lấy vứt đi. Đến lúc đó tôi mới òa khóc và kể cho chị nghe chuyện của mình.
Ít ra thì tôi cũng còn chút may mắn vì còn có người động viên, an ủi trong lúc này. Sau khi dò hỏi, biết những chuyện tôi kể là thật, chị bảo: "Thôi, cứ ở tạm đây với chị một thời gian rồi tính đường về nhà. Cha mẹ có giận con cách mấy thì cũng không thể bỏ con. Tin chị đi".
Tôi tin chị nhưng tôi còn mặt mũi nào mà trở về?
Theo VNE
"Mặc áo vào đi em!" Vì tôi không thích loại phụ nữ dễ dãi, tự nguyện cởi áo cởi quần trước mặt tôi. Nếu có thể làm điều đó thì hãy để chính tay tôi làm. Cách nói này có thể sẽ hơi bất lịch sự với em, nhưng đó là những gì tôi yêu cầu ở người phụ nữcủa tôi. Tôi và em quen nhau mới có...