Hai “hiệp sĩ” ở TP.HCM bị sát hại: Ai bảo vệ “hiệp sĩ”?
Về vụ 2 “hiệp sĩ” bị nhóm trộm xe máy sát hại ở TP.HCM, Đại tá Đỗ Cảnh Thìn – Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân) cho rằng, cái khó của các “hiệp sĩ” khi hoạt động là chưa có một cơ chế pháp lý rõ ràng.
Sự việc 2 hiệp sĩ bị nhóm trộm xe máy SH đâm tử vong, 3 người bị thương tại TP.HCM khiến dư luận hết sức bàng hoàng, xót xa. Cũng từ vụ việc này, nhiều vấn đề được dư luận đặt ra như việc có nên để cho các nhóm “hiệp sĩ” hoạt động tự phát? Nếu vẫn hoạt động, cần có những biện pháp gì để giúp họ đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác khi tham gia bảo vệ an ninh trật tự?
Đại tá Đỗ Cảnh Thìn – Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm. (Ảnh: Học viện Cảnh sát nhân dân).
“Họ xứng đáng được tôn vinh, nhưng…”
Trao đổi với PV, đại tá Đỗ Cảnh Thìn – Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân) cho biết: Tại Việt Nam, khái niệm “hiệp sĩ” được người dân trìu mến gọi như một cách để tôn vinh tinh thần nghĩa hiệp, xả thân vì cộng đồng của một hay một nhóm người có hoạt động bảo vệ an ninh trật tự một cách tự phát. Còn trong các văn quy phạm pháp luật không có khái niệm về cụm từ “hiệp sĩ” hay “hiệp sĩ đường phố”.
Quay lại sự việc vừa xảy ra tại TP.HCM, đại tá Đỗ Cảnh Thìn cho biết, ông rất cảm động trước tinh thần xả thân, bất chấp nguy hiểm của nhóm hiệp sĩ trên. Hành động của họ đã góp phần không nhỏ cùng các lực lượng chức năng khác bảo vệ sự bình yên của cuộc sống. Họ xứng đáng được ca ngợi và tôn vinh.”Nếu chính xác nên gọi là những người tự nguyện trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Những người này không nằm trong bất cứ một tổ chức xã hội hay một cơ quan nhà nước nào”, đại tá Thìn nói.
“Vụ việc xảy ra tối 13.5 để lại hậu quả nghiêm trọng cũng là một tiếng chuông cảnh tỉnh với các cơ quan chức năng. Từ lúc này chúng ta cũng nên có một cái nhìn toàn diện và kỹ lưỡng về mô hình các nhóm “hiệp sĩ đường phố”. Thực tế cho thấy, sự tồn tại của các nhóm “hiệp sĩ” khiến cơ quan chức năng bối rối bởi họ đã làm thay việc đáng lẽ thuộc về lực lượng bảo vệ pháp luật. Họ hoạt động song song với lực lượng chứng năng, tồn tại như các thiết chế của nhà nước”, đại tá phân tích.
Dù nhiệm vụ phòng chống trộm cắp, bảo vệ an ninh trật tự là trách nhiệm toàn dân, nhưng như vậy không có nghĩa là ai cũng có thể đi bắt cướp, công dân nào dũng cảm cũng có thể trở thành “hiệp sĩ” bắt cướp.
Làm gì để bảo vệ “hiệp sĩ”?
Theo đại tá Thìn, nghĩa vụ của người dân là hỗ trợ lực lượng chức năng phản ánh, tố giác, làm nhân chứng trước tòa, vạch mặt kẻ có tội để công lý được thực thi… Điều này được khuyến khích nhưng quan trọng nhất là phải đảm bảo an toàn. Nhiệm vụ còn lại thuộc về công an, cảnh sát, các cơ quan bảo vệ phát luật … vì họ được trang bị đầy đủ chứng thực pháp lý, công cụ để bảo vệ pháp luật.
“Việc làm của họ rất đang hoan nghênh, nhưng cách làm cần phải lưu ý. Đa số các nhóm hiệp sĩ hoạt động tự phát nên tạo ra rất nhiều rủi ro cho chính họ và cho cộng đồng. Trong một số trường hợp họ không đủ quyền năng để xử lý. Làm sao một người dân lại có quyền kiểm tra, khám xét và bắt một người dân khác được”, Đại tá Thìn nêu quan điểm.Hạn chế của các nhóm hiệp sỹ là không có được sự trang bị về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng ứng phó giải quyết các tình huống và đặc biệt không được trang bị các công cụ hỗ trợ để bảo vệ bản thân cũng như chống trả lại sự manh động của các đối tượng phạm tội.
Ngoài ra, cũng theo đại tá Đỗ Cảnh Thìn, sau sự việc này, không chỉ TP.HCM mà các địa phương khác có mô hình “hiệp sĩ” nên nhìn nhận lại. Nếu cho tiếp tục hoạt động, phải có biện pháp đảm bảo cho “hiệp sĩ” được sinh hoạt trong môi trường hợp pháp.
“Cũng cần phải xem xét đến phương án đưa những người này vào một số tổ chức như dân phòng, đội tự vệ… để được huấn luyện, đào tạo, bồi dường về tri thức, về võ thuật và được trang bị một số thiết bị phòng vệ tối thiếu. Nếu làm được như vậy, các hiệp sĩ sẽ nhận thức được khi nào có thể tự thực hiện, khi nào cần phải phối hợp với cơ quan chức năng. Từ đó mới đảm bảo được an toàn tối đa”, đại tá Thìn đề xuất.
Theo Danviet
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh: 'TP.HCM nên thành lập tổ đặc biệt 141, 142'
Trước vụ việc 5 hiệp sĩ truy bắt băng trộm bị thương vong đang gây rúng động, chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, nguyên Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, nguyên phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II (Bộ Công an).
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh cho rằng, đây là sự việc đặc biệt nghiêm trọng , các cơ quan chức năng cần phải nhanh chóng điều tra làm rõ.
"Theo tôi, TP.HCM nên thành lập tổ 141, 142 và thành lập tổ 141, 142 là cần thiết. Hai tổ công tác này nhằm mục tiêu trấn áp tội phạm trên đường phố, tội phạm nơi công cộng, tội phạm trên các tuyến giao thông... rất hiệu quả", ông Nhanh nói.
Vụ việc rúng động Sài Gòn
Theo Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, khi còn đang làm Giám đốc Công an TP. Hà Nội, Bộ Công an, ông đã mong muốn nhân rộng ra toàn quốc. Sau đó một thời gian ở các địa phương có mô hình tương tự, tuy nhiên cũng có những nơi không có.
Được biết, trung tướng Nguyễn Đức Nhanh là người chủ trương lập tổ công tác hoạt động trên đường phố và thành lập một số tổ ở phía sau để xác minh, phân loại và xử lý, bám sát hoạt động của tổ 141 để đảm bảo việc xử lý nghiêm minh.
Thời gian qua có nhiều địa phương đã thành lập tổ liên ngành tương tự mô hình Tổ công tác "đặc biệt" như ở Hà Nội. Trong đó, Ninh Bình cũng đã có tổ công tác 191, trong thời gian qua tội phạm về an ninh trật tự trên địa bàn này giảm thiểu đáng kể và nơi đây từng phá án thành công nhiều chuyên án đặc biệt nhờ vào tổ công tác 191, được nhân dân trong tỉnh ủng hộ, cổ võ.
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh từng móng muốn nhân rộng mô hình 141, 142 ra cả nước
Trước đó, vào khoảng 20h30 tối 13/5, các "hiệp sĩ" Tân Bình gồm 8 người , do ông Trần Văn Hoàng làm trưởng nhóm, phát hiện 4 đối tượng có dấu hiệu đang đi tìm tài sản để trộm cắp nên âm thầm đeo bám.
Khi đến trước một cửa hiệu thời trang trên đường Cách Mạng Tháng 8 (P.10, Q.3), các đối tượng này định trộm chiếc xe SH dựng trước cửa. Lúc này, các "hiệp sĩ" liền ập vào định khống chế. Tuy nhiên, nhóm cướp tỏ ra rất manh động, liền rút hung khí ra chống trả khiến hai "hiệp sĩ" là anh Nguyễn Hoàng Nam và Nguyễn Đăng Thôi bị đâm trọng thương và tử vong. 3 người khác cũng bị các đối tượng tấn công bị thương.
Ngay sau khi vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng xảy ra, Công an Q.3 cùng các đơn vị nghiệp vụ của Công an TP HCM nhanh chóng xuống phong tỏa khu vực, tổ chức khám nghiệm, lấy lời khai nhân chứng phục vụ công tác điều tra, đồng thời khẩn trương triển khai các mũi trinh sát truy bắt các đối tượng liên quan.
Clip: Hiện trường vụ băng trộm xe SH đâm chết 2 "hiệp sĩ" ở TP.HCM
Theo Thế Long (Thời đại)
"Hiệp sĩ" bị đâm chết khi chưa kịp thực hiện lời hứa với cha già Trước lúc bị sát hại, "hiệp sĩ" Nguyễn Hoàng Nam từng hứa với cha ngưng việc bắt cướp để cưới vợ. Chiều 14.5, linh cữu của "hiệp sĩ" Nguyễn Hoàng Nam (29 tuổi) được người thân đưa về nhà riêng ở xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai để tổ chức hậu sự. Trong căn nhà cấp 4, bàn ghế, vật...