Hại con vì tự ý tiêm hormone để tăng chiều cao
Gần đây, nhiều bệnh viện đã phải tiếp nhận những trường hợp bệnh nhân tự ý dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng có chứa hormone tăng trưởng để tăng chiều cao dẫn đến những hậu quả tai hại, đặc biệt là bệnh to đầu chi. Vậy hormone tăng trưởng liệu có giúp tăng chiều cao, và nếu dùng cần lưu ý những gì?
Theo chị T chia sẻ trên một mạng xã hội thì con chị 16 tuổi nhưng chỉ cao 1,45m. Nghe người quen giới thiệu có một loại thực phẩm chức năng có chứa hormone tăng trưởng giúp phát triển chiều cao rất tốt với giá gần 2 triệu đồng, chị đã mua về cho con uống trong 1 tháng. Tuy nhiên, sau khi uống thì chiều cao của con không thấy tăng mà các khớp ngón tay, ngón chân lại có dấu hiệu to lên rõ ràng, sờ vào cảm giác xương bị lồi ra. Bác sĩ cho biết, con chị đã bị bệnh to đầu chi do sử dụng hormone tăng trưởng. Theo các bác sĩ, ở lứa tuổi này xương trẻ đã bị cốt hóa hoàn toàn nên các loại thuốc tăng trưởng không giúp tăng chiều cao, ngược lại sẽ gây những tác hại khôn lường.
Thời gian gần đây, nhận thấy sự quan tâm sốt sắng của các bậc phụ huynh về chiều cao của con, nhiều công ty đã nhanh chóng nhảy vào thị trường hormone tăng trưởng với quảng cáo là giúp trẻ nhanh chóng cải thiện chiều cao rõ rệt. Tìm mua những sản phẩm này không khó, có thể mua ở nhiều hiệu thuốc và thậm chí là ở trên mạng, được quảng cáo là có thể tăng chiều cao thậm chí cho cả những người đã… trên 40 tuổi.
Theo các bác sĩ, thực ra việc sử dụng hormone tăng trưởng giúp tăng chiều cao là có cơ sở. Hormone tăng trưởng của con người được sản xuất bởi tuyến yên và sự tiết ra của nó có thể được tối ưu hóa mạnh mẽ bằng một số phương pháp kích thích tự nhiên. Chiều cao của con người phụ thuộc vào ba yếu tố chính: Gene di truyền, dinh dưỡng và nội tiết. Trong số này, chỉ có yếu tố gene là không thể thay đổi, còn dinh dưỡng và nội tiết đều có thể tác động được.
Khi xác định được nguyên nhân về chậm phát triển tăng trưởng chiều cao ở trẻ là do thiếu hormone, thì lúc đó trẻ sẽ có chỉ định tiêm hormone tăng trưởng để phát triển chiều cao. Thời gian tiêm thuốc kéo dài 2-4 năm. Nếu đáp ứng thuốc tốt, trong năm đầu tiên trẻ có thể cao thêm 8-12cm. Năm thứ hai mức độ đáp ứng thuốc giảm còn 75% của 8-12cm. Năm thứ ba đáp ứng còn 50%, sau đó mức độ đáp ứng thuốc giảm dần nhưng vẫn tăng chiều cao nếu trẻ được tiêm kích thích tố đều.
Video đang HOT
Hormone tăng trưởng được chỉ định ưu tiên tuyệt đối cho các trường hợp chậm phát triển chiều cao, chậm phát triển trí tuệ, thiểu năng sinh dục kèm theo đó là béo phì; dưới 2 tuổi sẽ có biểu hiện biểu hiện mềm cơ, khó nuốt, khó thở, tiếng khóc bé; suy thận mãn, ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển chiều cao.
Tuy nhiên, nếu chiều cao không tăng quá 2cm/năm sau 2 năm dùng thuốc, bị tác dụng phụ (đau khớp, gây khối u – đặc biệt là u não, tăng áp lực nội sọ lành tính, phản ứng giả bệnh bạch cầu – lượng bạch huyết cầu tăng trong máu số lượng nhiều…) thì các bác sĩ sẽ dừng ngay việc điều trị. Ngoài ra, do tuổi xương đã lớn (nữ: 13 tuổi, nam: 14 tuổi), việc dùng thuốc cũng không hiệu quả, thậm chí khi đầu xương đã đóng, việc tiêm hormone không giúp phát triển chiều dài mà còn có thể dẫn tới to đầu chi tăng áp lực nội sọ, làm phát triển khối u.
Vì vậy việc dùng hormone để tăng trưởng chiều cao, cha mẹ cần lưu ý là nên đưa con bệnh viện chuyên khoa để có liệu trình điều trị phù hợp, không tự ý mua thuốc về để tiêm cho con.
Theo Trâm Anh
An ninh thủ đô
Những 'sát thủ' của phát triển chiều cao
Nếu muốn có một thân hình cao lớn, ngoài di truyền, chế độ ăn uống cũng hết sức quan trọng, sau đây là một số thực phẩm được coi là "sát thủ" của chiều cao vì chúng làm giảm hoạt động của các hormone tăng trưởng trong cơ thể, khiến cho chiều cao của bạn không phát triển.
Ảnh minh họa.
Đồ ăn chứa nhiều đường
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt chứa nhiều đường như: bánh kẹo, đồ uống ngọt... không chỉ kích thích quá trình chuyển hóa đường thành mỡ gây bệnh béo phì, mà còn làm giảm khả năng hấp thụ calci và các vitamin, khoáng chất khác của cơ thể.
Nếu lượng đường chiếm từ 16-18% trong tổng hàm lượng thức ăn của bạn thì bạn sẽ thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề về đường tiêu hóa.
Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ
Các thực phẩm đóng hộp hoặc được chiên qua nhiều dầu mỡ thường mất đi khá nhiều chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến, trong đó có cả vitamin D và các chất xơ.
Các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ lại cung cấp cho bạn quá nhiều calo, dễ dẫn đến bệnh béo phì và hạn chế sự phát triển của các tế bào thần kinh.
Các loại đồ uống có ga
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 60% các trường hợp thiếu calci ở người trẻ tuổi đều xuất phát từ thói quen uống các loại đồ uống có ga của họ.
Các loại đồ uống có ga thường chứa nhiều acid phosphoric. Quá nhiều hàm lượng acid này có thể dẫn tới việc làm tăng đào thải calci qua nước tiểu, bạn sẽ chậm phát triển cả về chiều cao và thể lực.
Theo Trí Thức Trẻ
Biến chứng về mắt của bệnh nhân tiểu đường PGS.TS Phạm Văn Tần, Trưởng khoa Khám bệnh và Điều trị ngoại trú, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa, triệu chứng đặc trưng là tăng đường huyết mãn tính cùng với rối loạn chuyển hóa carbonhydrate, chất béo, protein do thiếu insulin. Ở Việt nam, bệnh tiểu đường ngày càng nhiều. Bệnh thường...