Hai bài tập giúp F0 tống đàm làm sạch phổi
Hít thở sâu sau đó ho chủ động, ho tống đàm giúp bệnh nhân Covid-19 làm sạch đàm trong phổi, thông khí đường hô hấp.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Như Vinh, trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, giảng viên Đại học Y dược TP HCM cho biết, khi mắc các bệnh đường hô hấp, như hen, viêm phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đặc biệt là Covid-19 trong giai đoạn hiện nay, phổi của người bệnh có thể có nhiều đàm (đờm), gây khó thở, khó chịu.
Theo bác sĩ Vinh, khoảng 80% bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng, 20% bệnh nhân còn lại có 4 triệu chứng phổ biến nhất là sốt, ho khan, mệt mỏi, khạc đàm. Các bài tập ho giúp người bệnh chủ động vừa làm sạch phổi, thông khí tốt hơn, vừa tống đàm ra ngoài đúng cách, đỡ tốn sức và không khiến việc khó thở nặng hơn.
Trước khi thực hiện các bài tập, người bệnh cần phải làm cho đàm loãng ra, bằng cách uống các thuốc thuộc nhóm long đàm như N-acetylcysteine, guaifenesin… hoặc uống nhiều (nên uống nước ấm).
Mô phỏng bài tập ho tống đàm. Ảnh: My Digital Publication
Bài tập ho tống đàm
Người bệnh ngồi trên ghế vững chắc, thoải mái. Sau đó thực hiện lần lượt các động tác sau:
- Hít sâu bằng mũi, có thể nín thở một lúc rồi hà hơi thật dài về phía trước mặt (như động tác hà hơi lên tấm kính để làm mờ tấm kính). Thực hiện động tác hít và hà hơi 3-4 lần, để đàm đi từ đường dẫn khí nhỏ ra đường dẫn khí lớn.
- Hít sâu thêm một lần nữa và sau đó ho gằn giọng hai tiếng đôi (không cần ho mạnh quá, chỉ ho vừa sức thành hai tiếng “hực, hực”). Động tác này giúp tống đàm từ đường dẫn khí lớn ra khỏi phổi để khạc ra ngoài.
Nếu vẫn còn cảm giác có đàm, nên thực hiện lại để tống hết đàm ra khỏi phổi.
Video đang HOT
Bài tập ho chủ động
Ho chủ động giúp đẩy đàm ra khỏi phổi định kỳ, nhằm làm sạch phổi mà không đợi đến khi đàm quá nhiều gây ho (thụ động). Ho thụ động có thể ho thành cơn, sặc sụa gây mệt mỏi và khó thở. Khi cảm thấy cổ họng vướng đàm, thực hiện động tác ho này sẽ tống bớt đàm ra ngoài một cách chủ động.
Người bệnh ngồi trên ghế vững chắc, thẳng lưng, dùng hai tay ôm lấy bụng sao cho hai bàn tay nắm vào khuỷu tay đối bên. Sau đó:
- Hít vào bằng mũi, thở ra hơi sâu bằng miệng hơn bình thường 2-3 lần.
- Lần hít vào thở ra tiếp theo, động tác thở ra thay bằng cách ho mạnh 2-3 tiếng ngắn (hả miệng khi ho). Đồng thời dùng tay ép bụng về phía lưng, người cúi về phía trước. Đàm sẽ được đẩy từ phổi ra ngoài.
Nếu vẫn cảm thấy vướng đàm, có thể thực hiện vài lần nữa.
Mô phỏng tư thế ngồi khi tập ho chủ động. Ảnh: Krsna Physio Plus
Bác sĩ Vinh đặc biệt lưu ý, việc ho tống đàm mạnh như vậy sẽ khiến chất tiết trong đường hô hấp bay ra ngoài không khí. Trường hợp người bệnh mắc Covid-19 thì có thể lây nhiễm cho những người xung quanh. Do đó, khi thực hiện các bài tập, người bệnh chỉ thực hiện trong không gian riêng biệt của mình và phải khử khuẩn, vệ sinh phòng, xử lý rác thải đúng quy định.
Tại sao ở nhà, đóng kín cửa vẫn có thể nhiễm Covid-19?
Dù không ra đường nhưng người dân vẫn có thể lây nhiễm SARS-CoV-2 từ người trung gian đưa virus về nhà.
Nhiều độc giả băn khoăn trước câu hỏi tại sao nhiều người ở nhà vẫn có thể lây nhiễm SARS-CoV-2, TS.BS Võ Văn Hải, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết, có nhiều trường hợp F0 là các cụ già ở nhà trong thời gian dài.
Họ không ra đường, không tiếp xúc với người lạ tuy nhiên dù ở nhà thực hiện giãn cách nhưng cũng không tránh khỏi được những nguy cơ bị lây nhiễm. Theo TS.BS Võ Văn Hải, biến thể Delta là một biển chủng của virus corona, có khả năng lây lan nhanh chóng.
Người dân TP.HCM tiêm vắc xin Covid-19
"Có trường hợp thắc mắc: Tại sao tôi tuân thủ khuyến cáo 5K vẫn nhiễm Covid-19?. Nhưng bạn tuân thủ vào thời gian này, địa điểm này nhưng vào thời gian khác, nơi khác, bạn không thể nào kiểm soát chắc chắn mình đã tuân thủ tuyệt đối quy tắc 5K khi đi làm và khi ra đường trong thời gian dài trước khi quay về nhà. Ngoài ra, khi bạn đang tuân thủ 5K nhưng người kế bên bạn không tuân thủ thì bạn vẫn có thể có nguy cơ bị lây nhiễm mà không hay biết", TS.BS Võ Văn Hải chia sẻ.
Cũng theo Bác sĩ Hải, một khả năng khác là do người nhà đi ra ngoài và đem virus về nhà. Ví dụ người cao tuổi có thể ở nhà nhưng con, cháu họ đi chợ, đi làm, đi nhận thực phẩm... và đem virus về. Theo đó, người con, người cháu đã nhiễm Covid-19 nhưng do sức đề kháng tốt nên họ chưa có triệu chứng. Trong khi đó, người cao tuổi bị lây và do hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền...các triệu chứng dễ xuất hiện trước.
"Nhiều trường hợp, cha, mẹ được xác định là F0 và sau đó, xét nghiệm con, cháu trong nhà mới biết họ cũng là F0 dù nguồn lây lại do từ con, cháu", TS.BS Hải chia sẻ.
"Virus có trong mũi, họng của người bệnh. Nó nằm trong dịch tiết mũi, họng, khi F0 hắt hơi, thở... vius sẽ bị phát tán, dính trên tay chân và các bề mặt đồ vật. Tay chúng ta tiếp xúc với các đồ vật đó và đưa lên mặt cũng sẽ là nguy cơ lây nhiễm. Ngoài ra, dù không ra ngoài đường nhưng khi bạn vào thang máy xuống nhà để lấy thực phẩm - vào môi trường kín, trong đó có F0, cũng sẽ có nguy cơ lây nhiễm.
Bên cạnh đó, virus có thể nằm trên bề mặt thực phẩm và thời gian nó tồn tại tùy vào từng môi trường khác nhau. Bạn không ra ngoài nhưng bạn lấy thực phẩm có nhiễm khuẩn vào nhà, cũng sẽ có nguy cơ lây nhiễm", ông Hải nói thêm.
TS.BS này nhấn mạnh, virus dễ tồn tại và lây lan rất nhanh trong môi trường kín như phòng kín, thang máy hay siêu thị không được thông gió tốt, không được những người chung quanh tuân thủ tốt 5K như bạn...
"Có trường hợp thắc mắc, hàng xóm là F0, cả khu phố đóng cửa nhưng vẫn lây nhiễm. Ở trường hợp này, mặc dù đóng cửa nhưng cũng có lúc bạn phải mở cửa ra lấy đồ ăn, đổ rác...Vô tình bạn đã tiếp xúc môi trường bên ngoài và nếu môi trường này có người F0 không tuân thủ tốt 5K thì chính bạn đã vô tình mang mầm bệnh vào nhà, đóng cửa kín và vô tình nhốt chúng lại trong nhà bạn. Khi bạn đóng kín, nhà không có hệ thống thông gió, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh càng cao".
Vì vậy ông Hải nhấn mạnh, để hạn chế khả năng lây nhiễm, các gia đình phải tạo môi trường nhà cửa càng thông thoáng càng tốt.
Cũng theo ông Hải, hiện nay nhiều tỉnh, thành đang thực hiện giãn cách xã hội, mọi người hầu hết đều ở nhà, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những cơ hội dễ bị lây nhiễm như khi đi tiêm vắc xin mà không tuân thủ đúng nguyên tắc 5K hoặc khi tập trung lấy mẫu và còn có nguy cơ là lây nhiễm từ những vật phẩm được chuyển phát từ nơi khác đến...không được sát trùng một cách cẩn thận và đúng cách.
Tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc 5K là điều BS.TS Võ Văn Hải nhấn mạnh. Theo ông Hải, ví dụ người dân tuân thủ việc đeo khẩu trang nhưng nếu đưa tay ra bấm nút của thang máy rồi đưa tay lên mặt chỉnh sửa khẩu trang cũng sẽ gây ra nguy cơ lây nhiễm.
Hai vật dụng người dân thường dùng nhưng hay quên xịt sát trùng đó là tiền giấy và điện thoại cầm tay (cellphone). Điện thoại cầm tay là vật dụng trung gian dễ gây lây nhiễm nhất vì khi nghe điện thoại chúng ta thường xuyên áp vào mặt. "Điện thoại cầm tay, cũng như đôi bàn tay, bạn hạn chế đưa lên áp vào má nghe và cần thường xuyên khử khuẩn, nhất là khi ra ngoài đường về nhà, trước khi ăn uống...", TS.BS Hải chia sẻ.
Cũng theo BS Hải, tiếp xúc tiền giấy không khác gì tiếp xúc với tay nắm cửa nơi công cộng - nguy cơ lây nhiễm cao. Người dân nên hạn chế tiếp xúc tối đa hoặc chỉ tiếp xúc khi tiền đã được khử khuẩn. Sau khi chạm tay lên bề mặt tiền, bạn phải tuyệt đối xịt sát trùng hoặc rửa tay với xà phòng khử khuẩn dù tiền giấy đó được khử khuẩn hay chưa.
Ngoài ra, ví tiền, thẻ ngân hàng cũng cần lưu ý cẩn trọng khử khuẩn thường xuyên.
Bên cạnh đó, theo BS Hải, khi bước vào nhà (dù đi ra khỏi nhà với thời gian ngắn hay dài) bạn cũng tuyệt đối tuân thủ đúng 5K. Chỉ khi nào bạn đã "khử khuẩn", bạn an toàn lúc đó mới được tiếp xúc các vật dụng và người trong nhà.
Do biến chủng này có khả năng lây lan nhanh, TS.BS Võ Văn Hải tiếp tục khuyến cáo người dân:
1. Tiêm đủ 2 mũi vắc xin càng sớm càng tốt và tiêm đúng theo khuyến cáo nhà sản xuất.
2. Luôn luôn nâng sức đề kháng cơ thể.
3. Luôn luôn vệ sinh nơi ở, nơi làm việc hàng ngày và đúng cách.
4. Luôn tuân thủ 5K và nhắc nhở mọi người chung quanh bạn thực hiện theo
Khỏe mạnh tại nhà: Người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý gì trong mùa dịch Covid-19? ThS BS. Nguyễn Đình Sơn Ngọc (Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết, trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, người mắc các bệnh lý về tim mạch nói chung và tăng huyết áp nói riêng là một trong những đối tượng có nguy cơ diễn tiến nặng nếu nhiễm COVID-19. GS.TS.BS Trương Quang Bình khám...