Hài hước công ty Trung Quốc nhái tên gọi và logo Samsung một cách trắng trợn
Việc các công ty Trung Quốc làm giả, nhái hoặc “ăn theo” các thương hiệu nổi tiếng là điều rất phổ biến, tuy nhiên mới đây một công ty công nghệ tại Trung Quốc đã khiến nhiều người phải bật cười khi nhái tên gọi và logo của Samsung theo một cách hài hước.
SHAASUIVG là một hãng công nghệ vô danh tại Trung Quốc, nhưng mới đây đã được nhiều người biết đến hơn sau khi trang công nghệ nổi tiếng The Verge phát hiện ra rằng SHAASUIVG đã nhái theo tên gọi và logo của Samsung một cách trắng trợn, nhưng cũng đầy sáng tạo.
Theo đó logo của SHAASUIVG đã sử dụng một font chữ đặc biệt mà ký tự “H” sẽ biến hóa giống với chữ “A”, 2 chữ “A” đặt sát nhau sẽ “biến hóa” thành chữ “M” và 2 ký tự “IV” sẽ giống với chữ “N”. Kết quả là logo của SHAASUIVG rất giống với logo của hãng công nghệ Hàn Quốc SAMSUNG, mà nếu không chú ý kỹ sẽ rất dễ nhầm lẫn.
Mẫu TV 4K màn hình 55-inch của SHAASUIVG (trái) được bán với giá 388 tệ, có thiết kế và logo giống với TV của Samsung
Video đang HOT
Không chỉ giống về logo và tên gọi, SHAASUIVG còn cho ra mắt các mẫu TV 4K có thiết kế rất giống sản phẩm của Samsung, nhưng mức giá bán có thể khiến nhiều người phải bất ngờ. Chẳng hạn mẫu TV 4K của SHAASUIVG đang được bán trên trang thương mại điện tử Pinduoduo có giá chỉ 388 tệ (chỉ hơn 1,3 triệu đồng). Dĩ nhiên khó có thể trông đợi gì về chất lượng ở một chiếc TV 4K có mức giá rẻ như vậy.
Rõ ràng Samsung sẽ rất khó có lý do để “gây khó dễ” cho SHAASUIVG bởi lẽ tên gọi của công ty hoàn toàn khác hẳn so với tên gọi của Samsung, chỉ có thể khiến nhiều người hiểu lầm về thiết kế logo của công ty.
Hiện SHAASUIVG không có các cửa hàng thực tế mà đều chỉ bán thông qua trang thương mại điện tử Pinduoduo, đây cũng là một nguyên do giúp giảm giá thành cho sản phẩm của SHAASUIVG.
Sàn thương mại điện tử Pinduoduo, bắt đầu giao dịch trên sàn chứng khoán Mỹ cách đây 2 tuần và hiện có giá trị vốn hóa ước tính đạt hơn 24 tỷ USD, là một trong những trang thương mại điện tử lớn nhất tại Trung Quốc, nhưng cũng được biến đến như một “hang ổ” cho hàng giả, hàng nhái được sản xuất tại nước này. Ngoài các thiết bị điện tử, nhiều sản phẩm trẻ em, thực phẩm… được làm giả và nhái theo các thương hiệu nổi tiếng cũng được bán trên Pinduoduo và rõ ràng tác hại của những loại sản phẩm này là lớn hơn rất nhiều so với các thiết bị điện tử.
Trường hợp của SHAASUIVG và Pinduoduo một lần nữa cho thấy vấn nạn sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng nhái vẫn đang rất phổ biến tại Trung Quốc nhưng chính phủ của quốc gia này vẫn chưa thực sự có các biện pháp đủ mạnh để ngăn chặn tình trạng này.
Theo dantri
Phím Butterfly trên Macbook Pro mới được thiết kế để sửa sai
Phát hiện về tấm màng bất thường (không có trên các thế hệ phím Butterfly trước đó) do trang iFixit công bố nay đã rõ điều mà Apple vẫn che giấu.
Theo The Verge, tài liệu dịch vụ của Apple vừa rỏ rỉ mới đây đã xác nhận điều mà nhiều người nghi ngờ trước đó: màng silicon trên bàn phím Butterfly của Macbook Pro 2018 không đơn giản để giảm tiếng ồn như hãng giới thiệu.
Cụ thể, tài liệu khẳng định thiết kế mới này ngoài công dụng trên còn được dùng như một lớp bảo vệ nhằm ngăn bụi bẩn xâm nhập phímm gây hiện tượng kẹt. Tuy nhiên tại buổi ra mắt sản phẩm, Apple khẳng định khác biệt duy nhất của thế hệ phím Butterfly thứ 3 với các đời trước đó là khả năng gõ êm hơn.
"Bàn phím có một lớp màng dưới mỗi phím để ngăn các mảnh vụn, bụi xâm nhập vào cơ chế Butterfly. Quy trình thay thế phím cách cũng khác so với các mẫu trước. Tài liệu và video hướng dẫn sẽ được cung cấp khi các chi tiết bàn phím bắt đầu được gửi đi", thông tin từ Apple ghi rõ.
Tài liệu hướng dẫn sửa chữa rò rỉ từ Apple là thông tin đầu tiên mà người dùng tiếp cận được khẳng định sự thay đổi về thiết kế nhằm bảo vệ bàn phím và ngăn hiện tượng kẹt phím xảy ra. Trước đó, bất chấp phản ánh từ nhiều người dùng toàn cầu và những vụ kiện, Apple chưa bao giờ thừa nhận sản phẩm của mình lỗi.
Hãng tung ra chương trình thay thế, sửa chữa kéo dài 4 năm cho các thiết bị dùng phím Butterfly cũ bị gặp trục trặc. Đáng chú ý, các máy năm 2018 không nằm trong chương trình này và Apple cũng không sử dụng phím mới để thay thế cho các máy cũ.
Như vậy, Apple đang âm thầm khắc phục cái sai của mình mà không hề thừa nhận sự thất bại của bàn phím Butterfly, dù ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh vấn đề này.
Theo: The Verge
Tencent vừa phá vỡ kỷ lục đáng buồn nhất trong lịch sử của Facebook Tencent trở thành công ty có giá trị vốn hóa sụt giảm lớn nhất trong lịch sử, với hơn 140 tỷ USD bốc hơi. Facebook đã lập một kỷ lục đáng buồn nhất trong lịch sử của mình, đó là kỷ lục giá trị vốn hóa bị xóa sổ hơn 136 tỷ USD trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên chỉ vài ngày...