Hai cháu nhỏ ở Mường Tè tử vong nghi do ngộ độc nấm rừng
Ngày 6/6, ông Đao Văn Khánh, Chủ tịch UBND huyện Mường Tè ( Lai Châu) xác nhận, trên địa bàn huyện vừa xảy ra vụ nghi ngộ độc nấm rừng khiến hai cháu nhỏ tử vong.
Trước đó, khoảng 18 giờ ngày 3/6, Sở Y tế tỉnh Lai Châu nhận được thông tin và báo cáo nhanh của Trung tâm Y tế huyện Mường Tè về vụ nghi ngộ độc thực phẩm do ăn nấm rừng xảy ra tại lán nương của người dân ở bản Phìn Khò (xã Bum Tở, huyện Mường Tè).
Theo lời kể của bà Ly Phì Xó ở bản Phìn Khò, chiều tối 31/5, các cháu của bà đi hái nấm trên nương mang cho bà để chế biến thức ăn. Đến khoảng 19 giờ cùng ngày, 7 bà cháu ăn cơm, thức ăn gồm canh rau bí nấu lẫn nấm, cơm trắng. Chỉ vài giờ sau khi dùng bữa, hai cháu Phùng L. D. (9 tuổi) và Phùng M. D. (11 tuổi) kêu đau đầu, chóng mặt, đau bụng nhiều, buồn nôn và nôn ra thức ăn và những cháu còn lại đều có dấu hiệu đau bụng ít và buồn nôn.
Với cùng biểu hiện nôn ra thức ăn kèm lẫn máu, khoảng 0 giờ ngày 1/6, cháu Phùng L. D. tử vong tại lán nương; khoảng 9 giờ ngày 3/6, cháu Phùng M. D. cũng tử vong.
Khi hai cháu tử vong, bà Ly Phì Xó không báo chính quyền địa phương mà tự chôn cất tại nương.
Video đang HOT
Trưa 3/6, Công an xã Bum Tở nhận được thông tin đã tổ chức đưa 4 cháu bé và bà Ly Phì Xó xuống Trung tâm Y tế huyện Mường Tè khám, cấp cứu và được chẩn đoán nghi ngộ độc thực phẩm do ăn phải nấm độc.
Hiện, cả 5 bà cháu trên đã ổn định, đang được theo dõi và điều trị tại Khoa Cấp cứu hồi sức tích cực và Chống độc – phẫu thuật – gây mê hồi sức, Trung tâm Y tế huyện Mường Tè. Mẫu thức ăn nghi gây ngộ độc đã được gửi về Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia để kiểm nghiệm, xác định nguyên nhân.
Sở Y tế tỉnh Lai Châu chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống thông tin của huyện, xã và tuyên truyền trực tiếp tại các thôn, bản về cách phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; không dùng các loại rau, măng, nấm rừng chứa độc tố tự nhiên và các loại côn trùng có độc… làm thực phẩm.
Hai vợ chồng chết sau ăn nấm, Bệnh viện Chợ Rẫy nhận định được chất độc
Liên quan đến gia đình ba người ở Tây Ninh bị ngộ độc nấm rừng khiến hai người chết, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã nhận định được chất độc trong nấm là thuộc nhóm Amanitin toxin.
Một thành viên trong gia đình ba người từng được điều trị tích cực tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) vì bị ngộ độc sau khi ăn nấm hái trong rừng - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 14-6, bác sĩ Lê Quốc Hùng - trưởng khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) - cho biết liên quan đến gia đình ba người ở Tây Ninh bị ngộ độc nấm rừng đưa vào cấp cứu tại bệnh viện vào ngày 6-6, các bác sĩ đã nhận định được chất độc trong nấm gây ngộ độc cấp.
Chất độc này đã khiến 2/3 người trong gia đình (người chồng và vợ) đã chết.
Theo đó, vào thời điểm cả gia đình nhập viện (ngày 6-6), các bác sĩ đã nhận định họ bị ngộ độc chất độc thuộc nhóm Amanitin toxin (tên chung là Amatinin) dựa trên tình trạng diễn tiến bệnh.
Trong tự nhiên có nhiều loại nấm độc có thể mang độc chất Amanitin, các bác sĩ chưa thể xác định chính xác loại nấm độc nào gia đình này đã ăn phải do người chồng hái cùng lúc nhiều loại nấm và đã dùng hết, cần phải tiếp tục điều tra thêm.
Vì thế các bệnh nhân được điều trị đặc hiệu với thuốc NAC và các biện pháp hỗ trợ tích cực khác như: thuốc bổ gan, chống rối loạn đông máu, lọc máu hấp phụ, thay huyết tương...
Nhưng do các bệnh nhân đến bệnh viện quá trễ nên tổn thương gan quá nặng, không đáp ứng với điều trị, người chồng và vợ lần lượt đã chết. Riêng người con gái 17 tuổi, sau khi điều trị tích cực, tình trạng sức khỏe cải thiện dần và đã được xuất viện theo nguyện vọng.
"Hiện nay có rất nhiều nấm độc với hình dạng và độc tính khác nhau, tuy nhiên có thể chia ra các nhóm chứa các độc tố chung. Ở những bệnh nhân này, chúng tôi nhận định họ đã nhiễm chất độc thuộc nhóm Amanita toxin. Chất độc này dẫn đến tình trạng tổn thương, hoại tử tế bào gan cấp cho những ai ăn phải", bác sĩ Hùng nói.
Bác sĩ Hùng cho biết thêm, theo y văn khẳng định, ngộ độc Amatinin cần được điều trị sớm trong vòng 6 - 12 giờ sau khi ăn phải nấm độc. Mặc dù bệnh nhân có được điều trị sớm nhưng tỉ lệ tử vong vẫn có thể lên tới 60%.
Trong trường hợp các bệnh nhân trong một gia đình ở Tây Ninh vào Bệnh viện Chợ Rẫy ngày thứ 3 - khi tổn thương gan diễn tiến đã lâu, do vậy tỉ lệ chết là cực kỳ cao.
Thận trọng khi ăn các loại nấm rừng
Bác sĩ Nguyễn Thị Thủy Ngân - phó khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy - khuyến cáo người dân cần thận trọng khi dùng các loại nấm ở rừng khi chưa hiểu rõ về chúng. Có không ít trường hợp đã ăn nhầm nấm độc và bị ngộ độc nấm. Đặc biệt, mùa mưa là thời điểm nhiều loại nấm sinh sôi nhất.
Ngoài ra, nấm rừng dù không độc vẫn có thể bị nhiễm độc tố từ các loại nấm rừng khác hoặc con vật có độc tiết, chất độc dính vào nấm. Vì vậy, người dân cần thận trọng khi sử dụng các loại nấm được hái từ rừng nhằm tránh bị ngộ độc.
Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa. Chiều tối 3/6, người thân, bà con láng giềng, đại...