Hải cẩu khổng lồ nặng gần 600kg gây náo loạn thị trấn ở Australia
Một con hải cẩu khổng lồ gần đây đã gây hỗn loạn thị trấn Dunalley ở Australia khi đùa nghịch khắp nơi và lăn ra ngủ trên đường.
Hải cẩu Niel trong một lần lên bờ hồi giữa tháng 12/2023. Ảnh: CBS News
Chú hải cẩu có tên là Niel lần đầu lên bờ là vào tháng 7/2022, khi mới 20 tháng tuổi. Thời điểm đó, một tài khoản Instagram chuyên đăng tải các khoảnh khắc Niel chơi đùa bên bờ biển đã có đến 128.000 lượt theo dõi.
Nhưng cho đến khi chú hải cẩu nặng gần 600 kg quay trở lại đất liền lần nữa vào tháng 12/2023, Neil mới thực sự trở nên nổi tiếng. Tài khoản ghi lại hình ảnh hải cẩu Niel gây náo loạn trên khắp thị trấn Dunalley đã thu hút hơn 867.000 người theo dõi và 14 triệu lượt thích.
Đến những ngày gần đây, Niel tiếp tục quay trở lại đất liền với một loạt hoạt động thu hút sự chú ý của người dân địa phương như nằm xuống trước một văn phòng bất động sản và gây náo loạn bên ngoài một cửa hàng bán cá và khoai tây chiên.
Ngoài ra, các bức ảnh và video gần đây cũng cho thấy chú hải cẩu này có sở thích đùa nghịch với các cọc tiêu giao thông trên đường, làm biến dạng chúng và gây bất tiện cho giao thông.
Video đang HOT
Trước đó, vào tháng 11/2023, Neil đã nằm ngủ ngay trước xe của một phụ nữ, chắn ở đầu xe khi người này chuẩn bị đi làm.
Mặc dù có thân hình to lớn và nhiều trò nghịch ngợm nhưng chú hải cẩu này vẫn nổi tiếng là một con vật vui vẻ, được người dân địa phương yêu thích. Nhiều người trên mạng xã hội cũng bày tỏ thích thú với sự xuất hiện của Neil, nhưng điều này cũng dấy lên mối lo ngại về an toàn và những vấn đề rắc rối khác. Dù sao, Niel vẫn là động vật hoang dã và có kích thước lớn.
Khi Neil ngày càng nổi tiếng, càng có nhiều người đến thăm khu vực này với hy vọng được nhìn thấy chú hải cẩu khổng lồ đang đùa nghịch.
Mary-Anne Lea, Giáo sư Viện Nghiên cứu Hàng hải và Nam Cực tại Đại học Tasmania, cho biết: “Chúng ta cần nhớ đây là những động vật hoang dã. Sẽ không sao cả nếu chúng chỉ dễ thương và tương tác với con người theo các cách an toàn. Nhưng sau đó chúng trở nên to lớn hơn và các hành vi theo bản năng tự nhiên khác bắt đầu bộc phát, khiến chúng có những hành động mà bạn sẽ không thích”.
Mặc dù nặng gần 600kg, nhưng Neil vẫn có khả năng di chuyển với tốc độ cao nếu bị quấy rối.
Giáo sư Mary-Anne Lea đề cập đến câu chuyện về chú hải mã Freya nổi tiếng ở Na Uy đã từng thu hút sự quan tâm của rất nhiều người vào năm 2022. Thế nhưng, Freya sau đó đã được an tử vì chính quyền Na Uy tuyên bố nó là mối đe dọa đối với sự an toàn của con người. Kết cục của chú hải mã chưa từng làm hại ai đã tạo nên tranh cãi lớn vào thời điểm đó.
Vào tháng 8/2023, một con hải cẩu con đã chết vì bị sốc sau khi bị một người phụ nữ bế lên, mặc dù đã được yêu cầu không làm vậy với con vật.
Chủ sở hữu tài khoản Instagram đăng ảnh Neil cũng buộc phải ngừng cập nhật về vị trí của Neil sau cuộc trao đổi với các nhà sinh vật biển. Đồng thời, tài khoản này cũng đăng lời nhắc nhở mọi người hãy tôn trọng Neil – một sinh vật hoang dã có tính cách độc đáo. Bài đăng nhằm mục đích bảo vệ sự an toàn của con người và cũng là để bảo vệ Neil.
Mỹ-Anh bắn phá 8 mục tiêu ở Yemen, Houthi lập tức trả đũa
Mỹ và Anh tuyên bố tấn công 8 địa điểm trên lãnh thổ Yemen, phá hủy cơ sở lưu trữ ngầm dưới lòng đất của lực lượng Houthi.
Không lâu sau, Houthi khẳng định đã tấn công tàu chở hàng quân sự của Mỹ để trả đũa.
New York Times hôm nay (23/1) dẫn tuyên bố chung của quân đội Mỹ và Anh xác nhận, đã tiến hành các cuộc tấn công nhắm vào 8 mục tiêu của lực lượng Houthi trên lãnh thổ Yemen hôm 22/1. Đợt tập kích mới nhất nhận được "sự hỗ trợ của Australia, Bahrain, Canada và Hà Lan".
Một nhóm thành viên lực lượng Houthi ở Yemen. Ảnh:NYTimes
"Chúng tôi sẽ không ngần ngại bảo vệ sinh mạng và dòng chảy thương mại tự do tại một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới trước mối đe dọa liên tục của Houthi", tuyên bố chung của Mỹ và Anh có đoạn.
Houthi hiện kiểm soát miền Tây Yemen, bao gồm thủ đô Sanaa và khu vực bờ biển tiếp giáp Biển Đỏ để đi vào kênh đào Suez. Lực lượng này gần đây nhắm mục tiêu vào tàu bè trên biển mà họ cho là có liên quan đến Israel để phản đối chiến dịch của Tel Aviv ở Dải Gaza.
Theo New York Times, đây là lần thứ tám Mỹ tấn công mục tiêu của Houthi chỉ trong vòng hai tuần. Các cơ sở bị tấn công lần này bao gồm trạm radar; khu vực triển khai máy bay không người lái (UAV) và tên lửa; cùng một cơ sở lưu trữ dưới lòng đất mà Houthi vận hành.
Tỏng cộng, Mỹ và Anh đã ném bom 60 mục tiêu ở gần 30 địa điểm trên lãnh thổ Yemen kể từ ngày 11/1. New York Times mô tả đây là dấu hiệu cho thấy Mỹ muốn duy trì một chiến dịch lâu dài nhắm chống lại Houthi, trong bối cảnh căng thẳng ở Trung Đông đang leo thang.
Tuy nhiên, đến nay, chiến dịch của Mỹ chưa thể khiến khả năng tấn công Biển Đỏ của Houthi giảm sút đáng kể. Các quan chức Mỹ đánh giá, vũ khí tấn công cũng như các hệ thống radar cảnh giới của Houthi chủ yếu được gắn trên các phương tiện di động, giúp có thể di chuyển hoặc nguỵ trang để tránh nguy cơ bị tấn công từ bên ngoài lãnh thổ Yemen.
Ngay sau cuộc tập kích mới nhất của Mỹ-Anh, phát ngôn viên Houthi Yahya Sarea tuyên bố lực lượng này sẽ trả đũa các cuộc tấn công của Mỹ. "Bất cứ hành vi gây hấn mới nào khác đều sẽ bị trừng phạt", đại diện Houthi khẳng định.
Houthi cũng cho biết họ đã vừa tấn công tàu chở hàng quân sự Ocean Jazz của Mỹ ở Vịnh Aden.
Tuy nhiên, quân đội Mỹ và Nhà Trắng phủ nhận thông tin tàu Ocean Jazz trúng hỏa lực của Houthi. "Báo cáo của Houthi là sai sự thật. Hải quân Mỹ đã duy trì liên lạc liên tục với Ocean Jazz trong suốt quá trình con tàu di chuyển an toàn trên biển", quân đội Mỹ tuyên bố.
Mỹ trình làng dòng máy bay siêu thanh chống ồn mới Hôm 13.1, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố dòng máy bay siêu thanh chống ồn mới, trong nỗ lực hiện thực hóa các chuyến bay siêu thanh thương mại trên đất liền ở Mỹ. Cận cảnh dòng máy bay siêu thanh mới. Ảnh AFP Trong buổi lễ chung với công ty Skunk Works trực thuộc Tập đoàn Lockheed...