Hai miền Triều Tiên tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế
Hàn Quốc và Triều Tiên đã tăng cường các nỗ lực ngoại giao nhằm tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế đối với lập trường và lợi ích của mỗi bên, trong bối cảnh tình hình căng thẳng đang leo thang trên Bán đảo Triều Tiên.
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc cho biết tiếp sau vụ đấu pháo qua biên giới ngày 20/8 và việc Triều Tiên đòi Hàn Quốc ngừng các buổi phát thanh chống Bình Nhưỡng trước 17 giờ ngày 22/8, cả Hàn Quốc và Triều Tiên đã tăng cường các nỗ lực ngoại giao nhằm tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế đối với lập trường và lợi ích của mỗi bên trong bối cảnh tình hình căng thẳng đang leo thang trên Bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye ngày 21/8 chủ trì cuộc họp khẩn của Hội đồng An ninh quốc gia – NSC. (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo hãng tin trên, Hàn Quốc đã tham vấn Mỹ và các đối tác quan trọng khác. Các quan chức của Chính phủ Hàn Quốc đã giải thích các chi tiết của vụ đấu pháo trên với các bên đối tác và Liên hợp quốc, thảo luận các biện pháp phối hợp nhằm ngăn chặn các hành động quân sự tiếp theo của Triều Tiên.
Trước đó, Đặc phái viên của Hàn Quốc về vòng đàm phán 6 bên, Hwang Joon-kook, ngày 20/8 đã điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vũ Đại Vĩ để thảo luận về các biện pháp đối phó chung với tình hình. Một quan chức của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc dẫn lời ông Vũ Đại Vĩ nói Trung Quốc đang đóng một “vai trò tích cực” đối với việc giải quyết tình hình hiện nay và sẽ tiếp tục những nỗ lực này.
Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Yun Byung-se đã rút ngắn chuyến thăm Costa Rica và dự kiến sẽ trở về nước vào ngày 23/8.
Về phần mình, Triều Tiên cũng sử dụng kênh ngoại giao và đại diện của mình tại các nước đối tác chủ chốt để bác bỏ những lời cáo buộc rằng họ đã châm ngòi cho cuộc đấu pháo, đồng thời cáo buộc Hàn Quốc gây ra tình hình căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên.
Các đại sứ và quan chức cao cấp của Triều Tiên tại Bắc Kinh (Trung Quốc), Moskva (Nga) và Liên hợp quốc đã tổ chức nhiều cuộc họp báo về tình hình hiện nay trước khi Hội đồng Bảo an có bất kỳ động thái nào liên quan đến các diễn biến trên Bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên cũng đã đề nghị Hội đồng Bảo an triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về việc Hàn Quốc tiến hành các buổi phát thanh tuyên truyền chống Triều Tiên cũng như các cuộc tập trận quân sự chung Hàn – Mỹ.
Các chính đảng Hàn Quốc hối thúc Triều Tiên ngừng hành động quân sự
Ngày 22/8, các chính đảng cầm quyền và đối lập ở Hàn Quốc đã hối thúc Triều Tiên ngừng ngay mọi hành động có thể làm gia tăng tình trạng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên sau vụ hai miền đấu pháo qua biên giới ngày 20/8.
Tiền đồn quân sự Hàn Quốc (phía dưới) và Triều Tiên (phía trên) được nhìn từ thành phố biên giới Paju ngày 21/8. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Video đang HOT
Chủ tịch đảng Saenuri cầm quyền Kim Moo-sung và lãnh đạo đảng này tại Quốc hội Won Yoo-chul đã cùng với những người đồng cấp Moon Jae-in và Lee Jong-kul của đảng Liên minh chính trị mới vì dân chủ đối lập đưa ra lời kêu gọi trên trong một tuyên bố chung tại cuộc họp bàn về tình hình căng thẳng hiện nay. Lãnh đạo các đảng cũng kêu gọi chính quyền hai miền Triều Tiên tiến hành một cuộc đối thoại nhằm giải quyết tình trạng căng thẳng này một cách hòa bình.
Tuyên bố chung có đoạn viết: “Chính phủ cần giải quyết tình hình một cách vững chắc và hòa bình. Giới chính trị cam kết sẽ ngừng mọi xung đột chính trị, đối phó với tình hình theo cách không phân biệt đảng phái và tin tưởng vào khả năng đảm bảo an ninh quốc gia và an toàn cho người dân của quân đội”.
Ông Kim cũng dự kiến sẽ có cuộc họp với các quan chức hàng đầu của đảng Saenuri vào cuối ngày 22/8 để thảo luận những diễn biến mới nhất của tình hình. Trong khi đó, đảng đối lập cho biết các quan chức hàng đầu của họ cũng đang sẵn sàng ứng phó nhanh với những hành động quân sự mà Triều Tiên có thể thực hiện.
Ngày 20/8 vừa qua, Triều Tiên đã đe dọa tiến hành “hành động quân sự mạnh mẽ” nếu Hàn Quốc không cho ngừng các buổi phát thanh tuyên truyền chống Bình Nhưỡng qua hệ thống loa phóng thanh dọc theo biên giới và dỡ bỏ các thiết bị chiến tranh tâm lý này trước thời hạn chót là 17h00 ngày 22/8. Trong khi đó, phía Hàn Quốc tuyên bố sẽ tiếp tục các buổi phát thanh này.
Theo (TTXVN)
baotintuc.vn
Pháo binh Nga gầm thét, đáp trả tập trận Mỹ-NATO
Đáp trả lại các hành động quân sự của Mỹ-NATO, quân đội Nga đã tổ chức các cuộc tập trận hỏa lực cực lớn thuộc địa bàn Quân khu phía nam.
Lực lượng pháo binh Nga tổ chức tập trận cực lớn
Nga đã tổ chức cuộc tập trận hỏa lực cực lớn với sự tham gia của lực lượng pháo binh Quân khu phía Nam, từ 17/8 đến 18/9. Cuộc tập trận sẽ huy động 9.000 quân nhân và 3.000 đơn vị vũ khí, thực hiện hơn 1.000 nhiệm vụ hỏa lực, trong đó có 900 hoạt động bắn pháo.
Quan sát viên Aleksandr Khrolenko của Hãng thông tấn quốc tế "Rossiya Segodnya" nhận định, trên nền bối cảnh bất ổn ở Ukraine và "cơn thần kinh" chống Nga ở Tây Âu, cùng với sự tham gia của NATO vào cuộc tập trận ở Nam Kavkaz, cuộc xuất quân của pháo binh Quân khu phía Nam có vẻ đúng lúc.
Vị chuyên gia này nhận định, hiện nay đội ngũ pháo binh Nga đang chuyển từ hành động chiến đấu "có tiếp xúc" sang "phi tiếp xúc" nhờ những hình thức phối hợp trinh sát-hỏa lực và điện tử-hỏa lực để triệt hạ các mục tiêu của đối phương cả ở tuyến đầu lẫn hậu phương.
Đà phát triển khả năng chiến đấu của binh chủng pháo binh Nga được tiếp nối nhờ các vũ khí có độ chính xác cao, hiệu suất mạnh của đạn dược và hỏa lực tự động hóa. Pháo binh giáng đòn từ cự ly xa, trên bình diện mặt trận trải rộng và độ sâu đáng kể.
Hệ thống pháo phản lực 9K58 Smerch của Nga
Trong quá trình diễn ra hội thao, lực lượng pháo binh sẽ thực hành kỹ năng phóng hỏa lực từ các hệ thống pháo phản lực nhiều nòng như "Grad-M", "Tornado-G", "Uragan", "Smerch", pháo tự hành "Akatsya" 152-mm, "Msta-S", tổ hợp tên lửa chống tăng "Sturm-S", súng cối 120-mmn "Podnos" và "Sani", vào những mục tiêu đơn lẻ và nhóm mục tiêu, ở các tầm xa khác nhau.
Hệ thống pháo phản lực mới "Tornado-G" có hiệu suất chiến đấu vượt hơn gấp 3 lần so với hệ thống trước nó là "Grad", trong khi chỉ cần thời gian ngắn hơn một nửa để chuyển sang tư thế sẵn sàng chiến đấu, mỗi loạt đạn của nó có sức mạnh "thổi bay" các mục tiêu trên địa bàn diện tích khoảng 1 hec-ta.
Các đơn vị chống tăng của lục quân Nga sở hữu tổ hợp tên lửa mới hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết mang tên "Khrizantema-S". Tổ hợp này có khả năng xuyên thủng lớp thiết giáp bảo vệ của mọi loại xe tăng hiện đại.
So với các mẫu "tiền bối", lựu pháo tự hành đã hiện đại hóa "Msta-SM" 152-mm có vận tốc bắn nhanh hơn gấp 6 lần, cho phép thực hiện chế độ phóng hỏa lực tấn công cực nhanh.
Hệ thống pháo phản lực mới "Tornado-G"
Với sự phát triển phương pháp hỏa lực tầm xa hủy diệt đối phương, pháo binh còn tích cực sử dụng các máy bay trinh sát không người lái "Orlan", "Zastava", "Granat" và "Leer", tạo điều kiện cho các xạ thủ xác định tọa độ mục tiêu chính xác hơn và nhanh chóng điều chỉnh hỏa lực đạt kết quả cao nhất.
Nga tăng cường tập trận đáp trả hành động quân sự Mỹ-NATO
Ngoài cuộc tập trận của lực lượng pháo binh quân khu phía Nam, nằm trong lãnh thổ Liên bang, cuộc thao luyện của các căn cứ pháo binh trong biên chế của Quân khu này cũng đang diễn ra trên các thao trường bên ngoài đất nước như vùng Nam Ossetia và Armenia.
Nét đặc thù của tập dượt pháo binh phối hợp là giải quyết những nhiệm vụ chung và thực hành tương tác hiệp đồng của các bộ phận xạ kích cơ giới, xe tăng, đơn vị nhảy dù-đổ bộ và thủy quân lục chiến.
Hiện nay, những cuộc tập dượt thao diễn chung có tính chất tương tự được Bộ quốc phòng Nga tổ chức thường niên tại tất cả các Quân khu.
Sắp tới, từ ngày 24 đến 28-8-2015, Nga sẽ đăng cai tổ chức cuộc tập trận chung của Lực lượng phản ứng nhanh thuộc Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO), với sự tham gia của các thành viên CSTO là Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan.
Tập thể lực lượng phản ứng nhanh của CSTO được thành lập vào năm 2009, với quân số 22.000 người.Các đại diện quân đội toàn thể những nước này sẽ tham gia cuộc thao diễn quân sự mang tên "Tương tác-2015" (Interaction-2015), huy động hơn 2.000 quân nhân và 200 đơn vị thiết bị quân sự.
Tham gia vào cuộc thao diễn quân sự chung này có nhóm quân nhỏ nhất gồm một trung đội đổ bộ là của Tajikistan, lực lượng tham gia đông nhất là hai tiểu đoàn binh sĩ Nga, với khoảng một nghìn quân. Ngoài ra, Nga còn huy động hơn 40 phi cơ và trực thăng tham dự vào cuộc tập trận chung.
Ông Khrolenko nhấn mạnh, bối cảnh thực tế hiện nay khẳng định sự cần thiết tiến hành những hội thao quân sự như vậy.
Mới đây, viện cớ "ngăn chặn cuộc xâm lăng của Nga", Hoa Kỳ đã gửi xe tăng và pháo cho đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ ở Bulgaria để "kiềm chế Nga" trong khuôn khổ cái gọi là "Sáng kiến bảo đảm an ninh châu Âu". Ít nhất có 4 xe tăng "Abrams" và 3 dàn pháo tự hành đã lên đường tới nước này.
Trung tâm chỉ huy diễn tập "Trident Juncture 2015" của NATO ở Zaragoza của Tây Ban Nha
Ngoài ra, chính phủ nước này đã buộc phải đưa một số sửa đổi vào Luật về Các lực lượng vũ trang Bulgaria, để hợp pháp hóa việc thành lập một trung tâm điều phối hoạt động của NATO, nhằm phối hợp hành động của các lực lượng phản ứng nhanh của Khối đồng minh quân sự này.
NATO cũng đang xây dựng một Trung tâm chỉ huy cực lớn tại thành phố Zaragoza của Tây Ban Nha để làm nơi ở cho hơn 650 nhân viên chỉ huy và kiểm soát, nhằm chuẩn bị cho cuộc tập trận chung lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua, mang tên "Trident Juncture 2015".
Cuộc tập trận lớn nhất trong thập kỷ qua của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 9 tới, quy tụ khoảng 36.000 binh lính đến từ hơn 30 quốc gia thành viên NATO và các quốc gia đối tác Australia, Auslia, Bosnia và Herzegovina, Phần Lan, Macedonia, Thụy Điển và Ukraine.
Khu vực tập trận trên bộ trải dài khắp các khu vực miền nam và miền trung châu Âu, trên lãnh thổ của Tây Ban Nha, Italy, Bồ Đào Nha. Khu vực tập trận trên biển sẽ diễn ra trên tại vùng biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải.
Theo Thiên Nam
Đất Việt
Tổng thống Putin: Nga không mặc cả với chủ quyền quốc gia! Tổng thống V. Putin khẳng định, Nga sẽ không mặc cả với chủ quyền quốc gia và không một ai có thể buộc Nga thay đổi theo khuôn mẫu nào khác. Nga không mặc cả với chủ quyền quốc gia Tại Moscow ngày 03-7 đã diễn ra cuộc họp của Hội đồng An ninh Nga. Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thống...