Hai cựu Chủ tịch UBND thị trấn ở Bắc Ninh cùng bị tuyên phạt 12 năm tù
Sau hai ngày xét xử sơ thẩm vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ” đối với 4 bị cáo là cựu lãnh đạo và cán bộ UBND thị trấn Lim, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh), chiều 28/4, TAND huyện Tiên Du đã ra phán quyết đối với các bị cáo.
Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Trọng Hoàng (cựu Chủ tịch UBND thị trấn Lim, huyện Tiên Du) 12 năm tù, Nguyễn Hữu Nhuệ (cựu Chủ tịch UBND thị trấn Lim) 12 năm tù, bị cáo Bạch Trung Tín (cựu cán bộ địa chính 12 năm tù và bị cáo Bạch Công Thưởng (cựu Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lim) 10 năm 6 tháng tù cùng về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ”.
Trước khi phiên tòa được mở, hơn 100 hộ dân thị trấn Lim có đơn kêu oan cho 4 bị cáo. Đây là các hộ dân có đất bị thu hồi và đã được các bị cáo là cựu lãnh đạo UBND thị trấn Lim cam kết trích lại 10% đất sạch tại Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở để đấu giá quyền sử dụng đất tại thị trấn Lim (Dự án khu Cầu Chiêu – Bãi Lán, còn gọi là dự án 5,2 ha).
Đơn thư của các hộ dân cho rằng, thỏa thuận bồi thường trích lại 10% đất sạch là chỉ đạo của UBND huyện Tiên Du và các bị cáo ở UBND thị trấn Lim chỉ có trách nhiệm thực hiện.
Video đang HOT
Khi phiên tòa được mở, Hội đồng xét xử do bà Nguyễn Thúy Hằng làm chủ tọa không cho phóng viên các cơ quan báo chí quay phim, chụp ảnh và ghi âm.
Trụ sở TAND huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Theo bản án sơ thẩm, hành vi sai phạm của các bị cáo xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện Dự án khu Cầu Chiêu – Bãi Lán (dự án 5,2ha) từ năm 2008 đến năm 2018. Các bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thỏa thuận hoán đổi đất nông nghiệp thành đất ở đối với hai hộ dân ở thị trấn Lim là ông Nguyễn Thế Pha và ông Nguyễn Hữu Dụng trái với phương án đã được phê duyệt.
Khi các hộ dân bị thu hồi đất không đồng ý với phương án bồi thường, bị cáo Nguyễn Trọng Hoàng đã chỉ đạo cấp dưới tổ chức nhiều cuộc họp với dân và sau đó, đồng ý với yêu cầu trích lại 10% đất sạch. Ngoài ra, với đất dự án, phải chỉ được đấu giá hạn chế, cho người địa phương đăng ký, xét duyệt theo tiêu chuẩn của địa phương.
Phương án trên được hầu hết hộ dân chấp thuận, bàn giao đất nhưng riêng hai hộ ông Pha và ông Dụng không đồng ý, không nhận tiền bồi thường và yêu cầu được hoán đổi đất nông nghiệp thành đất ở. Để tháo gỡ việc này, các bị cáo đã đồng ý cho hai hộ ông Dụng, ông Pha được hoán đổi đất nông nghiệp bị thu hồi lấy sáu lô đất ở. Tuy nhiên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh xác định sáu lô đất này không thuộc trường hợp cấp sổ đỏ theo quy định.
Về thiệt hại trong vụ án, Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh kết luận, số tiền ngân sách Nhà nước bị thiệt hại do việc các bị cáo giao trái thẩm quyền sáu lô đất cho hộ ông Pha và hộ ông Dụng là 11,1 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh cho rằng, số đất này phải thu hồi trả lại cho Nhà nước nên không gây thiệt hại ngân sách. Vậy nên bị hại trong vụ án được xác định là gia đình ông Pha và ông Dụng, với giá trị thiệt hại chỉ là 1,1 tỷ đồng.
Tòa án Công lý quốc tế phán quyết Mỹ đã sai khi phong tỏa tài sản của Iran
Các thẩm phán của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) ngày 30/3 ra phán quyết rằng Washington đã sai khi cho phép các tòa án phong tỏa tài sản của các công ty Iran, đồng thời yêu cầu Mỹ đền bù thiệt hại, mức đền bù sẽ được quyết định sau.
Biểu tượng của Tòa án Công lý quốc tế (IJC). Ảnh: IRNA/TTXVN
Tuy nhiên, ICJ đã không phán quyết về số tài sản 1,75 tỷ USD bị đóng băng của ngân hàng trung ương Iran. Đây là khoản tiền lớn nhất mà Iraq muốn đòi lại.
Vụ kiện trên được Tehran đưa ra từ năm 2016 với cáo buộc Washington vi phạm Hiệp định thân thiện năm 1955 khi các tòa án Mỹ cho phép đóng băng tài sản của các công ty Iran. Trong phiên tòa năm 2022, phía Mỹ kêu gọi ICJ hủy bỏ vụ kiện, tuy nhiên tòa án đã bác bỏ đề nghị này và phán quyết hiệp định thân thiện vẫn còn hiệu lực.
Hiệp định thân thiện Mỹ - Iran được ký kết rất lâu trước cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979, sự kiện ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước. Washington đã rút khỏi hiệp định này năm 2018, dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, tòa ICJ đã phán quyết rằng vì hiệp định vẫn có hiệu lực vào thời điểm Mỹ phong tỏa tài sản của các công ty và thực thể thương mại Iran nên Washington đã vi phạm hiệp định.
Các thẩm phán cũng giải thích rằng tòa không có thẩm quyền phán xử đối với khối tài sản trị giá 1,75 tỷ USD của ngân hàng trung ương Iran, hiện đang bị Mỹ đóng băng, vì ngân hàng này không phải là một thực thể thương mại nên không được hiệp định trên bảo vệ.
Các phán quyết của tòa ICJ, tòa án cấp cao nhất của Liên hợp quốc (LHQ) có tính ràng buộc, song không có biện pháp chế tài. Mỹ và Iran nằm trong số rất ít quốc gia đã từng không tuân thủ các quyết định của tòa trong quá khứ.
Thực hư câu chuyện người đàn ông bị vợ con 'cướp' nhà sau ly hôn Phía sau câu chuyện người đàn ông bị vợ con "cướp" nhà sau ly hôn gây xôn xao mạng xã hội mấy ngày nay là một câu chuyện dài... Mấy ngày nay, trên các trang xã hội tại Phú Yên xôn xao việc một người đàn ông chia sẻ video "tố" bị vợ con đuổi ra khỏi nhà, dù đó là tài sản...