Hài cốt thiếu nữ tiết lộ thứ quyền lực rùng rợn của đế chế Inca
Sự hùng mạnh của đế chế Inca vĩ đại phần nào được xây dựng trên một ‘quyền lực khủng bố’ độc ác và đáng sợ, mà 4 phần hài cốt vừa tìm được đã cho thấy.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện thứ mà họ mô tả là ‘một cái gì đó không ổn’ trong ngôi làng cổ dưới chân một ngọn đồi thuộc hệ thống núi Andes hùng vĩ. Ngôi làng thuộc về đế chế Inca lừng danh (còn gọi là Incan hay Inka).
Đó là bốn hộp sọ người. Thông thường, hài cốt là thứ dễ thấy ở các khu định cư cổ đại. Tuy nhiên 4 hộp sọ ở tàn tích ngôi làng mang tên Iglesia Colorada có vài lỗ thủng kỳ lạ, nằm giữa nơi trông như…bãi rác cổ với nhiều mảnh vụn thức ăn, mảnh gốm bị vứt đi từ thời xa xưa. Hơn nữa, các nhà khảo cổ không thấy một mảnh xương nào thuộc về phần cơ thể còn lại, không có dấu vết của những ngôi mộ và không có đồ tùy táng – điều rất bất thường đối với phong tục người Inca.
Một trong các hộp sọ – ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Nhóm nghiên cứu đến từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia ở Santiago đã tiến hành đo tuổi xương và xác định 4 hộp sọ đều là nữ giới trẻ tuổi, có mật độ xương thấp chứng tỏ tình trạng suy dinh dưỡng rất nặng. 3 hộp sọ thuộc về các cô gái 16-30 tuổi, trong khi cái còn lại là một cô bé chỉ 11-13 tuổi.
Một hộp sọ bị vỡ được gắn lại tạm thời – ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Quá trình nghiên cứu tiếp sau đó đưa ra lời giải thích hết sức bi thảm. Những thiếu nữ này là kẻ thù của nhà cầm quyền trong khu vực. Họ bị diết hết, lấy sọ xâu thành một sợi dây rùng rợi dùng trong nghi lễ. Đó là lý do trên sọ có những cái lỗ kỳ lạ. Nhiều dấu vết trên xương cho thấy hành động lóc thịt và da một cách tàn bạo để láy hộp sọ.
Kim tự tháp Inca, một biểu tượng nổi tiếng – ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Video đang HOT
Theo các tác giả, đó là thứ ‘quyền lực khủng bố’ mà triều đại Inca đó đã tạo nên để có thể áp đảo dân chúng và đe dọa các kẻ thù. Chỉ có hài cốt phụ nữ bị sử dụng có thể vì nam giới – vốn có sức lao động và chiến đấu – đã được để cho sống để làm nô lệ.
Rất may, thứ ‘quyền lực khủng bố’ ấy chỉ gói gọn trong một triều đại chứ không lan ra toàn đế chế. Văn minh Inca phát triển từ đầu thế kỷ 13 và hưng thịnh suốt 1 thế kỷ sau đó.
Các phát hiện vừa công bố trên tạp chí khoa học Latin American Antiquity.
A. Thư
Theo Live Science
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp uy ngiêm, huyền bí của Vương cung thánh đường Sở Kiện
Vương cung thánh đường Sở Kiện, còn được gọi là Nhà thờ Kẻ Sở (Dôme de Sở Kiện) là một nhà thờ Công giao Rôma thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, tọa lạc ở thị trấn Kiện Khê, Thanh Liêm, hà Nam.
Đây là một trong những nhà thờ cổ kính và to lớn nhất của tổng giáo phận này, từng đóng vai trò như một nhà thờ chính tòa giáo phận từ năm 1882 đến 1936.
Giáo xứ Sở Kiện được xây dựng tại thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Nằm dọc theo sông Đáy, được bao bọc bởi dãy núi đá vôi cách Tòa TGM Hà Nội khoảng 70km về phía Nam.
Sở Kiện là một giáo xứ cổ kính, có truyền thống đạo đức và đời sống đức tin khá mạnh mẽ. Nơi đây, nguyên là nhà thờ Chính Tòa và Tòa Giám mục của giáo phận Đàng Ngoài.
Ngoài ngôi nhà thờ cổ kính, giáo xứ Sở Kiện còn lưu giữ được nhiều di tích xưa của các vị thừa sai truyền giáo ngoại quốc, những tòa nhà trước đây được dùng làm chủng viện và tòa giám mục.
Quần thể Sở Kiện gồm có nhà thờ chính, tòa Giám mục và chủng viện. Nhà thờ Sở Kiện theo kiến trúc Gothic, được Giám mục Tông tòa Tây Đàng Ngoài Puginier Phước cho khởi công xây dựng vào năm 1877 và hoàn tất vào năm 1882.
Đây là công trình khá đồ sộ, toàn bộ nền được lót gỗ lim để chống sụt lún. Nhà thờ dài 67,2m, rộng 31,2 mét và cao đỉnh 23,2 mét, mang tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Với 4 hàng cột, chia làm 5 gian dọc, nhà thờ có thể chứa từ 4 đến 5 nghìn người.
Giống như hầu hết các kiến trúc nhà thờ ở tây phương, nhà thờ Sở Kiện cũng có các ô cửa kính màu vẽ tranh các vị thánh hoặc các sự kiện trong kinh thánh.
Tuy nhiên, khu vực cung thánh và bàn thờ lại được làm bằng gỗ chạm trổ tinh vi, sơn son thiếp vàng theo phong cách truyền thống Việt Nam.
Tháp chuông nhà thờ có 4 quả chuông lớn mang các sắc âm Đố - Mi - Sol - Đồ, với trọng lượng lần lượt là 2461kg, 1281 kg, 717 kg và 318 kg, đều được làm phép vào năm 1898.
Bên trong nhà thờ còn lưu giữ một cây đàn đại phong cầm cổ trên lầu hát; hài cốt, vải thấm máu của nhiều vị Thánh tử đạo Việt nam và các dụng cụ mà nhà cầm quyền khi xưa đã xiềng xích, tra tấn các vị này.
Bên trong chính điện thánh đường Sở Kiện.
Nhà thờ Sở Kiện không chỉ là nơi tĩnh tâm cho những người theo Đạo, mà còn là điểm đến nổi tiếng của du khách muốn được chiêm ngưỡng một trong những công trình mang phong cách kiến trúc đẹp của Việt Nam.
Ngày 17 tháng 12 năm 2008, nhà thờ Sở Kiện đã được Đức Tổng giám mục Giu-se Ngô Quang Kiệt nâng lên thành đền thờ các thánh tử đạo thuộc tổng giáo phận Hà Nội. Một nhà truyền thống cũng đang được xây dựng để cất giữ và trưng bày các thánh tích của các vị tử đạo. Tất cả cơ sở này, cùng với một nhà tĩnh tâm, sẽ làm thành Trung Tâm Hành Hương Sở Kiện.
Thành Nam
Theo nguoiduatin.vn
Đoàn Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thăm làm việc tại Hà Lan Trong hai ngày 13, 14/5/2019, Đoàn công tác Ủy ban Pháp luật của Quốc hội do ông Phạm Trí Thức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban làm Trưởng đoàn đã có chuyến thăm làm việc tại Hà Lan. Đoàn công tác Ủy ban Pháp luật của Quốc hội làm việc với Bộ Nội vụ Hà Lan. Ảnh: ĐSQ Việt Nam tại Hà Lan Trong...