Hãi hùng ‘con thú điên’ nguyên vẹn 66 triệu tuổi, sống giữa khủng long
Sinh vật thời khủng long mới được phát hiện đã phá vỡ nhiều quy tắc tiến hóa, đến nỗi được các nhà cổ sinh vật học đặt tên là “Adalatherium”, theo tiếng Malagasy và Hy Lạp cổ là “ con thú điên”.
Theo Journal of Vertebrate Paleontology, mẫu vật được khai quật là hài cốt 66 triệu năm tuổi của một sinh vật có vú từng sinh trưởng mạnh mẽ trong kỷ Phấn Trắng, thời hoàng kim của loài khủng long. Giống loài của nó đã xuất hiện rất lâu trước đó, khi mà toàn bộ đất đai trên Trái Đất là siêu lục địa Gondwana, thứ đã vỡ thành 6 châu lục ngày nay.
Khung xương được tái hiện lại. Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.
Mẫu vật được đánh giá là “khổng lồ” dù nó chỉ nặng khoảng 3 kg khi còn sống, bởi lẽ thời đó động vật có vú chỉ có chuột và một số họ hàng cỡ nhỏ khá. Khác với mọi động vật có vú thời khủng long, sinh vật này sở hữu 2 cặp chân săn chắc, đặc biệt là chân sâu với kết cấu giống cá sấu hiện đại, vuốt lại sắc nhọn như vuốt gấu, răng giống răng thỏ, hòa trộn thành một thứ không giống bất kỳ sinh vật nào còn sống hay tuyệt chủng trên Trái Đất.
“Chân dung” con thú sống giữa khủng long được tái hiện bằng máy tính. Ảnh: Andrey Atuchin.
Video đang HOT
Theo Phys.org, nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi tiến sĩ David Krause từ Bảo tàng Tự nhiên & Khoa học Denver và tiến sĩ Simone Hoffman từ Viện Công nghệ New York (Mỹ) đã tìm thấy mẫu vật trong trạng thái nguyên vẹn đến kinh ngạc, giúp họ tái hiện lại khung xương thật hoàn chỉnh. Kết quả đối chiếu với vài hóa thạch cùng loài được tìm thấy rải rác từ những năm 1980 đã giúp họ xây dựng trọn vẹn chân dung một loài mới.
Hóa thạch nguyên vẹn trong đá của con vật. Ảnh: Andrey Atuchin.
Phân tích cho thấy loài này đã tồn tại suốt 145-66 triệu năm về trước, có thể chết cùng khủng long trong sự kiện đại tuyệt chủng do vụ va chạm tiểu hành tinh nổi tiếng.
Sinh vật phá vỡ nhiều quy tắc tiến hóa và trông như một bản lai tạp giữa động vật có vú hiện đại và các sinh vật tuyệt chủng từ nhiều loài khác nhau. Đó là nguồn gốc của cái tên Adalatherium – “con thú điên”, bởi quả thật nó giống như ra đời từ một phút điên rồ của tạo hóa.
Kinh hãi với hộp sọ nặng 1,4 tấn của khủng long ba sừng
Tại vườn quốc gia Badlands, Nam Dakota (Mỹ), các nhà khoa học mới đây đã khai quật được hóa thạch hộp sọ khổng lồ của một con khủng long ba sừng.
Sau hơn hai tháng làm việc không ngừng nghỉ, nhóm nghiên cứu đến từ Cao đẳng Westminster (Mỹ) đã khai quật thành công hóa thạch hộp sọ nặng 1,4 tấn, dài 2.1 m của một con khủng long ba sừng (Tricepratops prorsus) có niên đại gần 66 triệu năm.
"Thật sự thú vị! Chúng tôi vẫn không thể tin vào mắt mình", David Schmidt, giáo sư khoa học môi trường và địa chất học tại Cao đẳng Westminster, chia sẻ về phát hiện hóa thạch khổng lồ kể trên.
Trước đó, nhóm của David Schmidt đã nghiên cứu khu vực Vườn Quốc gia Badlands, Nam Dakota trong nhiều năm, nhưng họ chỉ tìm thấy những mảnh xương khủng long nhỏ lẻ. Phát hiện lần này là một bước đột phá trong dự án khảo cổ tại Vườn Quốc gia Badlands.
Nhóm nghiên cứu chụp ảnh cùng hộp sọ khủng long ba sừng.
Năm ngoái, một chủ trang trại địa phương đã phát hiện một vật thể lạ nhô lên khỏi mặt đất và thông báo với Cơ quan Kiểm lâm Mỹ (NFS).
Nhận được tin, các chuyên gia tại đây đã nhanh chóng liên hệ với giáo sư Schmidt. Ngay khi đến nơi và tận mắt thấy vật thể dài, hình trụ, giáo sư Schmidt đã nhận định đây có thể là sừng của một con khủng long ba sừng. Thế nhưng, tới năm nay, cuộc khai quật mới được tiến hành sau khi NFS cấp phép.
Được biết, nhóm nghiên cứu đã đặt tên cho hộp sọ khổng lồ này là "Shady" - theo tên thị trấn gần đó, Shadehill. Hiện, họ đã chuyển "Shady" về trường Cao đăng Westminster để lưu trữ và nghiên cứu.
So sánh kích thước của một con khủng long ba sừng với một người cao 1m80.
Theo thông báo từ Cao đẳng Westminster, giáo sư Schmidt và các học viên sẽ trở lại Nam Dakota vào hè năm sau để tiếp tục dự án khai quật với mong muốn tìm thêm nhiều dấu tích có liên quan.
Ngoài việc cung cấp tư liệu nghiên cứu cho các sinh viên thuộc trường Cao đẳng Westminster, việc khám phá ra chiếc hộp sọ khủng long ba sừng cũng tạo cơ hội giúp các nhà khoa học tìm hiểu thêm về loài động vật khổng lồ có niên đại từ kỷ Phấn trắng này.
Khủng long ba sừng Triceratops đến nay vẫn luôn là một trong những loài khủng long được các nhà khoa học "săn lùng". Nó được coi là một trong những chi khủng long phi chim (không phải chim) cuối cùng được biết tới.
Một con khủng long ba sừng Triceratops dài khoảng 9m và cao 3m. Cân nặng trung bình của một con trưởng thành có thể lên tới 12 tấn. Đặc biệt, hộp sọ của khủng long ba sừng chiếm một phần ba cơ thể của chúng.
Phát hiện hóa thạch khủng long 166 triệu năm tuổi tại Scotland Một nhà khoa học phát hiện hóa thạch khủng long 166 triệu năm tuổi khi đang chạy dọc bờ biển của một hòn đảo nhỏ ở Scotland. Theo kênh BBC hôm 26-8, một nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch khủng long 166 triệu năm tuổi khi đang chạy dọc bờ biển của một hòn đảo nhỏ ở Scotland. Hóa thạch...