Hải Dương đóng cửa hàng loạt dịch vụ không thiết yếu từ 0h ngày 14/8
UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu tạm dừng nhiều hoạt động dịch vụ như quán bia, quán café, phòng tập gym, yoga, xông hơi, massage, karaoke, phòng game, rạp chiếu phim.
Chiều 13/8, UBND tỉnh Hải Dương phát đi công văn ‘hỏa tốc” yêu cầu thực hiện giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
Cụ thể, UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu tạm dừng một số hoạt động dịch vụ như bán hàng ăn tại chỗ; quán bia, quán café; các hoạt động thể dục, thể thao tập trung đông người; phòng tập gym, yoga, xông hơi, massage, karaoke, phòng game, rạp chiếu phim… trên địa bàn tỉnh từ 0h ngày 14/8/2020 cho đến khi có thông báo mới. Mọi người đeo khẩu trang khi đi ra đường và ở nơi công cộng.
Đồng thời, UBND tỉnh Hải Dương cũng yêu cầu UBND TP Hải Dương tổ chức thực hiện khoanh vùng cách ly đoạn phố Ngô Quyền, nơi có quán ăn Thế giới bò tươi (số 36 Ngô Quyền, TP Hải Dương).
UBND tỉnh Hải Dương cũng yêu cầu UBND huyện Bình Giang tổ chức thực hiện cách ly thôn Tuyển Cử, xã Tân Hồng (Bình Giang).
Video đang HOT
UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu UBND TP Hải Dương khoanh vùng cách ly đoạn phố Ngô Quyền, nơi có quán ăn Thế giới bò tươi (số 36 Ngô Quyền, TP Hải Dương).
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hải Dương giao Sở Y tế chỉ đạo 4 cơ sở xét nghiệm Realtime-PCR bố trí, sắp xếp nhân lực phù hợp để nâng công suất hoạt động phục vụ xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng tất cả các trường hợp có liên quan đến ca bệnh số 751 và bệnh nhân V.Đ.B, nhanh chóng phát hiện ca nhiễm để khoanh vùng dập dịch.
Sở Y tế tăng cường kiểm tra các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân và yêu cầu các cơ sở này phải có nhật ký khám, chữa bệnh đầy đủ, rõ ràng thông tin của người đến khám; nâng mức cảnh báo về phòng chống dịch tại các bệnh viện, phòng khám ở mức cao hơn.
UBND tỉnh Hải Dương cũng giao công an tỉnh này phối hợp với Sở Y tế tỉnh và các địa phương nhanh chóng xác minh, truy vết các trường hợp F1, F2 có liên quan đến bệnh nhân 751 và bệnh nhên V.Đ.B để tổ chức cách ly theo đúng vác quy định.
Đặc biệt, UBND tỉnh Hải Dương giao Sở Tư pháp căn cứ các quy định hiện hành, hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính đối với những trường hợp không chấp hành các quy định về phòng, chống COVID-19 tại tỉnh này.
Tối 12/8, Bộ Y tế công bố trường hợp ông V.D.B. (62 tuổi, trú tại xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) là bệnh nhân số 867 mắc COVID-19. Ông Đ.V.B. có lịch trình di chuyển phức tạp tại Hà Nội và Hải Dương.
Đối với bệnh nhân số 751 N.M.Đ. (45 tuổi, thường trú phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, công tác tại Cam Ranh, Khánh Hòa) từng 2 lần đến Hà Nội công tác, cùng gia đình đi du lịch ở Hải Phòng trước khi được phát hiện mắc COVID-19 tại Hải Dương vào ngày 5/8.
Chủ quán phải bồi thường khi ô tô của khách bị trộm đồ
Bạn đọc hỏi: Tôi vào quán bia thì được nhân viên trông giữ xe chỉ chỗ đỗ ô tô cách quán khoảng 100m, không có vé. Khi ra về, tôi phát hiện ô tô của mình bị mất gương chiếu hậu.
Quản lý quán bia sau đó cho rằng xe của tôi không có vé nên quán không chịu trách nhiệm. Xin hỏi luật sư, trường hợp này giải quyết như thế nào? Đoàn Văn Nhiên (Hà Nội)
Luật sư Đặng Văn Sơn - VPLS Đặng Sơn và Cộng sự, Địa chỉ: Số nhà 31, ngõ 192, đường Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
Luật sư trả lời: Theo quy định tại Điều 116 - Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao dịch dân sự thì "giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự". Như vậy việc gửi xe và vào quán bia sử dụng dịch vụ của bạn là giao dịch dân sự. Điều đó thể hiện bằng việc nhân viên ở đây có lời nói, cử chỉ giao nhận tài sản.
Điều 554 - Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định, bên giữ nhận tài sản phải bảo quản và trả lại chính tài sản đó khi hết thời hạn hợp đồng. Bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp không phải trả. Vậy bạn cần làm rõ và xác định việc bạn đưa ô tô vào vị trí theo hướng dẫn của nhân viên nhưng không lấy vé diễn ra như thế nào; người trông giữ xe có biết và nhận thức được việc bạn đưa xe vào bãi xe của họ không và việc thanh toán tiền trông giữ ô tô (sử dụng dịch vụ của quán bia) ra sao?
Nếu việc gửi xe được thực hiện mà các bên đều có ý chí hướng tới thực hiện một giao dịch như thông lệ đã thực hiện hoặc các bên biết, hiểu rõ hành vi thực hiện giao dịch trông giữ tài sản thì theo quy định tại Điều 557 - Bộ luật Dân sự, bên giữ tài sản phải có các nghĩa vụ là bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận; chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó nhưng phải báo ngay cho bên gửi... Và cuối cùng là bên nhận giữ tài sản phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản trừ trường hợp bất khả kháng.
Bên nhận giữ tài sản phải có trách nhiệm bảo quản tài sản của người gửi
Từ những quy định nêu trên có thể thấy, việc xe của bạn bị kẻ gian "vặt" trộm mất gương chiếu hậu thì trách nhiệm trước tiên thuộc về nhà hàng, chủ quán bia. Sau đó, nếu phát hiện được kẻ gian trộm cắp gương ô tô của bạn thì chủ nhà hàng, quán bia kia có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, cũng xin lưu ý thêm với bạn rằng, pháp luật hiện hành nghiêm cấm mọi trường hợp sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông.
Hà Nội: Dù trời nắng nóng, nhiều quán bia xếp ghế, vắng tanh vì khách "ngại" Nghị định 100 Thời tiết nắng nóng trong những ngày qua là thời điểm lý tưởng để các quán bia kinh doanh trở lại sau thời gian đóng cửa vì giãn cách xã hội. Thời tiết nắng nóng vốn là thời gian quen thuộc để cánh mày râu hẹn nhau ở bàn nhậu, làm "bạn" với "đồ uống có cồn" sau mỗi giờ tan ca rồi...