Hải Dương ủng hộ 5,5 tỷ đồng và 160 tấn gạo cho các tỉnh, thành phía Nam
Sáng 26/8, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức Lễ xuất quân, vận chuyển lương thực hỗ trợ các tỉnh, thành phố phía Nam khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương tặng quà, động viên các lái xe trước khi lên đường vận chuyển lương thực vào hỗ trợ các tỉnh, thành phố phía Nam phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, Hải Dương đã vận động mua 160 tấn gạo và cử một đội xe vận chuyển vào ủng hộ các tỉnh, thành phố phía Nam gồm: ủng hộ TP Hồ Chí Minh 80 tấn gạo, tỉnh Bình Dương 40 tấn gạo và tỉnh Đồng Nai 40 tấn gạo. Hải Dương trích Quỹ toàn dân phòng, chống COVID-19 của tỉnh để ủng hộ TP Hồ Chí Minh 2 tỷ đồng, tỉnh Bình Dương và Đồng Nai mỗi tỉnh 1 tỷ đồng, tỉnh Long An 500 triệu đồng; ủng hộ Hội Đồng hương người Hải Dương đang sinh sống, học tập và làm việc tại TP Hồ Chí Minh 1 tỷ đồng.
Chuyển gạo lên xe để vận chuyển vào hỗ trợ các tỉnh, thành phố phía Nam phòng, chống dịch COVID-19.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Triệu Thế Hùng khẳng định, Hải Dương luôn dõi theo, chia sẻ sâu sắc với những khó khăn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh, thành phố phía Nam trong “cuộc chiến” chống dịch COVID-19. Những ủng hộ tuy nhỏ bé những là cả tấm lòng của người Hải Dương với mong muốn góp phần giúp người dân nhất là các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, bệnh tật ở các tỉnh, thành phía Nam khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh.
Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị đội ngũ lái xe vận chuyển lương thực từ Hải Dương vào các tỉnh, thành phía Nam tuân thủ nghiêm các quy định phòng, chống dịch; đảm bảo an toàn cho người và phương tiện trên đường, chuyển lương thực đến với các địa chỉ cần thiết trong thời gian sớm nhất.
Các xe chuẩn bị vận chuyển lương thực vào hỗ trợ các tỉnh, thành phố phía Nam phòng, chống dịch COVID-19.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Hải Dương đã cử nhiều đoàn với hàng chục bác sĩ, nhân viên y tế và hàng trăm giảng viên, sinh viên của các Trường đại học, cao đẳng Y, Dược vào các tỉnh, thành phía Nam hỗ trợ phòng, chống dịch.
Doanh nghiệp Hải Phòng chỉ rõ " tường rào kỹ thuật" khiến hàng Hải Dương bị tắc
Hải Phòng liên tục phủ nhận không "ngăn sông cấm chợ". Nhưng, doanh nghiệp ở đây nói để vượt được quy định Hải Phòng đưa ra "khó như đi lên trời".
Dù đã có văn bản qua, lại nhưng việc thực hiện mục tiêu kép trong chống dịch mà Chính phủ đề ra, giữa Hải Dương và Hải Phòng sau gần 1 tháng "điều đình" vẫn chưa ngã ngũ.
Hải Dương kêu cần, Hải Phòng nói không
Hải Dương kêu cứu nhiều cơ quan, gửi văn bản xin hỗ trợ tháo gỡ đến Hải Phòng nhưng sau 5 lần kiến nghị, hàng hoá vẫn phải quay đầu.
Dư luận dậy sóng, bộ ngành liên tiếp báo cáo Chính phủ xem xét tháo gỡ để hàng hoá lưu thông, đảm bảo chống dịch song hành với phát triển kinh tế.
Video đang HOT
Tối qua 23/2, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã có văn bản hoả tốc gửi UBND TP Hải Dương phúc đáp về những quy định cho hàng hoá qua chốt.
Theo đó, ông Tùng khẳng định "không cần thiết phải thực hiện các phương án mà UBND tỉnh Hải Dương đề xuất".
Lý do Hải Phòng đưa ra là họ không đóng "biên" với Hải Dương mà chỉ lập chốt kiểm soát, xe hàng nào đủ điều kiện chống dịch thì được cho vào.
Các quy định của Hải Phòng từ khi Hải Dương xuất hiện ổ dịch cũng đã liên tục thay đổi.
Cụ thể ngày 16/2, Hải Phòng thông báo dừng tiếp nhận hàng hoá và người từ Hải Dương về.
Hai ngày sau, Hải Phòng mới cho xe từ Hải Dương vào thành phố.
QL5 được hàng phòng dựng rào chắn, đặt biển mặc định "xe Hải Dương quay đầu".
Tuy nhiên, Hải Phòng yêu cầu lái xe từ Hải Dương phải có kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính do CDC Hải Dương cấp, hiệu lực trong vòng 3 ngày.
Quy định này, hôm qua đã được nới rộng ra là chấp nhận xét nghiệm của thêm các tổ chức do Bộ Y tế cho phép.
Nếu lái xe từ Hải Phòng vào Hải Dương lấy hàng sau khi về lại, phải cách ly tập trung, sau đó lấy mẫu xét nghiệm âm tính với Covid-19 mới được đi làm lại.
70% lái xe chở hàng cho Hải Dương được thuê từ Hải Phòng
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương thông tin tới PV VietNamNet, hàng hoá nông sản cần xuống cảng Hải Phòng để nhập tàu đi nước ngoài, không phải là thứ rau dưa để tiêu thụ, giải cứu nội bộ.
Các đơn hàng đã ký từ vài tháng trước, tàu đã hợp đồng. Giờ đường tắc thì nguy cơ doanh nghiệp, nông dân bị phạt hợp đồng rất lớn. Không thể vì dịch bệnh mà Hải Dương mất bạn hàng. Xuất khẩu, công nghiệp của Hải Dương là một phần của nền kinh tế cả nước.
Ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nói rõ: 'Hàng thì đang ở Hải Dương, nhưng chủ hàng lại hợp đồng vận chuyển với doanh nghiệp vận tải ở Hải Phòng. Khi Hải Phòng yêu cầu lái xe người Hải Phòng đi Hải Dương về phải thực hiện cách ly, xét nghiệm thì họ không dám đi làm nữa".
Vùng nguyên liệu nông sản xuất khẩu đang ứ trên đồng do không thể lưu thông
Qua phán ánh của các doanh nghiệp, 70 % lái xe là từ phía các đơn vị Hải Phòng cung ứng. Lái xe tại chỗ của Hải Dương chỉ chiếm 30 % mà lại tập trung ở các đơn vị không lớn. Do đó, Hải Dương có chủ động xét nghiệm cho 100 % lái xe thì cũng chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu vận chuyển hiện nay, số hàng còn lại vẫn phải chờ từ phía Hải Phòng. Điều này khiến cho các doanh nghiệp ở Hải Dương trở tay không kịp, ông Bản nói thêm
Doanh nghiệp Hải Phòng nói vượt chốt, thông hàng khó như đi lên trời
Liên quan đến chính sách này, Hiệp hội Vận tải Hải Phòng (HHVT) đã có nhiều kiến nghị.
Theo đó, HHVT Hải Phòng gửi kiến nghị đến UBND, Sở GTVT, Công an, Sở Y tế, Bộ chỉ huy quân sự TP Hải Phòng về các khó khăn gặp phải khi thực hiện quy định chống dịch trong lưu thông hàng hoá.
Đơn ghi rõ: "Hiện nay, TP Hải Phòng có 15 nghìn đầu kéo Container, trong đó lái xe người Hải Dương chiếm 30 %. Đối với lái xe người Hải Dương làm việc từ trước Tết, tức khi chưa có dịch thì không cần phải xét nghiệm để được đi làm lại. Còn các lái xe khác, theo thông báo 62 của thành phố thì xem xét cho xét nghiệm để họ được đi làm ngay."
Tổ chức này cũng đã so sánh nhanh với việc Việt Nam và Trung Quốc đang làm để đảm bảo vừa phát triển kinh tế vừa chống dịch.
Lãnh đạo Hải Dương bàn tính phương án đưa hàng nông sản lưu thông xuống cảng
Cụ thể, họ đề nghị "xem xét giải pháp khử khuẩn hoặc đổi lái xe với phương tiện từ Hải Dương về cảng Hải Phòng để lưu thông hàng hoá. Hàng tại các KCN này chiếm tỷ trọng lớn trong khối lượng hàng hoá thông qua cảng Hải Phòng lâu nay.
Để thông thương hàng hoá xuất nhập khẩu và giải quyết tình trạng thiếu lái xe phục vụ sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, đề nghị thành phố sớm có biện pháp tháo gỡ để các doanh nghiệp cùng nhau thực hiện mục tiêu kép mà Chính phủ đề ra.
Ông Lê Văn Tiến, Giám đốc Công ty vận tải Hà Anh, trụ sở tại quận Hản An phân tích, các quy định chống dịch mà Hải Phòng đưa ra là không khả thi. Việc xét nghiệm Covid-19 cho lái xe chỉ có hiệu lực 3 ngày, không cho đổi đầu kéo, đổi lái xe ở địa phận giáp ranh đang khiến các doanh nghiệp vận tải gặp khó.
" Tường rào kỹ thuật" từ văn bản của khiến hàng Hải Dương bị tắc
Chưa kể chi phí xét nghiệm 2 đầu cho mỗi chuyến hàng là 2,4 triệu. Trong khi cước vận tải một chuyến Hải Dương- Hải Phòng là 2,5 triệu. Giờ chi phí đội lên, chủ hàng phải nâng cước gấp đôi, nhưng chủ xe vẫn lỗ.
Ông L.T.L, Giám đốc Công ty vận tải T. trụ sở tại quận Hồng Bàng nêu rõ, nói là cho hàng hoá và xe chở hàng từ Hải Dương đi qua các chốt kiểm soát một cách thông thoáng là không có thật. Để một chuyến hàng từ Hải Dương xuống được cảng Hải Phòng mà đáp ứng được đầy đủ quy định chống dịch do địa phương này đề ra thì khó như đi lên trời.
Ông Trần Thanh Tùng, một chủ doanh nghiệp vận tải tại quận Hải An, Hải Phòng sằng phẳng: "Kinh doanh thì yếu tố lợi nhuận phải đặt lên hàng đầu. Chúng tôi có nhận chở hàng cà rốt từ Thanh Hà, Cẩm Giàng xuống tàu. Nhưng từ khi phải thực hiện xét nghiệm cho lái xe, rồi bố trí ăn ở cách ly cho họ khi về lại Hải Phòng thì tôi huỷ mối. Lên Hải Dương chở hàng giờ này vừa lỗ, lại vừa phiền phức".
Bình Dương cách ly tập trung 26 người Hải Dương đến tỉnh sau Tết Sáng 18/2, UBND tỉnh Bình Dương cho biết, địa phương đã cách ly tập trung 26 người từ vùng dịch Hải Dương đến tỉnh sau Tết Nguyên đán 2021. Theo đó, huyện Dầu Tiếng giám sát được 5 trường hợp đi từ thị xã Kinh Môn, Hải Dương vào Bình Dương ngày 14/2. Hiện được cách ly tập trung tại Trung tâm Y...