Hai mẹ con sản phụ được cứu khỏi “bàn tay thần chết” trong gang tấc
Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM vừa cứu sống một sản phụ mang thai 33 tuần bị bóc tách động mạch chủ đứng trước nguy cơ bị vỡ mạch máu.
Sản phụ N.T.Đ, 33 tuổi, ngụ quận 7, TPHCM khi đi khám thai định kỳ ở Bệnh viện Từ Dũ thì các bác sĩ nghi ngờ chị bị bệnh lý động mạch chủ cấp tính nên đề nghị chuyển viện sang Bệnh viện Đại học Y Dược.
Ekip phẫu thuật tim tỉ mỉ phẫu thuật cứu sống sản phụ.
Tại đây, các bác sĩ phát hiện sản phụ bị rách động mạch chủ, nguy cơ vỡ mạch máu dẫn đến tử vong nhanh chóng. Cùng với đó là tình trạng ở thai kỳ 33 tuần 5 ngày chậm tăng trưởng. Các bác sĩ yêu cầu người bệnh nhập viện gấp vì tình trạng bệnh rất nguy hiểm.
Bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến tính mạng cả mẹ lẫn con nên vấn đề đặt ra cho đội ngũ các bác sĩ là mổ tim trước hay mổ lấy thai trước. Vì thai nhi là thai non 33 tuần và hiện đang trong tình trạng suy dinh dưỡng, khó có thể thích nghi với môi trường bên ngoài. Nếu lấy thai sớm, động mạch chủ của người mẹ đang ở trong tình trạng nguy cấp, trong lúc phẫu thuật lấy thai có thể xảy ra rất nhiều rủi ro.
Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Nhật Thăng – Trưởng khoa Phụ sản cho biết, đây không phải là một trường hợp thay van tim bình thường mà phải thay toàn bộ van quan trọng nhất liên quan đến sự sống còn của bệnh nhân, phải đưa máu ra chạy trên hệ thống nhân tạo bên ngoài rất lâu sẽ khiến cho tính mạng thai nguy kịch.
“Việc bắt con như vậy trong quá trình mổ lấy thai thì hoàn toàn có thể làm cho vỡ các túi phình ra, đồng thời những thay đổi sau khi em bé mới ra khỏi thì tử cung co rúm lại, bánh nhau ra và những thai đổi mạch máu từ chân trở về đột ngột lên tim hoàn toàn làm cho người mẹ suy sụp tuần hoàn”, bác sĩ Thăng nói.
Sau đó, ê-kíp khoa Phụ sản thực hiện mổ lấy thai cho sản phụ tại phòng mổ tim, bên cạnh là ê-kíp mổ tim sẵn sàng thực hiện phẫu thuật tim bất cứ lúc nào. Các bác sĩ thực hiện mổ ngang đoạn dưới tử cung lấy thai, thắt động mạch tử cung 2 bên dự phòng.
Video đang HOT
May mắn quá trình mổ lấy thai diễn ra thuận lợi, một bé gái khỏe mạnh nặng 1,8kg ra đời, được chuyển đến nằm phòng dưỡng nhi. Sau một ngày nghỉ ngơi, các bác sĩ tiếp tục mổ tim, thực hiện thay gốc động mạch chủ, đặt stent graft động mạch chủ ngực cho người mẹ. Ca phẫu thuật đã thành công trong sự hân hoan của đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế./.
Kim Dung/VOV – TP HCM
Bác sĩ sản khoa giải đáp tất tần tật về mũi tiêm gây tê ngoài màng cứng
Nhiều sản phụ khi đi đẻ dù có đau đớn đến "chết đi sống lại" cũng không chịu gây tê ngoài màng cứng vì nghe nhiều đồn đoán rằng sau này sẽ bị đau lưng, gây tê kiểu này không tốt cho sức khỏe. Hãy nghe lười giải đáp từ chính bác sĩ sản khoa.
Nhiều sản phụ dù đau đẻ như "chết đi, sống lại" vẫn không dám dùng mũi gây tê ngoài màng cứng. Hình minh họa.
Theo Thạc sĩ - Bác sĩ CKII Trần Ngọc Đính, Trưởng khoa Dịch vụ D5, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, đau đẻ thường không quá khó chịu khi mới bắt đầu chuyển dạ nhưng sẽ thường tồi tệ hơn vào thời điểm cuối. Đây là nỗi sợ hãi của bất cứ sản phụ nào. Tuy nhiên, không ít sản phụ từ chối giảm đau khi sinh con bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng vì chưa hiểu đúng về nó, cộng thêm sự truyền miệng từ các mẹ khác.
Mới đây, BS Đính có gặp một ca bệnh khá đặc biệt. Sản phụ sợ đau đẻ nhưng dù hộ sinh giải thích thế nào vợ chồng chị vẫn không chịu dùng giảm đau. Lý do chị sợ đau lưng về sau.
Thạc sĩ - Bác sĩ CKII Trần Ngọc Đính ,Trưởng khoa Dịch vụ D5, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sau khi hoàn một ca đỡ đẻ cho một sản phụ.
Đích thân bác sĩ Đính đã dành thời gian thuyết phục sản phụ dùng giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng. Bởi sự tiến bộ của y học hoàn toàn có thể giúp chị không quá đau đớn trong quá trình chuyển dạ sinh con. Sau một hồi thuyết phục dựa trên kiến thức và cơ sở khoa học, bác sĩ đã thuyết phục được sản phụ giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng.
Một giờ sau một em bé khỏa mạnh ra đời trong hạnh phúc vỡ òa của gia đình sản phụ và cả bác sĩ còn người mẹ thì vui sướng vì không bị cơn đau đẻ giày vò quá lâu.
Hiểu thế nào cho đứng về gây tê ngoài màng cứng hay đẻ không đau?
Mũi tiêm gây tê ngoài màng cứng có đáng sợ và nhiều tác dụng phụ như nhiều mẹ vẫn nghĩ?
Theo Bác sĩ Trần Ngọc Đính, gây tê ngoài màng cứng là phương pháp làm mất cảm giác từ "bụng đến chân" thông qua một mũi tiêm vào sống lưng, thuốc gây tê được đưa vào ngoài màng cứng qua 1 ống nhỏ (gọi là catheter) sau đó thuốc sẽ phủ kín các dây thần kinh khiến chúng tê liệt, nhờ đó ngăn chặn được quá trình dẫn truyền cảm giác đau.
Sản phụ sẽ không cảm thấy đau nhưng vẫn vận động được, vẫn hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình vượt cạn.
Người mẹ sẽ được nghỉ ngơi, thậm chí có một giấc ngủ ngon để dành sức cho việc rặn đẻ khi mọi thứ đã sẵn sàng, việc đẻ lúc này dễ dàng hơn rất nhiều.
Theo BS Đính, một số người vẫn thường nhầm lẫn gây tê ngoài màng cứng và gây tủy sống nhưng đây là 2 phương pháp khác nhau. Tê tủy sống áp dụng trong mổ lấy thai còn gây tê ngoài màng cứng áp dụng cho chuyển dạ sinh thường và cả giảm đau sau mổ đẻ.
Gây tê ngoài màng cứng có gây đau lưng như lời đồn thổi?
Theo BS, lý do nhiều người đau lưng sau sinh là do tư thế sai khi ngồi cho bé bú, thay tã, thức chăm bé, ngồi nhiều hơn là nằm nghỉ ngơi.
Theo BS Đính, sở dĩ nhiều mẹ dù lâm bồn đau như "xé da, xe thịt" vẫn không dám dùng mũi gây tê ngoài màng cứng vì lo ngại vùng thắt lưng khi gây tê sau này thường đau nhức. Tuy nhiên sự thực là giữa một người dùng giảm đau ngoài màng cứng với một người không sử dụng thì việc sau sinh, sau mổ phải ngồi cho bé bú thì cả hai đều đau lưng như nhau.
"Lý do nhiều người đau lưng sau sinh là do tư thế sai khi ngồi cho bé bú, thay tã, thức chăm bé, ngồi nhiều hơn là nằm nghỉ ngơi... Thế nên các mẹ, các bà thường đổ lỗi oan cho mũi giảm đau rất tốt này.", BS Đính chia sẻ.
Bên cạnh lý do sợ đau lưng về sau, không ít mẹ còn từ chối dùng gây tê ngoài màng cứng khi vượt cạn vì sợ ảnh hưởng đến em bé.
Tuy nhiên bác sĩ Đính giải đáp: "Không giống như gây mê, đối với gây tê ngoài màng cứng, chỉ một lượng thuốc rất nhỏ có thể tiếp cận với em bé, vì thế rất an toàn cho bé. ".
Vì một cuộc vượt cạn ít đau đớn "mẹ tròn, con vuông", BS Đính khuyên mẹ không nên từ chối mũi giảm đâu gây tê màng cứng. Hiện mũi tiêm này được thực hiện ở hầu hết các bệnh viện có chuyên khoa sản, mũi tiêm có giá khoảng 1,5 triệu đồng.
Chi Lê
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Hy hữu cứu sống bé gái sơ sinh có dây rốn thắt nút như bím tóc Theo các chuyên gia y tế, khi dây rốn thắt chặt, sẽ làm cản trở tuần hoàn thai nhi, hậu quả cuối cùng là thai nhi sẽ chết trong bụng mẹ. Chiều tối 18-7, tin từ Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ cho biết sức khỏe của sản phụ Trần Thị Mỹ T. (27 tuổi; ngụ huyện Thới Lai, TP Cần...