Hai bánh Hêrôin và cuộc tra tấn 80 ngày đêm như thời trung cổ ,Kỳ 4: Thoát chết bên cầu Cổ Ngựa!
Khi đã có thể nhúc nhắc được tay chân để thi hành án chung thân trong trại 6 Bộ Công an, Trần Minh Dương vẫn không thể hiểu nổi tại sao đại ca của mình là Trần Văn Minh lại đối xử tàn tệ với mình đến thế!
Mỗi khi trái gió trở trời, những vết thương trên thân thể Dương đau nhức như nhắc Dương nhớ lại cái quá khứ hãi hùng, quá khứ chỉ có 80 ngày thôi nhưng đối với Dương còn dài hơn cả thế kỷ.
Đêm 2-10-2006, dù trời mưa bão nhưng đang trong mùa nước rút nên khi chiếc bao tải chứa Dương vừa chạm nước, dòng nước sông ấm đã khiến Dương dần tỉnh lại và với bản năng sinh tồn, hắn gắng sức cựa mình và được dòng nước du theo, đẩy lên một bãi bồi. Trong khi đang hồi tưởng về những ký ức ngày nào với đại ca Minh “trâu đại” thì anh ta nghe loáng thoáng có tiếng người đi đánh cá. Cố hết sức tàn, Dương cất tiếng rên rỉ song tiếng của Dương quá bé, không đủ át tiếng mưa, tiếng dòng nước rí rách chảy và tiếng động do chiếc chài trong tay người đánh cá gây nên. Tiếng bước chân mỗi lúc một gần, Dương cố giữ cho mình không ngất đi, cũng vừa hay có tiếng người bước lại, rồi hình như có một bàn tay đang lần mở nút buộc trên bao tải. Thu hết sức tàn, Dương cố gắng đưa bàn tay bê bết máu giờ đã đông đặc thành màu đen thẫm, chới với. Người đàn ông quăng chài hình như giật mình, toan bỏ chạy nhưng khi nghe tiếng hắn rên đã ngập ngừng quay lại. Mãi sau này, khi đã yên vị trong trại giam, Dương mới biết mình được cứu sống thật hy hữu bởi ban đầu người đánh cá đã không có ý định mở chiếc bao tải vì nghĩ đó là bao rác. Nhưng nhờ sự nghi ngờ và tò mò của người đánh cá đêm mà Dương được cứu sống.
Chiếc xe chở Dương đi thủ tiêu
Video đang HOT
Nghe tiếng hô hoán của người đánh cá, một số người dân đang đi bắt cá ở gần đó chạy tới. Họ khẽ khàng rạch chiếc bao tải ra và thấy trước mắt họ là một người đàn ông với thể trạng hãi hùng: Hai tay, hai chân bị trói chặt, miệng và mắt bị bịt bằng miếng vải màu đỏ, toàn thân đầy vết thâm tím, có vết thương đã lở loét. Ngay lập tức, người đàn ông được đưa đến Bệnh viện huyện Kỳ Anh cấp cứu với hy vọng mong manh. Theo các bác sĩ, đây là trường hợp hy hữu bởi phải có sức khỏe phi thường và nghị lực sống mãnh liệt thì anh ta mới có thể tồn tại trong tình trạng chấn thương nặng và khí hậu lạnh giá như vậy. Thông tin về một người đàn ông suýt chết vì bị trói chặt tứ chi, ném xuống sông gần cầu Cổ Ngựa được nhanh chóng báo về cho CA huyện Kỳ Anh.
Nửa ngày trôi qua trong sự làm việc tận tâm, hết sức của các y bác sỹ, cuối cùng người đàn ông mình đầy thương tích cũng dần hồi tỉnh, đến cuối buổi chiều ngày 3-10-2006 Dương đã bắt đầu nói được.
Qua những lời khai của Dương, đối chứng với những thương tích trên người Dương, các ĐTV thấy cũng có lý, tuy nhiên hàm răng cái còn cái mất của anh ta cộng thêm những thương tích thu được qua chẩn đoán của các bác sỹ thì có một số vết thương không phải mới xảy ra cách đây vài ngày mà đã xảy ra trong thời gian lâu hơn vì đã lên da non và có triệu chứng áp xe. Việc Dương bị trói, bỏ bao tải ném sông là dấu hiệu của một vụ giết người nhưng xuất phát từ nguyên nhân gì, do thù tức, mâu thuẫn về kinh tế hay còn tiềm ẩn nguyên nhân sâu xa nào nữa. Sau khi đưa ra các lý lẽ để “mổ xẻ” lời khai của Dương, các ĐTV được lệnh phải xác minh thân nhân của Dương. Một tổ công tác nhanh chóng được lệnh lên Đô Lương để tìm hiểu. Một nhóm khác được lệnh vào huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh thu thập thông tin xem có ai vô tình nhìn thấy việc Dương bị bỏ bao tải, ném xuống cầu Cổ Ngựa đêm 2-10-2006?
Tại Đô Lương, các ĐTV bất ngờ khi được biết Trần Minh Dương còn có tên gọi khác là Trần Bình Dương. Dương bỗng nhiên biến mất khỏi nơi ở gần ba tháng nay, đến vợ con cũng không biết đi đâu. Theo xác minh của các ĐTV Dương vốn là một đối tượng trong diện theo dõi của cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy. Trước kia Dương từng làm cán bộ xã, công tác tại một xã miền núi nhưng sau đó mắc nghiện, bị đuổi việc. Đã nhiều lần Dương lén lút mua ma túy về bán lẻ, sau đó bị bắt phải vào tù đến năm 2002 thì ra trại theo diện đặc xá. Trong khi những thông tin về Dương có nhiều điểm không bình thường so với lời khai của anh ta thì các ĐTV nhận được một nguồn tin khá giá trị. Đó là việc Dương bỗng nhiên biệt tích vào trưa ngày 10-7-2006, cách đó 80 ngày cùng chiếc xe máy Angel của anh rể.
Dương là con nghiện, trước khi bị ném xuống cầu Cổ Ngựa đang trong diện tình nghi của lực lượng công an vì có biểu hiện mua ma túy về bán lẻ cho con nghiện. Liệu anh ta có nằm trong một đường dây ma túy nào đó và kết cục trên là do bị đồng bọn thủ tiêu?. Trong khi nhiều câu hỏi nghi vấn về Dương còn chưa được giải tỏa thì các trinh sát nhận được thông tin, từ khi nạn nhân được đưa về Bệnh viện huyện Kỳ Anh, tại nơi tìm thấy anh ta bỗng xuất hiện một số đối tượng lạ mặt đến hỏi dò thông tin người vừa được cứu sống. Những kẻ này sau đó còn tới bệnh viện, la cà tìm cách tiếp cận nơi Dương đang điều trị. Linh cảm có điều gì đó không bình thường và Dương chắc chắn là đầu mối quan trọng về một tổ chức nguy hiểm, CA huyện Kỳ Anh đã bố trí lực lượng canh phòng nghiêm ngặt buồng cấp cứu nơi Dương đang điều trị, đồng thời thông báo cho CA tỉnh Nghệ An chuẩn bị kế hoạch đưa nạn nhân ra Vinh để có điều kiện bảo vệ, điều trị và thuận lợi cho công tác điều tra. Ngay trong buổi chiều 3-10-2006, Trần Bình Dương được CA Nghệ An đưa về Vinh. Đúng như dự đoán, những kẻ lạ mặt tiếp tục bám theo sau xe công an rồi nhập với một nhóm 7-8 tên khác chờ sẵn ở cầu Bến Thủy, tiếp tục đi theo xe chở tên Dương. Chúng còn liều mạng xông cả vào Bệnh viện Việt Nam – Ba Lan, ở thành phố Vinh, khi xe cứu thương đưa Dương về đây, giả vờ là thân nhân của bệnh nhân, xin vào phòng cấp cứu chăm nom.
Tuy nhiên, tất cả những việc đó đã được CQCA lường trước nên không kẻ nào được phép tiếp cận với người bệnh. Dương được cấp cứu trong sự bảo vệ chặt chẽ của CQCA ngay trong bệnh viện đến nỗi những người làm phận sự tiêm thuốc, điều trị cho anh ta, khi vào phòng cấp cứu đều được kiểm tra kỹ lưỡng. Với CQCA, việc bảo vệ Dương là mục tiêu chủ yếu bởi hắn là đầu mối cực kỳ quan trọng có thể liên quan đến một đường dây ma túy do một bố già ở thành phố Vinh điều hành. Rất có thể chúng đã phát hiện ra Dương làm lộ chuyện gì đó của chúng nên bị ra tay thủ tiêu và một khi Dương vĩnh viễn chết đi thì chúng mới không lo bị lộ diện. Cũng từ việc phát hiện Trần Minh Dương, cơ quan điều tra đã bóc gỡ một băng nhóm tội phạm ma túy với những thủ đoạn phạm tội vô cùng tàn bạo, sẵn sàng thủ tiêu ngay cả đồng bọn chỉ vì một chút nghi ngờ cùng những thiệt hại về kinh tế cho chúng.
Theo Pháp Luật XH
Hai bánh Hêrôin và cuộc tra tấn 80 ngày đêm như thời trung cổ ,Kỳ 3: Chuyến đi định mệnh
Trong cơn mê man vẫy vùng giữa dòng nước, ký ức của Dương cứ ngược thời gian trở lại những ngày trước đó, khi anh ta tình cờ gặp Trần Văn Minh rồi trở thành đồng bọn của Minh trong đường dây mua bán ma túy.
Sinh năm 1967, ở xóm 3 xã Ngọc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, trước khi trở thành đồng bọn với Minh trong đường dây ma túy, Dương từng làm cán bộ xã ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Sống nơi núi rừng heo hút Dương sớm bước vào con đường nghiện ngập rồi tham gia buôn bán ma túy để có cái thỏa mãn cơn nghiện. Trong một lần mang hàng đi, Dương bị CA bắt và bị TAND tỉnh Nghệ An tuyên án 15 năm tù tại trại giam số 3 ở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Năm 2002, Dương được ân xá về quê và tiếp tục tái nghiện.
Cầu Cổ Ngựa nơi tìm thấy chiếc bao tải chứa Trần Minh Dương
Trong những lần đi mua ma túy về bán lẻ và sử dụng, Dương không ngờ bản tính lỳ lợm của mình đã lọt vào mắt Trần Văn Minh, một "bố già" có máu mặt ở thành Vinh mà bất kể tay anh chị nào cũng e ngại. Minh khá đẹp trai, tính tình lì lợm như trâu nên được giới giang hồ đặt cho biệt danh Minh "trâu đại". Năm 1988 sau khi xuất ngũ, Minh đánh nhau ở khu vực chợ Vinh bị bắt, bị tòa tuyên phạt 6 tháng tù về tội gây rối trật tự công cộng và cố tình gây thương tích.
Việc Dương quen Minh cũng thật tình cờ. Khi đang thi hành án phạt tù tại trại 3 Tân Kỳ, một lần Dương lên thăm bạn cũng đang đi tù ở trại giam này, hai người gặp nhau. Những câu hỏi han về quê quán, nơi ở tưởng như rất xã giao nhưng với một kẻ tù tội và một bố già ma túy thì không đơn giản như vậy. Ra tù, Dương tìm đến chỗ Minh mua lẻ ma túy và cũng giống như nhiều con nghiện khác, cứ có người cho ma túy là theo nên khi Minh bỏ ma túy ra mua chuộc, Dương mau chóng đầu quân cho Dương và kể từ đó tham gia vào lĩnh vực mua bán ma túy.
Trần Văn Minh khi bị bắt
Khoảng 10g ngày 10-7-2006, đang trên đường từ nhà riêng ở xóm 3, xã Ngọc Sơn xuống thị trấn Đô Lương để mua ma túy về bán lẻ cho các con nghiện, Dương nhận được điện thoại của vợ báo tin có anh Minh từ Vinh lên. Dương vội vàng quay về nhà gặp Minh. Hai người ăn vội bữa cơm trưa rồi Minh chạy xe Rebel còn Dương thì sang nhà anh rể là Cao Tiến Linh mượn chiếc xe Angel BS: 37K6-2329 để chạy theo, cùng Minh lên huyện Kỳ Sơn. Đến thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, Minh và Dương vào thuê nhà trọ tắm rửa, nghỉ ngơi, hít một bi, rồi chạy tiếp đến nhà một người tên là Lầu Chá Giờ ở bản Trường Sơn, xã Nậm Cắn. Nhưng vì trời tối, đường núi gập ghềnh khó đi khiến cả hai phải quay lại nhà trọ đợi đến sáng mai.
Trong thời gian này, Minh đã nhiều lần điện thoại cho Giờ và hẹn mai đến chồng tiền lấy heroin. Sáng 11-7, Minh và Dương đến nhà của Giờ. Vợ chồng Giờ đón vào cho sử dụng heroin trước khi tiếp chuyện. Trong căn nhà gỗ đắt tiền rộng rãi, Giờ sống như ông hoàng giữa một thôn bản nghèo. Ở đây, Giờ nổi tiếng vì sự giàu có và thế lực, ai cũng phải kính nể mặc dù biết rằng tài sản mà hắn có được do buôn bán ma túy. Hắn có đến chín người con, đứa con trai đầu là Lầu Y Phua, SN 1976 hiện đang ở tù vì tội ma túy.
Theo Giờ, giá mỗi bánh heroin là 6.500USD. Minh bảo Dương đưa cho gã người Lào 13.000USD (cho hai bánh heroin) rồi thuê Giờ mang số "hàng" này qua khu vực Bệnh viện Kỳ Sơn giao cho hắn. Giờ bảo tiền công 1.000USD và Minh đồng ý. Dương cùng Minh đến Kỳ Sơn, sau khi nhận hai bánh heroin từ tay của Lầu Chá Giờ và Hờ Chồng Vừ tại quãng đường vắng trước cửa Bệnh viện huyện Kỳ Sơn ở thị trấn Mường Xén, Dương gửi chiếc xe Angel của mình lại để cùng Minh đi chiếc xe Rebel quay về.
Khoảng 23g ngày 11-7-2006, hai tên đèo nhau về đến khu vực khe Bố thuộc địa phận huyện Tương Dương thì thấy phía trước có tổ tuần tra. Minh bảo Dương ngồi vững phía sau rồi cho xe vượt nhanh qua trạm kiểm soát. Hai tên cố chạy được khoảng hai cây số, đến khe Thới thuộc địa phận huyện Con Cuông thì có xe cảnh sát giao thông đuổi theo phía sau. Biết không thể chạy thoát xe của đội tuần tra, Minh vừa chạy xe vừa chỉ đạo Dương tìm nơi dễ nhận biết bên đường vứt hai bánh heroin xuống để sau này quay lại lấy. Sau khi rút hai bánh ma túy vứt xuống lùm cây ven đường, Minh cho xe chạy thêm một đoạn nữa rồi dừng lại. Hắn rút khẩu súng K54 đưa tiếp cho Dương bảo vào giấu ở gốc cây lớn rồi cả hai tiếp tục lên xe, chạy đi, vừa đi vừa nói chuyện giả bộ như không có chuyện gì.
Đúng như dự đoán của chúng, chiếc xe tuần tra CSGT vượt lên đón đầu kiểm tra hành chính, không thu được kết quả nên đã để chúng đi. Xe CA vừa quay đầu, chúng chạy tiếp khoảng 2km nữa rồi quay lại tìm heroin và súng. Tuy nhiên chỉ tìm thấy súng, còn hai bánh heroin thì không thấy đâu.
Đồi núi mênh mông, trời tối đen như mực, cả hai quần thảo nhiều lần trên đoạn đường này và đến gần 5g sáng 12-7 thì cuộc tìm kiếm dừng lại bởi xuất hiện nhiều người qua đường. Sợ bị lộ sẽ mất hàng hoặc bị CA tóm, chúng chở nhau về nhà nghỉ của lâm trường Con Cuông thuê phòng ở. Tại đây, Minh gọi điện thoại cho em trai là Trần Văn Hồng, SN 1972, một kẻ từng đi tù về tội buôn bán ma túy, thông báo tình hình. Nhận được điện thoại của anh trai, Hồng và Cao Ngọc Hoàng, sinh năm 1963, bạn thân của Hồng, đi xe máy lên nhà nghỉ của lâm trường Con Cuông để hỗ trợ cùng anh trai tìm ma túy.
Cuộc tìm kiếm hai bánh heroin diễn ra suốt ngày 12 đến ngày 13-7 với hàng trăm lượt bới lên tìm xuống nhưng vẫn không kết quả. Trong khi Minh đang lồng lộn vì tiếc do mất của thì Dương lại lo lắng cho vợ con ở nhà nên khi cả nhóm kéo nhau vào một quán cơm ở thị trấn Hòa Bình huyện Tương Dương ăn uống, Dương lại đi ra ngoài gọi điện về cho vợ. Cú điện thoại về Đô Lương của Dương như giọt nước tràn ly, khiến những hoài nghi của Minh cho rằng Dương đã biển thủ hai bánh ma túy càng được củng cố.
Sau bữa cơm, cả nhóm tiếp tục công việc tìm kiếm số ma túy đã mất. Vừa tìm Minh vừa thấy "cay" vì cho rằng mình đối xử quá tốt với Dương, đưa anh ta từ một con nghiện dặt dẹo vì đói thuốc trở thành kẻ no đủ, sống sung sướng vậy mà lại làm phản. Như bị người thọc gậy sau lưng nên chiều hôm đó, Minh tuyên bố dừng cuộc tìm kiếm. Chạng vạng ngày 13-7, cả bọn kéo nhau về Vinh. Minh bảo Hồng và Hoàng chạy trước còn hắn đích thân chở Dương đi sau. Khi xe chạy qua khu vực vắng, núi đồi heo hút, bỗng dưng Minh cho xe chạy vào một hốc tối rồi dừng lại. Chưa kịp hiểu đại ca làm gì thì Dương bỗng lạnh người khi thấy một nòng súng đen sì chĩa thẳng vào đầu. Dương ngẩng mặt lên, run rẩy khi thấy Minh gầm lên: "Tao biết hết mọi chuyện rồi, mày chỉ còn một đường sống là khai heroin giấu ở đâu? Nếu không tao cho mày chầu Diêm Vương, không chỉ mày mà cả vợ con mày cũng chịu chung số phận để tránh hậu họa!".
Với bản tính của một bố già, không giải thích, không nói lý do vì sao lại nghĩ thế, Minh tuyên bố: "Tao đếm đến ba, nếu không nói thì...".
Sau tiếng đếm thứ "ba" là một tiếng tách. Dương giật nảy người nhưng viên đạn không nổ. Viên thứ hai rồi viên thứ ba cũng thế. Có lẽ đêm hôm trước khi Dương giấu súng vào gốc cây tránh CSGT gặp lúc trời mưa nên đạn bị thấm nước không nổ, hoặc do một điều may mắn nào đó mà Dương đã thoát chết. Thế nhưng đó lại là chuyến đi định mệnh biến Trần Minh Dương từ một chiến hữu trở thành tù nhân của "bố già" Minh. Trong 80 ngày bị đồng bọn giam giữ, đánh đập, không thể chịu được nỗi đau thể xác, đã hai lần Dương chủ động tự sát nhưng bất thành.
(Còn nữa)
Theo Pháp Luật XH
Hai bánh hêrôin và cuộc tra tấn 80 ngày đêm như thời trung cổ, Kỳ 2: Cái chết bất thành Những kẻ thuộc đường dây ma tuý do Trần Văn Minh cầm đầu "xộ khám", mỗi khi gặp lại kẻ nào đó không mong có lần thứ hai hội ngộ thường nói rằng "quả đất tròn". Nhưng với Đoàn Thị Hưng, vợ "bố già" Trần Văn Minh, đang thụ án 30 năm trong Trại giam số 6 thì chị ta chẳng mong gì...