Hai học sinh lớp 9 chế tạo máy cày làm cỏ, bón phân
Máy cày làm cỏ, bón phân với cấu tạo khá đơn giản, dễ sử dụng, thân thiện với môi trường của hai học sinh lớp 9 ở Bình Định giúp nông dân bớt vất vả, năng suất tăng gấp 5 lần so với lao động thủ công.
Hai học sinh lớp 9 ở Bình Định chế tạo máy cày làm cỏ, bón phân.
Đó là sáng tạo của hai học sinh Phạm Thị Hoài Phương và Lê Tuấn Kiệt, lớp 9A1, Trường THCS Mỹ Hiệp (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định).
Hơn 1 năm ấp ủ
Phải mất hơn 1 năm ấp ủ ý tưởng rồi triển khai thực nghiệm, nhiều lần thay đổi thiết kế, máy cày điện làm cỏ, bón phân trên nền đất tơi xốp của hai em Hoài Phương, Tuấn Kiệt mới hoàn thành, với sự trợ giúp của thầy giáo Lê Tuấn Phụng, giáo viên Vật lý, Trường THCS Mỹ Hiệp.
Chia sẻ về “đứa con tinh thần” này, Hoài Phương cho biết, là con nhà nông nên từ nhỏ em đã biết được phần nào công việc cày xới đất, vun gốc cho cây trồng hoa màu ngô, đậu từ cha mẹ.
Trong khi đó, đặc thù của việc cày xới đất, vun gốc cho cây trồng không thể sử dụng trâu bò, cũng không thể đưa máy cày cồng kềnh để cày.
Sau hơn 1 năm ấp ủ và sáng tạo, máy cày làm cỏ, bón phân hoàn thành, cùng sự trợ giúp của thầy Lê Tuấn Phụng.
Người nông dân thường phải dùng cuốc để vun xới thủ công, hoặc cũng chế tạo ra dụng cụ cày xới đất thủ công dùng sức người để đẩy mất nhiều thời gian và công sức.
Do đó, em đã nảy sinh ý tưởng chế tạo chiếc máy cày nhỏ chạy bằng điện có thể len lỏi vào các luống cây trồng để cày, giúp nông dân bớt vất vả, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập.
“Em đem ý tưởng này trình bày với thầy giáo Lê Tuấn Phụng và được thầy ủng hộ, giúp đỡ phát triển thành sản phẩm dự thi cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm 2019-2020″, Hoài Phương chia sẻ.
Thầy giáo Lê Tuấn Phụng, người trực tiếp hướng dẫn Hoài Phương thực hiện đề tài này cho biết, máy cày động cơ điện có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, kích thước gọn dễ sử dụng, dễ di chuyển vào các luống cây nhỏ hẹp. Máy được lắp ráp gồm khung sườn có gắn hai bánh xe, bình ắc quy điện và hai lưỡi cày…
Nguyên lý hoạt động của máy khá đơn giản chủ yếu ở bộ phận kéo (sử dụng động cơ xe đạp điện) lắp trên một khung sắt và bộ lưỡi cày xới. Khi hoạt động, lực kéo của động cơ loại 48V-500W sẽ kéo lưỡi cày có độ nông sâu tùy thuộc vào sự điều chỉnh của người sử dụng. Máy này có thể làm cỏ, bón phân, năng suất đạt gấp 5 lần so với một người làm thủ công.
“Điểm khó nhất trong quá trình chế tạo máy là việc thiết kế lắp đặt vị trí bộ phận nguồn điện cung cấp cho động cơ. Bộ nguồn điện 48V với 4 bình ắc quy mắc nối tiếp có trọng lượng hơn 16kg phải đặt ở vị trí phù hợp trên khung xe để dễ điều khiển, độ sâu của lưỡi cày ăn vào đất vừa phải, đảm bảo khi hoạt động xe không bị nghiêng, lật”, thầy Phụng chia sẻ.
Theo thầy Lê Tuấn Phụng, sau nhiều lần thử nghiệm vị trí đặt nguồn điện, cuối cùng sáng kiến của em Lê Tuấn Kiệt đặt nguồn điện ở trọng tâm khung xe theo phương thẳng đứng, và chiếc máy cày đất làm cỏ, bón phân đã hoạt động ổn định, mang lại hiệu quả cao.
Video đang HOT
Tận dụng bình ắc quy xe điện cũ
Thầy Nguyễn Quý Khanh, Hiệu trưởng Trường THCS Mỹ Hiệp đánh giá, máy cày làm cỏ, bón phân có cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, dễ lái, an toàn khi sử dụng. Máy cày cũng dễ dàng di chuyển trên đường nên đưa máy ra vào đồng ruộng cũng rất dễ dàng.
Máy cày làm cỏ, bón phân dễ sử dụng, năng suất lao động lại cao…
Đặc biệt, các em đã biết tận dụng động cơ và bộ bình ắc quy của xe đạp điện cũ nên giá thành sản xuất máy thấp, sử dụng năng lượng sạch, không gây tiếng ồn lại cho năng suất cao gấp 5 lần so với lao động thủ công.
Theo thầy Khanh, Trường THCS Mỹ Hiệp luôn tạo điều kiện cho học sinh có ý tưởng sáng tạo, phân công giáo viên hướng dẫn. Cùng với đó, nhà trường cũng có khen thưởng, động viên kịp thời những giáo viên, học sinh có thành tích trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kỹ thuật.
“Nhà trường đang tạo điều kiện tốt nhất để nhóm em Hoài Phương, Tuấn Kiệt tiếp tục cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện chiếc máy để có thể sản xuất đại trà, ứng dụng thực tế rộng rãi đến với nông dân, giúp họ nâng cao năng suất lao động”, thầy Khanh nhấn mạnh.
Ông Ngô Vĩnh Thái, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Mỹ cho biết, ngành Giáo dục huyện luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để nhà trường và thầy cô hỗ trợ, giúp đỡ học sinh nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, áp dụng lý thuyết vào thực tiễn để có được những sản phẩm ứng dụng, giúp ích cho địa phương.
Sản phẩm máy cày động cơ điện để làm cỏ, bón phân trên nền đất tơi xốp đã được Hội đồng giám khảo của huyện Phù Mỹ chấm giải Nhất và được chọn để dự thi cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm 2019-2020 tỉnh Bình Định.
Hoài Phương và Tuấn Kiệt cho biết, các em sẽ tiếp tục nghiên cứu để cải tiến máy cày động cơ điện làm cỏ, bón phân trên nền đất tơi xốp với công suất máy kéo lớn hơn, bằng việc lắp đặt động cơ xe máy điện và các lưỡi cày có công năng khác nhau, giúp người dân giải phóng sức lao động, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cách trồng rau muống trên sân thượng siêu nhanh, 1 tháng đã dài cả gang tay
Vào mùa khô cây rau muống cần được tưới nước nhiều hơn, khi phát hiện lá vàng hay nhạt màu là lúc bạn cần bón phân cho cây.
Mỗi loại rau củ quả có thời điểm trồng thích hợp khác nhau. Nếu như mùa đông là "thời kỳ hoàng kim" của các loại cải, thì mùa hè trồng rau muống là sự lựa chọn sáng suốt nhất. Thời tiết khô nóng, oi bức của mùa hè là thời điểm thích hợp để chị em tự trồng rau muống tại nhà, vừa đơn giản lại có rau sạch cho cả gia đình thưởng thức mỗi bữa ăn.
Rau muống rất thích hợp trồng vào thời điểm mùa hè.
Các bà nội trợ hãy "bỏ túi" ngay cách trồng rau muống tại nhà trong thùng xốp vô cùng dễ dàng dưới đây, đảm bảo 1 tháng sau có thể thu hoạch ăn thoải mái không hết.
Trồng rau muống từ hạt giống
Chuẩn bị:
Khay xốp, thùng xốp hoặc xô chậu
Xơ dừa ủ đã xử lý vi sinh (có thể có hoặc không)
Đất dinh dưỡng (đất nhiều bùn, đất thịt hoặc đất hơi ngập nước)
Hạt giống rau muống
Đục lỗ bên dưới thùng xốp, xô chậu để đất thoát nước dễ dàng hơn.
Bạn lưu ý khi chuẩn bị thùng xốp trồng rau nên đục một vài lỗ tròn ở dưới đáy thùng để giúp đất thoát nước, đối với rau muống ưa ẩm, không nên khoét lỗ quá lớn sẽ làm thoát nước nhanh và trôi đất. Thùng rau trồng phải được kê cao lên cách mặt đất ít nhất là 4cm.
Bước 1: Ngâm, ủ hạt giống
Để đảm bảo hạt khi gieo có tỷ lệ nảy hạt nhanh và tốt nhất, bạn phải ngâm hạt giống rau muống trong nước ấm theo tỷ lệ 2 phần nước sôi 3 phần nước lạnh từ 3-6 tiếng. Sau đó, vớt hạt ra ủ bằng khăn giấy ẩm từ 6-10 tiếng.
Bước 2: Gieo hạt
Đất trồng nên lựa chọn đất thịt hoặc nhiều bùn, đầy đủ dinh dưỡng để nuôi cây phát triển.
Khi thấy hạt giống có dấu hiệu nứt ra cũng là lúc hạt có thể được đem gieo trồng. Đổ lượng đất đã chuẩn bị vào thùng xốp hay xô chậu, đất gieo hạt phải ẩm, mềm, tơi xốp, đất sạch và giàu dinh dưỡng, dọn sạch cỏ rác trước khi gieo trồng. Nếu có thể kiếm được xơ dừa, chất lượng trồng rau muống sẽ tốt hơn. Bạn trộn hỗn hợp xơ dừa đã xử lý vi sinh và đất dinh dưỡng vào khay xốp với tỷ lệ: 2 kg xơ dừa 2kg đất dinh dưỡng, cho hỗn hợp đất vừa đầy mặt khay.
Gieo hạt đã ủ vào đất cần chú ý khoảng cách hợp lý.
Tưới nước vào trộn đều cho đất ẩm, sau đó san phẳng mặt đất, rạch các đường thẳng hàng với độ sâu khoảng 0,5cm. Rải hạt rau lên mặt đất theo hàng, gieo với khoảng cách vừa, không quá dày, sau đó rải một lớp đất mỏng lên trên.
Lưu ý:
Thùng hoặc khay trồng cần có mái che lưới hoặc bìa, đặt ở vị trí râm mát trong thời gian đầu mới gieo trồng.
Sử dụng bình phun sương tạo ẩm cho đất thường xuyên. Trong 1 tuần đầu, tưới nước 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
Bước 3: Trồng rau và chăm sóc
Khi cây có 4 - 5 lá thì bắt đầu tỉa bớt những cây con để ăn giống như rau mầm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chỉ để lại khoảng cách giữa các hàng và các cây cách nhau từ 10 -15 cm. Lúc này cây cần được đem ra vị trí có nhiều nắng hơn.
Vào mùa khô cây rau muống cần được tưới nước nhiều hơn, khi phát hiện lá vàng hay nhạt màu là lúc bạn cần bón phân cho cây.
Rau muống rất dễ sống và nhanh phát triển, loại rau trồng này ít sâu bệnh nên không đòi hỏi phải chăm sóc nhiều. Chị em chỉ cần thường xuyên tưới nước cho rau, đặc biệt là vào mùa khô nắng, rau muống ưa mọc ở đất ẩm ướt nên không cần sợ tưới nhiều nước khiến rau bị ngập úng như những loại rau khác.
Trồng rau muống cũng không cần phải bón phân thường xuyên, chỉ cần bổ sung phân đạm, lân và urê để giúp rau muống phát triển tốt khi phát hiện có hiện tượng vàng lá hay lá nhạt màu.
Bước 4: Thu hoạch rau muống
Sau 4-6 tuần chị em đã có thể thu hoạch cả rổ rau xanh tươi ăn mãi chẳng hết.
Rau muống phát triển khá nhanh, vì vậy chỉ sau 4-6 tuần sau khi gieo trồng, lúc này rau có độ cao khoảng 35-40 cm là bạn đã có thể thu hoạch đợt đầu tiên. Sau khi thu hoạch lần 1 cho bón phân bổ sung khoảng 20 - 25 ngày sau là thu hoạch lần 2. Khi thu hoạch nên cắt ngang gốc cây 3cm, thì sau khoảng 7 ngày sẽ thấy cây tiếp tục nhú mầm non.
Khi thu hoạch nên cắt ngang gốc cây 3cm để cây có thể nhú lên mầm non và phát triển tiếp.
Trồng rau muống từ cành giâm
Bạn cần chọn những cành khỏe, mập, già cứng.
Nếu bạn trồng rau muống bằng việc giâm cành thì chỉ cần chuẩn bị phần thân rau muống dài khoảng 20cm, cành phải già cứng và có rễ, chú ý khâu làm đất tơi xốp. Lên luống cho đất rồi cắm phần thân cây thẳng hàng, lấp đất sâu 3 - 4 đốt, khoảng cách giữa các cây cách nhau tầm 10 cm, đôn cho chặt gốc. Sau khi trồng xong thì để đặt vào nơi râm mát hoặc che phủ tạo bóng râm cho rau. Mỗi ngày chỉ cần tưới đủ nước cho rau muống là bạn cũng sẽ sớm được thu hoạch.
Kỹ thuật trồng lan trầm tím, vài tháng ra kết quả mỹ mãn Lan trầm tím là một trong những loại phong lan quý sở hữu một vẻ đẹp độc đáo, quyến rũ. Nhiều người cho rằng kỹ thuật trồng lan là khá phức tạp, nhưng nếu tìm hiểu kỹ càng, mọi thứ sẽ không khó như bạn nghĩ. Sức sống của lan trầm tím được cho là mạnh mẽ do được di truyền gen trội...