Hải cảnh Trung Quốc lại ‘rình rập’ tàu cá Nhật Bản
Hai tàu hải cảnh Trung Quốc tìm cách áp sát một tàu cá Nhật Bản gần nhóm đảo tranh chấp, buộc giới chức Tokyo điều tàu can thiệp.
Cảnh sát biển Nhật Bản ngày 22/2 cho biết hai tàu hải cảnh Trung Quốc nhiều lần đến gần nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông hôm 20-21/2, tìm cách tiếp cận một tàu cá của Nhật Bản chở theo ba thủy thủ đang hoạt động tại đây.
Cảnh sát biển Nhật Bản sau đó điều tàu tuần tra tới hộ tống tàu cá, đồng thời phát cảnh báo yêu cầu tàu hải cảnh Trung Quốc rời đi. Hải cảnh Trung Quốc còn điều hai tàu tuần tra khác đến khu vực giáp vùng biển Nhật Bản tuyên bố chủ quyền quanh nhóm đảo tranh chấp, một trong số này dường như được trang bị pháo, cảnh sát biển Nhật Bản cho biết.
Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, tháng 11/2013. Ảnh: JCG .
Đây là lần thứ 9 trong năm các tàu hải cảnh Trung Quốc tiếp cận nhóm đảo tranh chấp với Nhật Bản. Hôm 8/2, Tokyo trao công hàm phản đối cho Bắc Kinh sau “sự cố không thể chấp nhận được”, khi các tàu hải cảnh Trung Quốc tìm cách tiếp cận tàu cá Nhật Bản hoạt động gần nhóm đảo tranh chấp.
Video đang HOT
Vụ đối đầu xảy ra hôm 6/2, khi hai tàu hải cảnh Trung Quốc tìm cách áp sát hai tàu cá Nhật Bản gần nhóm đảo tranh chấp. Cảnh sát biển Nhật Bản lập tức điều tàu tuần tra tới bảo vệ các tàu cá, đồng thời phát hiện hai tàu hải cảnh khác của Trung Quốc hoạt động ở khu vực lân cận, một trong hai chiếc được trang bị pháo.
James Brown, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Temple, chi nhánh Tokyo, dự đoán tình hình có thể “leo thang nghiêm trọng” ở nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư sau khi Trung Quốc thông qua luật hải cảnh mới, tăng đáng kể quyền lực cho lực lượng này tại các vùng biển tranh chấp.
“Hải cảnh Trung Quốc có thể lên tàu cá Nhật và bắt bất cứ thủy thủ nào trên đó”, Brown nói và cảnh báo Nhật Bản sẽ “phản ứng mạnh” nếu Trung Quốc bắt công dân của họ.
Luật Hải cảnh Trung Quốc có hiệu lực từ 1/2, cho phép lực lượng này nổ súng vào tàu thuyền nước ngoài mà Bắc Kinh coi là “hoạt động trái phép” trong vùng biển nước này tuyên bố chủ quyền.
Các tàu hải cảnh Trung Quốc thường xuyên hoạt động xung quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát, trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt mục tiêu đưa nước này trở thành “cường quốc hàng hải”. Chính phủ Nhật Bản phải thành lập tổ công tác đặc biệt tại văn phòng thủ tướng để phân tích tình hình quanh nhóm đảo tranh chấp.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga hồi cuối tháng 1 tái khẳng định “cam kết kiên định” của nước này trong việc bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư theo hiệp ước an ninh lâu dài giữa hai nước.
Nhật có thể dùng hải quân đối phó tàu cá Trung Quốc
Nhật cảnh báo có thể huy động tàu chiến để đối phó sau khi Trung Quốc cho phép tàu cá hoạt động gần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Trung Quốc gần đây thông báo với Nhật rằng lệnh cấm đánh bắt với tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động trong vùng biển gần nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư sẽ hết hiệu lực ngày 16/8, tờ Sankei của Nhật đưa tin. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với nhóm đảo và vùng biển xung quanh, cho rằng Nhật Bản "không có quyền yêu cầu các tàu đánh cá Trung Quốc dừng hoạt động".
Giới chuyên gia nhận định khi Trung Quốc dỡ lệnh cấm, khoảng 100 tàu cá nước này sẽ tiến vào hoạt động gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Lực lượng chấp pháp của Nhật sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu Trung Quốc điều tàu hộ tống tàu cá ở khu vực này.
Đáp lại, trong cuộc họp báo ngày 4/8, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono tuyên bố các đơn vị của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đã sẵn sàng ứng phó với diễn biến quanh nhóm đảo tranh chấp. Khi được hỏi lực lượng quân sự nào sẽ được huy động và họ sẽ áp dụng các biện pháp đối phó nào, Bộ trưởng Kono từ chối cung cấp thông tin chi tiết.
Trinh sát cơ P-3C Orion của lực lượng phòng vệ Nhật Bản bay quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, tháng 10/2011. Ảnh: JMSDF.
Khi Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm đánh bắt vào năm 2016, 72 tàu cá cùng 28 tàu công vụ của nước này hoạt động quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trong 4 ngày.
Các tàu hải cảnh Trung Quốc gần đây tăng cường hiện diện gần nhóm đảo tranh chấp, phớt lờ yêu cầu rời đi của phía Nhật. Tàu công vụ của Trung Quốc đã áp sát nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trong 111 ngày liên tục, khoảng thời gian lâu kỷ lục, trước khi rời đi để tránh bão.
Garren Mulloy, chuyên gia quan hệ quốc tế thuộc đại học Daito Bunkyo, cho rằng nếu khoảng 200 tàu đánh cá Trung Quốc được tàu công vụ hộ tống xuất hiện gần Senkaku/Điếu Ngư, cảnh sát biển Nhật Bản sẽ bị quá tải và không thể xử lý hết.
Mulloy cho rằng tuyên bố của Bộ trưởng Kono về việc triển khai lực lượng quân đội để đối phó là "lời cảnh cáo về hậu quả nghiêm trọng" cho Trung Quốc khi hoạt động gần Senkaku/Điếu Ngư.
Vị trí nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đồ họa: Reuters.
Các tàu chiến của JMSDF có thể diện hiện ở khoảng cách vừa đủ với Senkaku/Điếu Ngư, để có thể kịp thời hỗ trợ cảnh sát biển Nhật Bản nếu cần nhưng vẫn thể hiện rằng Tokyo không muốn làm leo thang tình hình. JMSDF cũng có thể triển khai máy bay tuần thám để theo dõi tàu nổi và tàu ngầm đối phương trong khu vực và cảnh báo sớm cho các đơn vị của Nhật Bản.
Nhật phản đối hải cảnh Trung Quốc Nhật Bản yêu cầu lực lượng hải cảnh Trung Quốc ngừng áp sát tàu cá và rời khỏi vùng biển gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. "Chúng tôi đã phản đối mạnh mẽ qua các kênh ngoại giao cả ở Tokyo và Bắc Kinh, yêu cầu họ ngừng tìm cách áp sát tàu cá Nhật Bản và nhanh chóng rời vùng biển chủ quyền...