Hải Dương hoàn thành 4 trong tổng số 6 buồng hun trùng vải xuất khẩu sang Nhật Bản
Mới đây, vào ngày 9/5, Cục Bảo vệ thực vật ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có buổi nghiệm thu, kiểm tra buồng hun trùng vải xuất khẩu sang Nhật Bản của Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Rồng Đỏ ở xã Việt Hồng (huyện Thanh Hà, Hải Dương).
Ảnh minh hoạ
Hải Dương hiện có 4 trong tổng số 6 buồng hun trùng vải xuất khẩu sang Nhật Bản của 3 công ty: TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Rồng Đỏ, CP Nông sản Hưng Việt, CP Ameii Việt Nam, nhiều nhất cả nước.
Theo đánh giá, buồng hun trùng vải xuất khẩu của doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xử lý, bảo quản vải trong quá trình vận chuyển sang Nhật Bản. Cục Bảo vệ thực vật đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giám sát chặt chẽ việc hun trùng, bảo đảm chất lượng các lô hàng.
Để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu quả vải tươi sang Nhật Bản, tỉnh Hải Dương được Cục Bảo vệ thực vật phê duyệt nắp đặt 4 hệ thống xông hơi khử trùng. Trong đó, Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Rồng Đỏ nắp đặt 2 hệ thống, Công ty CP Ameii Việt Nam nắp đặt 1 hệ thống và Công ty xuất khẩu nông sản Hưng Việt 1 hệ thống. Mỗi hệ thống có chi phí nắp đặt 420 triệu đồng, xông hơi khử trùng xử lý quả vải bằng Methyl Bromide, công suất mỗi mẻ khử trùng được 2 tấn trong thời gian 3 giờ. Hệ thống xử lý này làm sạch và loại bỏ 100% dịch bệnh trên quả vải.
Video đang HOT
Buổi nghiệm thu, kiểm tra buồng hun trùng vải xuất khẩu sang Nhật Bản của cơ quan chức năng.
Kiểm tra quy trình nắp đặt, chạy thử, đánh giá thông số kỹ thuật và kiểm tra chất lượng quả vải tươi sau khi khử trùng, lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật đánh giá 4 hệ thống khử trùng của Hải Dương đảm bảo quy trình và chất lượng để đưa vào hoạt động. Như vậy, việc chuẩn bị xuất khẩu quả vải tươi sang thị trường Nhật của tỉnh Hải Dương đã cơ bản hoàn thành. Dự kiến vụ vải năm nay toàn tỉnh sẽ xuất khẩu gần 1.000 tấn quả vải tươi sang Nhật Bản.
Được biết, đến ngày 5/5, thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, đã có 10 doanh nghiệp đặt hàng thu mua vải trong vùng sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu sang thị trường khó tính như Mỹ, Australia, Nhật Bản, EU… Mỗi doanh nghiệp dự kiến thu mua từ 300-500 tấn vải. Ngoài ra, một số doanh nghiệp chế biến nông sản cũng có kế hoạch mua từ 500-1.000 tấn vải VietGAP để làm vải cấp đông, thạch vải, giấm vải, siro vải… Các đơn vị cung ứng nông sản lớn trong nước cũng cam kết đưa vải Hải Dương vào các cửa hàng tiện ích, hệ thống siêu thị với số lượng nhiều nhất có thể.
Năm nay, toàn tỉnh Hải Dương có 450 ha vải sản xuất theo quy trình quốc tế GlobalGAP với sản lượng dự kiến khoảng 3.000 tấn. Vải sớm cho thu hoạch từ ngày 15/5, vải thiều từ ngày 5/6.
13 ngày lập 30 khu cách ly tại ổ dịch Chí Linh
30 khu cách ly, sức chứa 7.000 người, được các lực lượng thành phố Chí Linh gồm quân đội, công an, y tế... thiết lập trong 13 ngày.
Bác sĩ Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng Y tế Dự phòng, tổ trưởng giám sát thuộc Đoàn công tác chống Covid-19, Bộ Y tế, tại Hải Dương, cho biết đây là lần đầu tiên thành phố Chí Linh thực hiện phong tỏa và cách ly số lượng người rất lớn. Chỉ riêng Công ty Poyun, trong một đêm đưa 2.000 công nhân đến các khu cách ly tập trung.
Trong 13 ngày, từ ngày 28/1, tổ giám sát với các thành viên Cục Y tế Dự phòng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương phối hợp với hệ thống y tế từ tỉnh đến xã, phường tiến hành truy vết, khoanh vùng, giám sát các mốc dịch tễ của gần 7.000 người.
Bác sĩ Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế, Tổ trưởng tổ thực hiện cách ly và xử lý môi trường y tế, cho biết những ngày đầu, các cán bộ chi viện của Bộ Y tế cùng lãnh đạo Chí Linh, trong một ngày thiết lập 8 khu cách ly, huy động 700-800 người bao gồm nhiều lực lượng đồng loạt ra quân. Đến nay, thành phố này có 30 điểm cách ly tập trung, gần 7.000 người đang thực hiện cách ly.
Bác sĩ Nam nhận định, chiến tuyến khu cách ly là mặt trận rất quan trọng. Để thiết lập khu cách ly, cần khảo sát kỹ các điều kiện gồm phòng ở, nhà tắm, khu vệ sinh, trang thiết bị cơ bản đi kèm đến những vật dụng đơn giản như bàn chải đánh răng, tấm chăn ấm cho những đêm gió lùa... hệ thống thoát nước, xử lý rác thải sinh hoạt đều phải theo đúng quy định đạt chuẩn của Bộ Y tế ban hành.
"Tổ chức cách ly phải khoa học, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch trong khu, rồi chăm sóc sức khỏe cho người dân ra sao đều được tính toán đến từng chi tiết", bác sĩ Dương Chí Nam cho biết.
Bộ Y tế điều phối Trung tâm Y tế thành phố Chí Linh và Sở Y tế Hải Dương, mỗi khu cách ly tổ chức ít nhất một tổ y tế ứng trực, thăm khám bệnh thông thường và xử lý những ca cấp cứu ban đầu.
Các bác sĩ điều trị bệnh nhân Covid-19 ở Bệnh viện dã chiến số 2, Hải Dương. Ảnh do Bộ Y tế cung cấp.
Phó giáo sư Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, nhận định: "Các ổ dịch nguy hiểm nhất tại Hải Dương cơ bản đã được khống chế, không còn nguy cơ lây lan cho cộng đồng".
Ông Dương nhấn mạnh, Tết đang đến rất gần, tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp, mỗi người dân đón Tết vui tươi nhưng cần nhớ giữ an toàn cho mình và cho mọi người. Cần thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế, đó là đeo khẩu trang, khử khuẩn tay, không tụ tập, giữ khoảng cách và khai báo y tế.
"Không nên đi đến những vùng đang có dịch", ông Dương khuyến cáo.
Tổng 13 ngày từ 28/1 đến 9/2, Bộ Y tế ghi nhận 470 ca nhiễm cộng đồng, ở 12 tỉnh thành gồm Hải Dương (321), Quảng Ninh (53), TP HCM (31), Hà Nội (26), Gia Lai (21), Bình Dương (6), Bắc Ninh (4), Điện Biên (3), Hòa Bình (2), Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Giang mỗi nơi một ca.
13 bệnh nhi mắc Covid-19 ở BV dã chiến số 2, bé nhỏ nhất 21 ngày tuổi Tại Bệnh viện dã chiến số 2 ở Hải Dương, bệnh nhi lớn nhất 12 tuổi, nhỏ nhất 21 ngày tuổi. Những bệnh nhi không có phụ huynh đi theo chăm sóc thường gặp một số vấn đề tâm lý lúc ban đầu. Bệnh viện dã chiến số 2 Hải Dương đang điều trị cho 13 bệnh nhi mắc Covid-19. Trong đó, cháu...