Hải chiến Hoàng Sa 1974: Vác bụng bầu chạy tìm xác chồng

Theo dõi VGT trên

Cuộc chiến dù thành hay bại thì vẫn có sự hi sinh và chia ly mất mát. Người chết thì đã chết, còn lại những người mẹ, người vợ ở quê nhà phải sống chung cùng nỗi đau quặn thắt khi mất người thân.

Video: Ký ức 40 năm Hoàng Sa

Hải chiến Hoàng Sa 1974: Vác bụng bầu chạy tìm xác chồng - Hình 1

Đào giếng nước ngọt ở Hoàng Sa – Ảnh chụp lại tư liệu Kỷ yếu Hoàng Sa

Lãnh tử ngày 28 Tết

Bà Nguyễn Thị Lan, sinh năm 1948, là vợ người lính địa phương quân Trần Văn Hảo, sinh năm 1938, nhận nhiệm vụ bảo vệ Hoàng Sa.

Đầu năm 1974, ông Hảo nhận Sự vụ lệnh lên đường đi Hoàng Sa 6 tháng, nghe tin chồng đi lính biển, bà Lan như hồn treo cột buồm.

Lúc này hai vợ chồng đã có 4 người con, vắng chồng, một mình bà tảo tần buôn gánh bán bưng mưu sinh.

“Ngày 28 Tết (20.1.1974), đơn vị ổng báo về Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm giành đảo, chưa rõ địa phương quân sống chết ra sao”, bà Lan kể.

Khi đó bà Lan đang mang thai anh Trần Văn Vinh (sinh năm 1974) phải ôm bụng bầu tức tốc vượt sông Hàn qua biển Đà Nẵng tìm chồng trong số xác hải quân đưa về.

Bà Lan thẫn thờ suốt mấy ngày Tết chờ xác, không ăn uống vừa lo cho 4 đứa con nhỏ vì đứa đầu lớn nhất mới 9 tuổi nên tiều tụy rất nhanh.

“Đơn vị nói làm giấy lãnh tử, tui làm rồi và được hẹn cuối tuần vô nhận, nhưng rồi mấy ngày sau, anh tui trên Tây nguyên đọc được tờ báo đâu ở Sài Gòn thấy tên và ảnh ông Hảo bị bắt làm tù binh nên mới gửi thư thông báo tui biết”, bà Lan kể lại.

Hải chiến Hoàng Sa 1974: Vác bụng bầu chạy tìm xác chồng - Hình 2

Bà Nguyễn Thị Lan và ông Trần Văn Hảo – Ảnh: Nguyễn Tú

Sau 3 tháng bị cầm tù, ông Hảo được trao trả về nước nhưng dường như đã trở thành người khác. Bà Lan kể từ đó ông Hảo hay thẫn thờ như chưa dứt được ám ảnh về ký ức kinh hoàng bị kẻ thù tấn công vào đảo và rất nhiều đêm giật mình bởi ác mộng.

Từ đó ông Hảo làm việc gì cũng không tập trung đầu óc, ông đạp xe thồ một thời gian thì xin đi phụ thợ hồ ở công trình xây dựng.

Video đang HOT

Rồi tai nạn lao động xảy ra, ông càng thêm ngơ ngẩn khi bị chấn thương sọ não.

Lúc đó hai vợ chồng đã có 7 người con, bà Lan một tay gạt nước mắt, một tay gánh hàng rong bươn chải nuôi gần chục miệng ăn trong gia đình, tài sản trong nhà lần lượt ra đi để điều trị cho ông Hảo.

Hiện đầu óc ông Hảo vẫn còn chút tỉnh táo nhưng đôi chân thì nhiều năm qua đã không đi lại được.

“Thương ổng, ngày xưa tui nói ổng trốn lính để còn sống cho vợ cho con mà không được, thôi thì phận làm vợ mình ráng vì chồng, vì con mà sống vậy”, bà Lan ngậm ngùi.

Bị bắt trước ngày cưới

Một người vợ, người mẹ khác của lính bảo vệ Hoàng Sa sau trận hải chiến 1974 cũng phải lặn lội ôm bụng bầu tìm xác chồng những ngày giáp Tết năm đó là bà Nguyễn Thị Mỹ, sinh năm 1947.

Bà Mỹ là vợ trung sĩ công binh Nguyễn Văn Cúc, theo giấy tờ sinh năm 1952, Đại đội 812, Tiểu đoàn 81 công binh kiến tạo, Quân đoàn 1, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

Hai vợ chồng có con đầu vào năm 1971, ông Cúc làm lính công binh thường xuyên vắng nhà, bà Mỹ trồng hoa ở làng hoa Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng với mẹ chồng và chăm con.

Hải chiến Hoàng Sa 1974: Vác bụng bầu chạy tìm xác chồng - Hình 3

Bà Nguyễn Thị Mỹ và ông Nguyễn Văn Cúc – Ảnh: Nguyễn Tú

Hải chiến Hoàng Sa 1974: Vác bụng bầu chạy tìm xác chồng - Hình 4

Bà Mỹ và ông Cúc trước lúc ông Cúc ra đảo Hoàng Sa 1974 – Ảnh ông Cúc cung cấp

Đầu năm 1974, đội công binh của ông Cúc nhận lệnh đi Hoàng Sa để lấy mẫu đất khảo sát xây dựng sân bay.

Lẽ ra ông Cúc không có trong danh sách này vì bà Mỹ đang mang bầu đứa thứ 2 và trong năm 1973 ông Cúc đã 2 lần ra Hoàng Sa xây bể ngầm chứa nước ngọt.

Nhưng thiếu người vào phút cuối, ông Cúc lại có bằng lái tàu nhờ từ nhỏ đã theo gia đình ra khơi đánh cá nên đơn vị đưa vào danh sách.

“Hồi đó giáp Tết rồi, đài đọc nghe chết nhiều lắm tui phát hoảng, suốt ngày tui với mẹ chồng ôm đài ngóng tin”, bà Mỹ nhớ lại.

Một tháng sau, khi báo chí Sài Gòn đưa tin Trung Quốc trao trả 5 người bị bắt ở Hoàng Sa, trong đó có ông Cúc đang bị thương ở chân, thì bà Mỹ mới thở phào nhẹ nhõm.

Một người lính khác bị chia lìa hạnh phúc lứa đôi trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 là ông Lê Lan, sinh năm 1952, quê quán xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, y tá quân khu Tiểu khu Quảng Nam.

Lần đầu ông Lan ra Hoàng Sa khoảng giữa mùa thu 1971, chàng y tá 19 tuổi khi ấy là người trẻ tuổi nhất trong chuyến đổi quân đợt 45 ở Hoàng Sa.

Sau 3 tháng hoàn thành nhiệm vụ, ông Lan trở về đất liền; đến tháng 10.1973 thì tiếp tục ra Hoàng Sa đổi quân đợt 54.

Ông Lan kể khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa ngày 19.1.1974, thì chỉ còn một tuần nữa là ông Lan kết thúc chuyến công tác và sẽ về nhà cưới vợ.

Dự định là vậy nhưng “chúng tôi đã phân chia nhiệm vụ chiến đấu và giữ lấy đảo vì đảo là chủ quyền của chúng ta, nhưng chúng (Trung Quốc) đông quá cùng tàu chiến nhiều, cuối cùng chúng cũng chiếm được Hoàng Sa”, ông Lan nói.

Ông Lan nhớ trên đảo có 32 người Việt Nam bị bắt làm tù binh, khi đưa về đảo Hải Nam (Trung Quốc) thì có thêm 21 người Việt Nam khác cũng bị bắt giữ.

Một tháng sau, ông Lan được trao trả về cho chính quyền Sài Gòn.

Theo TNO

Chủ quyền không thể xác lập bằng vũ lực

Hiến chương Liên hợp quốc cũng như tất cả các văn bản luật quốc tế đều không thừa nhận việc sử dụng vũ lực để chiếm đóng. Hành động của Trung Quốc năm 1974 có nhiều chứng cứ cho thấy là một cuộc xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam.

Suốt quá trình trước, trong và sau trận hải chiến Hoàng Sa, Việt Nam Cộng hòa (VNCH) liên tục phản đối các hành động của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao VNCHđã ra Tuyên cáo lên án Trung Quốc xâm chiếm và khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của VNCH tại quần đảo này.

Trên thực địa, nhằm mục đích bảo vệ chủ quyền, hải quân VNCH đã phải nổ súng, thực hiện quyền tự vệ chính đáng, dù biết đối phương mạnh hơn.

Một ngày sau trận chiến, Bộ Ngoại giao VNCH tiếp tục có công hàm gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc để yêu cầu Tổng thư ký, theo Điều 99 Hiến chương, lưu ý Hội đồng Bảo an về tình hình nghiêm trọng xảy ra bởi hành động xâm chiếm của Trung Quốc. Tiếp đó, VNCH gửi thư cho các quốc gia thành viên của Hiệp định Paris 1973 để cảnh báo về hiểm họa gây ra bởi việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Chủ quyền không thể xác lập bằng vũ lực - Hình 1

Đơn vị lính bảo an thực hiện nghi thức chào cờ trên đảo Hoàng Sa. Ảnh tư liệu

Ngày 21/1/1974, Ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc đã triệu tập sứ quán các nước để tố cáo hành động của Trung Quốc và yêu cầu các nước lên tiếng bày tỏ thái độ, ban hành những biện pháp thích hợp trước biến cố này.

Ngày 14/2/1974, Chính phủ VNCH công bố một bản Tuyên cáo xác nhận chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; khẳng định VNCH sẽ tiếp tục đấu tranh để tái lập và bảo vệ chủ quyền của mình trên những quần đảo này. Tuy sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng, nhưng điều này không có nghĩa là VNCH từ bỏ chủ quyền trên những quần đảo này.

Ngày 22/3/2974, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc đã đến New York (Mỹ) hội kiến Tổng thư ký Liên hợp quốc để tái xác định lập trường của VNCH về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.

Trong khi đó, nhìn ở khía cạnh luật pháp quốc tế, hành động của Trung Quốc có dấu hiệu vi phạm rõ ràng. Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm Hoàng Sa.

Hiến chương Liên hợp quốc tại Khoản 4 Điều 2 quy định: "Các nước thành viên Liên hợp quốc trong quan hệ quốc tế không được đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc nhằm những mục đích khác không phù hợp với mục đích của Liên hợp quốc".

Nghị quyết 2625 ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc quy định rõ:"Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu từ một quốc gia khác sau khi dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp".

Nghị quyết cũng quy định: "Các quốc gia có nghĩa vụ không đe dọa hay sử dụng vũ lực để vi phạm các biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác hay như một biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả những tranh chấp về đất đai và những vấn đề liên quan đến biên giới của các quốc gia".

Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực ra đời đã đặt dấu chấm hết cho phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng xâm chiếm (conquest). Nguyên tắc này ra đời trước khi trận hải chiến tại Hoàng Sa diễn ra. Do đó, Trung Quốc bằng hành vi sử dụng vũ lực, không thể xác lập chủ quyền phi pháp của mình trên quần đảo Hoàng Sa theo luật pháp quốc tế.

Nguyên tắc này cũng được cụ thể hóa trong một loạt các văn kiện quốc tế quan trọng khác như: Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc 1974 về định nghĩa "xâm lược", Định ước của Hội nghị Hensinki 1975 về an ninh và hợp tác của các nước châu Âu, Tuyên bố năm 1987 về việc nâng cao hiệu quả của nguyên tắc khước từ đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế...

Chủ quyền không thể xác lập bằng vũ lực - Hình 2

Tờ lệnh của Quan Bố Án Sát tỉnh Quảng Ngãi về việc phái binh thuyền vâng mệnh triều đình ra đảo Hoàng Sa thực thi nhiệm vụ vào ngày 15/4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834).

Điều 301 Công ước Luật biển 1982 cũng quy định rằng: "Trong việc thực hiện các quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình, các quốc gia thành viên tránh dựa vào việc đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực để xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của mọi quốc gia, hoặc tránh dùng bất kỳ cách thức nào khác không phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế đã được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc".

Việc Trung Quốc xâm chiếm các đảo Phú Lâm và Lin Côn năm 1956 và dùng quân đội chiếm đóng các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Cam Tuyền, sau đó là toàn bộ nhóm đảo Trăng Khuyết là hành động cưỡng chiếm bằng vũ lực, phù hợp định nghĩa về hành vi "xâm lược" theo luật pháp quốc tế.

Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc số 3314 ngày 12/4/1974 đã đưa ra danh mục các hoạt động được coi là hành vi xâm lược, không phụ thuộc có tuyên bố chiến tranh hay không và ở nơi nào. Theo đó, việc sử dụng lực lượng vũ trang chiếm đóng, thôn tính toàn bộ hay một phần lãnh thổ quốc gia khác được coi là hành vi xâm lược.

Nguyễn Hùng Cường

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong
20:59:09 19/11/2024
Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
19:39:21 18/11/2024
Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ
09:16:39 20/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm
11:16:44 19/11/2024
Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa
08:06:09 19/11/2024

Tin đang nóng

Hoa hậu Kỳ Duyên về nước: Visual khác hẳn đêm chung kết, bị "đánh úp" 1 điều ngay tại sân bay
10:23:12 20/11/2024
Hoa hậu Việt suýt bị tước vương miện: Giờ là giám đốc ở trường đại học lớn, cuộc sống viên mãn bên chồng biên tập viên
10:30:30 20/11/2024
Top 5 Miss Universe Vietnam bị lộ hình ảnh nhạy cảm, người trong cuộc nói gì?
10:26:54 20/11/2024
Kỳ Duyên lên tiếng giữa sân bay về những lời chê bai trong hành trình Miss Universe 2024
13:05:43 20/11/2024
Sao Hàn 20/11: Lisa quá gợi cảm; sao nam dùng cái chết của cha để xin giảm án tù
10:43:21 20/11/2024
Ưng Hoàng Phúc: "Tôi bảo Trấn Thành rằng tôi chịu hết nổi rồi"
12:58:05 20/11/2024
Học trò Kỳ Duyên công bố trang phục dân tộc tại Mr World 2024, gây choáng ngợp vì sự kỳ công
11:17:01 20/11/2024
Cô giáo hot nhất cõi mạng Âu Hà My bất ngờ tung ảnh cưới lần 2, danh tính chú rể là ẩn số
13:51:48 20/11/2024

Tin mới nhất

CEO Miss Universe đăng status gắt réo thẳng hoa hậu Thái, biến này căng?

15:43:38 20/11/2024
Cộng đồng fan sắc đẹp khó hiểu trước tuyên bố của chủ tịch Miss Universe về bảng điểm Hoa hậu khu vực. Những giờ qua, mạng xã hội xôn xao trước chuỗi sự thật về kết quả chung kết Miss Universe 2024.

Xe tải lao vào sạp rau, may mắn 1 người bị thương nhẹ

13:01:41 20/11/2024
Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên TL10 (tỉnh Long An) khi xe tải va vào taxi công nghệ, rồi lao vào sạp bán rau, làm 1 người bị thương nhẹ.

Đắk Lắk: Anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn thịt cóc

12:28:22 20/11/2024
Theo lãnh đạo UBND xã Ea Knuếc, người dân trong vùng vẫn làm thịt cóc để chế biến món ăn. Tuy nhiên nếu không biết sơ chế, ăn nội tạng, trứng cóc hoặc da cóc thì có thể bị ngộ độc.

Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Đã tìm thấy tất cả các nạn nhân

11:51:04 20/11/2024
Trước đó, khoảng 16 giờ ngày 18/11, tại khu vực bãi bồi sông Hồng, đoạn thuộc khu 1, xã Hiền Quan, huyện Tam Nông có 5 học sinh mất tích.

Vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng: Tìm thấy thi thể thứ 2 bị trôi xa 20km

17:45:12 19/11/2024
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể thứ 2 trong vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Hà Nội: Đã dập tắt vụ cháy nhà kho trong đêm

11:13:32 19/11/2024
Sau đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát và túc trực để phòng lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 5 giờ ngày 19/11, lực lượng chức năng đã rời hiện trường.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

Có thể bạn quan tâm

Ukraine có và đã sử dụng bao nhiêu tên lửa ATACMS?

Thế giới

15:37:42 20/11/2024
Con số đó càng trở nên đáng chú ý hơn khi xét đến việc Ukraine thường phải sử dụng nhiều tên lửa trong mỗi đợt tấn công để đảm bảo hiệu quả tối đa.

Ngu Thư Hân tỏa sáng rực rỡ, Triệu Lộ Tư càng thêm ê chề

Hậu trường phim

15:35:36 20/11/2024
Ngu Thư Hân và Triệu Lộ Tư được xem là hai mỹ nhân dẫn đầu lứa tiểu hoa 95. Tuy nhiên lúc này, họ đang ở tình cảnh trái ngược nhau.

Lào Cai: Khởi tố 2 cán bộ thẩm định hồ sơ đất đai sai trái

Pháp luật

15:31:31 20/11/2024
Các đối tượng gồm Vũ Xuân Nghiêm, SN 1981, trú tại tổ 25, phường Bắc Cường, TP Lào Cai; hiện là công chức Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai (nguyên Phó trưởng phòng Tài nguyên và môi trường huyện Bảo Thắng).

1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ

Sao châu á

15:20:24 20/11/2024
Cặp đôi gây bất ngờ khi tuyên bố kết hôn khiến người hâm mộ không kịp trở tay , tạo nên sự kiện rúng động giới giải trí.

Chân dung mẹ vợ hào phóng nhất miền Tây: Tặng con 1.000 cây vàng làm của hồi môn, đám cưới không nhận tiền mừng, khách tới dự còn có vàng mang về

Netizen

15:14:08 20/11/2024
Mùa cưới đến là lúc khắp cõi mạng xôn xao với những lễ cưới độc đáo, khác lạ rộn ràng khắp nơi. Một trong những lễ cưới khiến tất cả mọi người phải choáng ngợp trước sự đầu tư khủng của gia đình nhà gái,

Xót xa hình ảnh NSƯT Kim Tiểu Long cầm hoa trắng tiễn biệt con gái nuôi lần cuối

Sao việt

15:12:56 20/11/2024
Sáng nay (20/11), linh cữu Kim Tiểu Ly đã được đưa đi hạ táng tại quê nhà. Trong suốt buổi lễ, người ta luôn trông thấy hình ảnh NSƯT Kim Tiểu Long đứng bên cạnh linh cữu của con gái nuôi không rời.

HLV Deschamp nói thẳng về tiền đạo Mbappe

Sao thể thao

14:59:07 20/11/2024
Vắng mặt trong bốn trận đấu gần đây nhất của đội tuyển Pháp, tiền đạo Mbappe bị nghi ngờ mất băng đội trưởng khiến HLV Deschamp đã lên tiếng, đồng thời lý giải việc anh đá trung phong mà không chạy cánh.

Cái tên không ngờ giành Quán quân Sao nhập ngũ 2024

Tv show

13:47:02 20/11/2024
Jun Vũ giành ngôi vị Quán quân Sao nhập ngũ dù mục tiêu ban đầu là không gây trở ngại người khác và không đứng bét .

Đạo diễn nghìn tỷ Trấn Thành hứa làm khán giả cười xỉu lên xỉu xuống

Phim việt

13:37:43 20/11/2024
Trấn Thành nói: Không đùa được với biệt đội siêu quậy này đâu về 4 nhân vật trong phim Tết 2025 Bộ tứ báo thủ và hứa hẹn sẽ làm khán giả cười xỉu lên xỉu xuống .