Hải đăng Khe Gà, Bình Thuận
Dải đất biển phía nam Bình Thuận, huyện Hàm Thuận Nam được thiên nhiên dành cho nhiều thắng cảnh đẹp và tiềm ẩn sự kỳ diệu của nhiều huyền thoại trong dân gian.
Có thể kể đến các địa danh Khe Cả, Hang Mú, Đá Dăm, Đá Một, Đèo Tùm Lum, Hòn Lan…
Nhưng nổi tiếng trong cả nước là công trình kiến trúc tháp đèn biển Khe Gà vừa hiện đại vừa cổ kính được coi là kỳ vĩ, sừng sững trên mỏm đá cao của hòn đảo nhỏ chỉ rộng 5 ha. Bài vè thủy trình của ngư dân và các lái từ Bắc vào Nam đều thuộc lòng, coi như chiếc hải bàn của đời biển cả. Dẫu ghe thuyền đi qua hàng trăm địa danh dọc dài bờ biển, nhưng khi vào vùng biển Bình Thuận là phải nhớ câu: “Khe Gà nay đã đến nơi/ Anh em làm lễ một hồi ta qua/ Nới lèo xây lái trở ra/ Hòn Lan, Cửa Cạn ấy là Tam Tân…”. Địa danh Khe Gà, nhưng người dân địa phương đã quen gọi là Kê Gà và quanh đó có nhiều cách giải thích về nguồn gốc, ý nghĩa khác nhau.
Từ nỗi kinh hãi, nguy hiểm cho tàu thuyền trong hành trình ngang qua vùng biển này đã làm nên lịch sử của công trình hải đăng Khe Gà. Dưới lòng biển dày đặc những bãi đá ngầm nhô ra xa ngoài khơi đầy bí ẩn. Có hàng trăm con tàu dù chạy cách bờ trên 3, 4 cây số vẫn bị nhận chìm do vướng đá ngầm và cơn xoáy nước hỗn. Công trình hải đăng bắt đầu xây dựng dưới thời Pháp thuộc, vào năm 1897 do kiến trúc sư Chnavat, người Pháp thiết kế và hoàn thành vào năm 1899. Thân tháp xây cao 35 m nhưng đặt trên nền mỏm đá nằm sát mép biển nên so với mặt biển ngọn đèn đạt độ cao 65 m. Tức cao nhất trong các ngọn hải đăng ở nước ta. Tháp đèn xây theo hình trụ, bát giác, phần chân có cạnh 3m, cao dần lên thu ngắn lại còn 2,5 m. Bên trong có chiếc cầu thang xoắn ốc với 183 bậc bằng thép đã trên 112 năm. Đứng ở bal-con ngay phòng đặt đèn nhìn bao quát vùng đồi cát trắng, bờ đá lô nhô và sóng biển mênh mông càng thấy sự hùng vĩ của thiên nhiên và bức tranh huyền ảo của tạo hóa dành cho góc biển heo hút này. Đêm đêm bóng đèn có công suất 2.000W, đủ sức quét sáng trong bán kính 22 hải lý, tức tương đương khoảng 40 cây số. Từ Phan Thiết hay La Gi – Bình Châu có thể nhìn thấy luồng ánh sáng xoay vòng như suốt đêm dài nhấp nháy thức cùng biển cả.
Không những về giá trị thẩm mỹ kiến trúc, nhưng với sự kỳ công, kỹ thuật của công trình mới đáng khâm phục. Những phiến đá hoa cương hàng tấn với góc cạnh, sắc nét khép kín vào nhau một cách hoàn hảo, khó tưởng tượng trong điều kiện thủ công bấy giờ đã làm được như thế. Loại đá này phải mang từ xa đến vì không phải cùng loại đá trên đảo. Cạnh tháp đèn là một gian nhà xây cho những người gác đèn. Dưới nền nhà là một hầm ngầm chứa nước mưa để dự trữ cho sinh hoạt thường ngày. Nhìn những thân cây sứ quặn mình, xù xì lớp vỏ có thể đoán được tuổi cổ thụ trăm năm. Trên đảo chỉ có vài khoảnh đất nhỏ, dấu tích chuồng ngựa ngày xưa. Chân đảo như bức trường thành bằng lớp đá ngổn ngang, nhẵn mòn chống đỡ những cơn sóng dữ, hung hãn chồm vào.
Video đang HOT
Trong tiết trời yên ả, mặt biển phía Nam tựa như một hồ nước trong xanh, hình ảnh hải đăng thanh thoát vươn cao của một biểu tượng dẫn đường cho các cuộc hải hành. Đến bây giờ, dù có những khách du lịch thoáng đến thoáng đi, hòn đảo Khe Gà vẫn giữ được cái khung cảnh hoang sơ, lặng lẽ. Có giải thích, đảo Khe Gà trước đây là một phần đất liền của núi Cẩm Kê kéo dài, do bị tác động xói mòn của biển vào khe suối mở rộng ra, biệt lập một phần đất đá rồi trở thành đảo. Cho nên khoảng cách giữa bờ và đảo chỉ khoảng 300 m, khi thủy triều xuống và lúc mùa biển êm người ta có thể lội bộ ra đảo.
Ngày nay, tuyến đường ĐT.719 ven biển từ La Gi thông thương ra Phan Thiết với các khu du lịch nghỉ dưỡng mọc lên, hài hòa trong một không gian sinh động quyến rũ của thiên nhiên, đá và sóng biển. Ngọn hải đăng Khe Gà trở thành tâm điểm hấp dẫn đối với du khách muốn tiếp cận được một di tích kiến trúc độc đáo trên một hòn đảo hoang sơ.
Làng chài Khe Gà với hải đăng hơn trăm tuổi ở Bình Thuận
Làng Khe Gà ở xã Tân Thành, huyện Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận có tổ tiên là lưu dân gốc ngũ Quảng (miền Trung), làm nghề chài lưới.
Quá trình di cư, họ phát hiện khe nước đây và gà rừng tụ lại rất nhiều.
Thấy vùng đất này thuận lợi cho nghề ngư nghiệp, người xưa khai khẩn lập làng để sinh sống. Lúc ban sơ, làng Khe Gà có khoảng 40 nóc nhà, mưu sinh bằng nghề chài lưới. "Do có nhiều gà rừng, nên tổ tiên mới đặt tên làng là Khe Gà, cho dễ nhớ", ông Lâm Hòa Hoàng (64 tuổi), ngư dân ở làng, cho biết.
Lễ cùng ngư ông của làng Khe Gà, nằm đối diện hải đăng. Ảnh: Tư Huynh. |
Để phục vụ phát triển ngành hàng hải trong thời Pháp thuộc, năm 1987 chính quyền bảo hộ đã cho khảo sát vị trí và khởi công xây dựng ngọn hải đăng trên mũi đá nhô ra nằm gần làng chài, nên sau này người dân địa phương quen gọi là Mũi Điện. Qua thời gian, do sự biến đổi của thiên nhiên, lúc triều dâng, Mũi Điện tách biệt khỏi bờ, hình thành nên đảo nhỏ.
Mọi vật liệu để xây hải đăng đều được vận chuyển từ Pháp sang. Sau 2 năm thi công, ngọn hải đăng được hoàn thành. "Mắt biển" Kê Gà với gần 200 bậc thang xoáy tròn ốc, cao đến đỉnh đèn là 35 m, được đánh giá cao nhất Đông Nam Á. "Đèn quét xa đến 22 hải lý, giúp tàu thuyền định hướng khi hoạt động ngoài khơi xa", ông Nguyễn Văn Sáu, Trạm trưởng hải đăng Kê Gà - cho biết.
Thi công ngọn hải đăng tốn lượng nhân công rất lớn. Nhiều người ngoại quốc đến xây hải đăng đã không may bị nạn, tử vong. Họ được chôn cất trong khu đất của vạn chài Văn Phong (thuộc làng Khe Gà), nên phía sau hải đăng có dựng miếu thờ vong linh của những công nhân bị chết. "Dân địa phương, anh em nhà đèn thường xuyên nhang khói cho người đã mất", ông Sáu nói.
Sắc phong vua Khải Định ban cho vạn Văn Phong, ghi nhớ công lao của thần cá Ông. Ảnh: Tư Huynh |
Theo các bô lão địa phương, hải đăng được lấy theo tên của làng chài là "Khe Gà". Tuy nhiên, trong văn bản hành chính của Pháp không ghi "Ke Ga" nên dần dần được đọc thành Kê Gà. Dù chữ "Kê Gà" không chuẩn, nhưng dùng quen, nên đến nay trở thành trên gọi chính thức trong văn bản hành chính nhà nước.
Ở làng chài Khe Gà có vạn thờ cá Ông được xây dựng từ năm 1890, mỗi năm hai lần tổ chức lễ Cầu Ngư (20/1 Âm lịch) và Giỗ Bà (16/4 Âm lịch). Dinh vạn được các cụ xưa đặt tên là Văn Phong. Dân làng Khe Gà rất tin tưởng vào sự linh ứng giúp đỡ của thần cá Ông.
Tương truyền nhiều câu chuyện ly kỳ về sự linh ứng của cá Ông giúp ngư dân gặp họa trên biển. Chuyện kể, hai cha con lão ngư phủ đánh cá, bị sóng lớn gặp nạn. May mắn, ông lão được cá Ông cứu đưa vào bờ đá. Người làng tin vào sự linh ứng giúp đỡ của thần cá Ông.
"Ngôi vạn là nơi anh em làm nghề biển thường lui tới, gắn bó, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với nhau, đoàn kết tương ái trong mọi hoàn cảnh cuộc sống", ông Diệp Minh Hùng, Trưởng vạn Văn Phong, làng chài Kê Gà nói.
Năm 1924, vua Khải Định ban cho vạn Văn Phong sắc phong ghi nhớ công lao phù trợ của thần cá Ông đối với dân làng.
Hải đăng Kê Gà đối diện làng chài già Bình Thuận. Ảnh: Tư Huynh |
Năm 1972, ở vùng Khe Gà, chiến tranh khá liệt, đây được xem là nơi nguy hiểm buộc người trong làng phải đến vùng Ba Đăng - Tân Hải để sinh sống. Hòa bình được lặp lại, bà con trở về nơi ở cũ và tìm cách khôi phục lại ngôi dinh vạn như ngày trước theo truyền thống ngày trước.
Cắm trại, ngắm sao trời bên ngọn hải đăng cao và cổ nhất Việt Nam Nằm ở mũi Kê Gà (Bình Thuận), ngọn hải đăng cùng tên là điểm du lịch nổi tiếng với giới xê dịch. Cắm trại, ngắm trăng và sao trời, dậy sớm ngắm bình minh là trải nghiệm được nhiều du khách lựa chọn khi khám phá hải đăng Kê Gà. Vừa qua, anh Nguyễn Thanh Tuấn, đến từ Trà Vinh, đã có trải...