Hải kim sa: Cây mọc dại chữa từ sỏi thận đến viêm gan
Cây này mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở bụi rậm, bờ rào… Khi dùng làm thuốc, cắt toàn cây dùng tươi hay phơi khô.Toàn cây hải kim sa sắc uống làm thuốc thông tiểu tiện, chữa chứng tiểu tiện khó khăn, đái rắt, đái buốt, đái ra cát sạn….
Hải kim sa còn có tên “bòng bong”, “dương vong”, “thạch vĩ dây”… Đông y gọi là “hải kim sa” vì cây này có rất nhiều bào tử lóng lánh như những hạt cát vàng. Tên khoa học: Lyofodium japonium (Thunb) SW.Hải kim sa có vị ngọt, tính hàn; quy kinh: vào kinh bàng quang và tiểu trường. Tác dụng: tả thấp nhiệt ở bàng quang, tiểu trường và phần huyết, thông lâm, lợi thấp. Chủ trị: tiểu ra mủ, tiểu buốt, sỏi đường tiểu.
Chữa ăn uống khó tiêu, bụng trướng đầy do thấp trệ: hải kim sa 30g, bạch truật 8g, cam thảo 2g; sắc nước uống mỗi ngày một thang ( Tuyền Châu bản thảo).
Toàn thân phù thũng, bụng trướng, nằm không thở được: hải kim sa 15g, hạt bìm bìm (khiên ngưu tử) 30g – một nửa để sống một nửa sao chín, cam toại 15g; tất cả nghiền thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng 8g bột thuốc sắc với một bát nước, uống vào trước bữa ăn hàng ngày ( Y học phát minh).
Chữa viêm gan: hải kim sa 15g, nhân trần 30g, xa tiền thảo 20g; sắc nước uống mỗi ngày một thang ( Giang Tây thảo dược).
Đi lỵ ra máu: dây và lá bòng bong 60 – 90g, sắc kỹ với nước, chia thành 2-3 lần uống trong ngày ( Phúc Kiến dân gian thảo dược).
Chữa đái ra dưỡng trấp trắng: hải kim sa 40g, hoạt thạch 40g, cam thảo 10g; tất cả đem tán nhỏ, trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g; dùng nước sắc với khoảng 20g mạch môn (củ tóc tiên) hoặc 10g cỏ bấc đèn (đăng tâm thảo) để chiêu thuốc ( Thế y đắc hiệu phương).
Video đang HOT
Chữa tiểu tiện lẫn sỏi sạn: hải kim sa 30g, hoạt thạch 30g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30g, kim tiền thảo 60g, xa tiền thảo (cỏ mã đề) 12g; sắc kỹ với nước, chia 3 phần uống trong ngày ( Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách).
Chữa tiểu tiện xuất huyết:
- Hải kim sa tán thành bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g, hòa với nước đường cùng uống ( Phổ tế phương).- Hải kim sa (chỉ dùng dây), biển súc (dân ta còn gọi là cây càng tôm, cây xương cá; tên khoa học: Polygonum aviculare L., họ rau răm) – mỗi thứ 15 – 20g, sắc nước uống ( Tứ Xuyên Trung thảo dược).
Hải kim sa chủ trị tiểu ra mủ, tiểu buốt, sỏi đường tiểu
Trà lợi tiểu – dùng trong các trường hợp tiểu tiện khó khăn: hải kim sa 60 – 90g, sắc với nước, thêm chút đường vào uống thay trà trong ngày ( Phúc Kiến dân gian trung thảo dược).
Chữa viêm tuyến vú: hải kim sa 25- 30g, sắc kỹ với nửa phần nước nửa phần rượu, chia 3 phần uống trong ngày ( Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách).
Phụ nữ ra nhiều bạch đới: dây bòng bong 1 lạng, cắt thành những đoạn nhỏ, nấu kỹ với thịt lợn nạc thành món hầm; bỏ bã thuốc, ăn thịt và uống nước canh ( Giang Tây dân gian thảo dược nghiệm phương).
BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ
( Đơn vị điều trị ban ngày – Cơ sở 3, BV. Đại học Y Dược TP.HCM)/SKDS
Theo doisongphapluat
Tác dụng ngược khi lạm dụng nước nhân trần ngày hè không phải ai cũng biết
Nhân trần là một trong những loại nước thanh nhiệt giải độc tốt cho gan được yêu thích trong những ngày hè. Tuy nhiên, nếu lạm dụng lai gây ra tac dung ngươc.
Nhân trần được coi là thứ nước uống nổi tiếng thanh nhiệt và mát gan bậc nhất được dân gian hay sử dụng trong những ngày nắng nóng.
Chị Nguyễn Thu Quế (30 tuổi, Mỹ Đình, Hà Nội) cho hay thời gian gần đây thường xuyên bị nổi mụn nhọt thay vì đi khám, chị Quế dùng cách thanh lọc gan bằng nươc nhân trần và cam thảo. Sau một thời gian uống 2 loai nươc nay, chị Quế thường xuyên bị đầy hơi chướng bụng và mệt mỏi.
Theo Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình nhân trần vị đắng, mùi thơm, tính bình 2 kinh gan và mật tác dụng thanh nhiệt, khu phong trừ thấp làm ra mồ hôi, dùng chữa các bệnh vàng da, tiểu tiện ra ít, vàng đục. Phụ nữ sau sinh đẻ (nhân trần, ích mẫu), ăn uống tiêu hóa cảm, cảm cúm ho, nhức đầu dùng 10-25g.
"Khả năng thanh nhiệt, giải độc, mát gan của nhân trần được nói tới rất nhiều và rất tốt. Đây là một vị thuốc quý giúp mát gan và tốt cho người có bệnh lý về gan. Loại nước mát này tưởng chừng như vô hại nhưng nếu uống nhiều có thể gây tác hại ngược. Uống nước nhân trần thay nước có thể gây tình trạng chán ăn, khó tiêu do tác dụng tiết mật quá mức gây ra co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa", Lương y Bùi Hồng Minh nói.
Việc lạm dụng dùng nước nhân trần uống thay nước có thể gây hại cho gan đặc biệt là người có bệnh lý về gan. Bởi vì, nước nhân trần có tính hàn sử dụng nhiều và thường xuyên có thể làm sơ cứng gan (gan bị ngâm trong nước lạnh), dùng nước nhân trần là thuốc điều trị cần theo theo đúng chỉ định.
Theo Lương y Bùi Hồng Minh, do nhân trần có tác dụng tăng cường bài tiết mật chống viêm tốt cho các bệnh lý về gan và mật. Tuy nhiên, nếu người không có bệnh lý về gan và mật thì không nên dùng thường xuyên và hàng ngày có thể gây tổn thương, mất cân bằng, làm hại gan thận.
"Nhân trần là vị thuốc có tính lợi tiểu nếu uống thay nước trong những ngày nóng có thể gây ra tình trạng mất nước. Vì vậy, người uống nước quá nhiều có thể rơi vào tình trạng mất nước, mệt mỏi làm việc khó tập trung", Lương y Bùi Hồng Minh cho hay.
Ai không nên dùng nước nhân trần
Nhân trần là loại nước uống mùa hè lành tính tuy nhiên không phải là loại nước có thể dùng cho tất cả mọi người.
Lương y Bùi Hồng Minh khuyến cáo: "Người đau do thấp nhiệt thì không nên dùng. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi tuyệt đối không dùng nước nhân trần có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, chán ăn nặng có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa nặng thậm chí hôn mê (ngộ độc). Phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên dùng có thể gây sinh non, thai chậm phát triển, lưu thai".
Nhân trần là một vị thuốc vì vậy uống thường xuyên cần có chỉ định của bác sĩ Đông y. Nếu muốn uống có thể thỉnh thoảng uống như một thức uống giải khát.
Lương y Bùi Hồng Minh khuyên với một số người tự mua nhân trần về dùng uống cần phải lưu ý phân biệt nhân trần với cây bồ bồ bên ngoài rất giống nhau nhưng cây bồ bồ (thấp ngắn hơn và có hoa tím). Cho nên mua loại nhân trần khi khô có màu đen và còn mùi thơm, tránh mua loại lá có màu bạc, không có mùi thơm vì rất có thể người thu hoạch dùng thuốc cỏ cháy để phun cho cây.
Theo giaoducthoidai.vn
Bệnh viêm gan A là gì? Lây qua những đường nào? Viêm gan A là một bệnh nhận được ít sự quan tâm, bởi mọi người vẫn chưa có cái nhìn toàn diện về vấn đề này. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về căn bệnh dễ lây lan này nhé! WHO báo cáo rằng hơn 90% trẻ em sống ở những nước có tiêu chuẩn vệ sinh thấp sẽ...