Hai máy bay phải hạ cánh khẩn cấp ở Amsterdam
Hai chiếc phi cơ chở khách của các hãng Delta và KLM hôm nay phải có những cú hạ cánh khẩn cấp, không lâu sau khi cất cánh từ phi trường ở thủ đô của Hà Lan.
Một chiếc máy bay của hãng KLM tại phi trường Schiphol. Ảnh minh họa: Fikrealem
“Hai chiếc máy bay đã liên lạc với chúng tôi vì gặp phải những trục trặc kỹ thuật và muốn quay trở lại để hạ cánh xuống sân bay Schiphol để đề phòng”, AFP dẫn lời bà Bertine Langelaan, thuộc cơ quan Kiểm soát Không lưu Hà Lan, cho hay.
“Các hỗ trợ khẩn cấp đã được triển khai nhưng chỉ vì đây là việc cần phải làm trong dạng vụ việc như thế này”, bà Langelaan nói. Không có ai bị thương trong cả hai cú đáp khẩn cấp.
Truyền thông Hà Lan đưa tin phi cơ của hãng Delta là một chiếc Airbus A330, đang trong hành trình tới thành phố Mumbai của Ấn Độ. Nó gặp trục trặc ở động cơ. Chiếc máy bay của hãng KLM khi đó đang tới Milan, Italy, thì phải quay lại sau khi có thông báo về khói trong buồng lái.
Debbie Egerton, người phát ngôn của hãng Delta, xác nhận vụ việc, đồng thời cho biết chiếc Airbus khi đó có 239 hành khách trên khoang. Nó cất cánh vào khoảng 10h15 sáng nay theo giờ địa phương. Bà Egerton không đề cập tới trục trặc kỹ thuật mà máy bay gặp phải.
Người phát ngôn Joost Ruempol của hãng KLM thì cho hay chiếc Boeing 737-800 quay lại sân bay vì vấn đề kỹ thuật, không lâu sau khi cất cánh lúc 10h30. Ông Ruempol từ chối cung cấp thêm chi tiết. Chiếc máy bay của hãng KLM khi ấy có 139 hành khách trên khoang.
Theo VNE
"Giấc mơ Boeing" đứt đoạn
Cơ quan Hàng không liên bang Mỹ (FAA) và nhiều cơ quan hàng không trên thế giới đã ra lệnh cho các hãng hàng không phải ngừng sử dụng loại máy bay Boeing 787 sau một loạt sự cố liên quan đến loại máy bay được cho là đắt khách nhất từ trước đến nay này.
Siêu máy bay Boeing 787 - Dreamliner
Thông báo của FAA cho biết, lệnh tạm cấm bay này sẽ được kéo dài cho tới khi chứng minh được rằng các máy bay này đã được khắc phục sự cố liên quan đến nguy cơ gây cháy do có lỗi kỹ thuật ở ắc quy trên khoang máy bay để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Yêu cầu này được đặt ra sau khi một chiếc Boeing 787 Dreamliner của hãng hàng không All Nippon Airways ngày 16-1 phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Takamatsu của Nhật Bản vì phát hiện thấy khói phát ra từ ắc quy lắp trên khoang máy bay.
Trước đó, ngày 7-1, sự cố tình trạng tương tự đã xảy ra đối với 1 máy bay Dreamliner của Japan Airlines. Chiếc máy bay này đã bất ngờ phát lửa khi đang đậu trong sân bay quốc tế Logan ở thành phố Boston, bang Massachussetts. Ngoài ra, một số máy bay Boeing 787 khác cũng đã phải hoãn bay sau khi phát hiện sự cố rò rỉ nhiên liệu, nứt kính chắn gió buồng lái hoặc trục trặc về hệ thống phanh, buộc FAA phải thông báo mở một cuộc điều tra khẩn cấp đối với các máy bay Boeing 787 Dreamliner.
Các quốc gia khác có các hãng hàng không đang sử dụng máy bay Boeing 787 cũng nhanh chóng hưởng ứng động thái này của FAA. Nhà chức trách của các quốc gia châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ và Chile đều ban hành lệnh tạm ngừng bay đối với dòng máy bay này để điều tra về độ an toàn của bình ắc quy.]
Theo ANTD
Hàng không Nhật "trùm mền" Dreamliner Ngày 16.1, các hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản là Japan Airlines (JAL) và All Nippon Airways (ANA) tạm ngừng sử dụng toàn bộ máy bay Boeing 787 Dreamliner sau một vụ hạ cánh khẩn cấp ở miền tây nam nước này. Theo Kyodo News, chiếc Dreamliner của ANA chở 137 hành khách và phi hành đoàn phải đáp khẩn cấp chỉ...