Hai anh em ngộ độc botulinum vẫn thở máy, đã được các nhà hảo tâm hỗ trợ
Biết được hoàn cảnh khó khăn của hai anh em ruột bị ngộ độc botulinum, nhiều nhà hảo tâm đã liên hệ Bệnh viện Chợ Rẫy ủng hộ viện phí cho họ.
Hai anh em ruột bị ngộ độc botulinum vẫn đang được hỗ trợ điều trị thở máy tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ngày 4-6, chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, Th.S Lê Minh Hiển – trưởng phòng công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) – cho hay đến nay các nhà hảo tâm đã hỗ trợ cho hai anh em ruột bị ngộ độc botulinum 130 triệu đồng.
Ban đầu, khi biết được hai anh em ruột là Lê Ngọc Thuận (26 tuổi) và Lê Ngọc Thưởng (18 tuổi) bị khó khăn về kinh tế, bệnh viện đã lập tức kết nối với các nhà hảo tâm để được hỗ trợ.
“Số tiền 130 triệu đồng vẫn đang được bệnh viện quản lý và dùng để hỗ trợ tiền viện phí cho các em. Hiện gia đình không còn phải lo lắng nhiều”, Th.S Hiển thông tin.
Điều đáng nói, trong hai anh em, Lê Ngọc Thưởng không có bảo hiểm y tế. Bệnh viện đã liên hệ trực tiếp với cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Hậu Giang.
“Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Hậu Giang đã đồng ý giúp đỡ và thẻ bảo hiểm y tế cho người em có hiệu lực từ ngày 1-5. Hai anh em sẽ được bảo hiểm y tế chi 80% viện phí, 20% còn lại các nhà hảo tâm sẽ hỗ trợ”, Th.S Hiển cho hay.
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin trước đó, ngày 13-5, ông Lê Minh Tiến (55 tuổi, ngụ tại TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) đi làm phụ hồ về thì nhận được cuộc gọi của con trai lớn là Lê Ngọc Thuận đang làm tại TP.HCM thông báo em mình là Lê Ngọc Thưởng (18 tuổi) có triệu chứng mờ mắt, mệt mỏi.
Video đang HOT
Sau khi đưa em trai vào viện cấp cứu, người anh có biểu hiện tương tự và được chẩn đoán ngộ độc botulinum sau khi ăn sáng bằng bánh mì kẹp chả lụa.
Ông Tiến cho hay gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn, không có đất canh tác, công việc thường ngày của ông là phụ hồ, ngoài ra ai kêu gì thì làm nấy.
Gần 10 năm trước, Ngọc Thuận lên TP.HCM làm thuê. Đi làm thuê hằng tháng được bao nhiêu tiền Thuận thường gửi về trang trải kinh tế cho gia đình.
“Gần đây nó khỏe có thêm nghề vá lốp xe lưu động tại TP Thủ Đức. Vì hoàn cảnh khó khăn nên Thưởng cũng lên thành phố làm nghề vá lốp xe cùng anh trai. Nhưng chỉ vài tháng đã bị ngộ độc botulinum”, ông Tiến kể lại.
Quá thời gian dùng thuốc giải độc botulinum
Trước đó, tối 24-5, sáu lọ thuốc giải độc botulinum BAT đặc hiệu được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) viện trợ về đến TP.HCM và giao cho Bệnh viện Chợ Rẫy hai lọ.
Tuy nhiên, hai anh em Thuận – Thưởng không có chỉ định truyền vì đã quá thời gian dùng thuốc giải độc.
Sau hơn ba tuần điều trị, tình hình hai anh em vẫn chưa có dấu hiệu khá hơn. Trong đó, người em 18 tuổi vẫn liệt cơ hoàn toàn.
Tình hình của người anh 26 tuổi khá hơn ở thời điểm nhập viện. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, bệnh nhân diễn tiến xấu hơn, sức cơ tứ chi 2/5-3/5.
Hiện hai anh em được điều trị nuôi dưỡng và hỗ trợ thở máy.
Bệnh tình hai anh em ngộ độc botulinum diễn tiến xấu hơn
Sau 14 ngày điều trị, tình hình sức khỏe của hai anh em ruột ngộ độc botulinum liệt cơ, diễn tiến bệnh xấu hơn, tăng dần.
Tình hình sức khỏe hai anh em ruột bị ngộ độc botulinum đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy có diễn tiến bệnh ngày càng xấu - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Chiều 26-5, bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Khánh - phó khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy - thông tin thêm về tình hình sức khỏe của hai anh em ruột 26 tuổi và 18 tuổi bị ngộ độc botulinum.
Cụ thể, sau 14 ngày điều trị, tình trạng liệt cơ của hai bệnh nhân chưa có sự cải thiện, thậm chí diễn tiến xấu hơn.
Người em (18 tuổi) nhập viện trong tình trạng nặng, liệt, sức cơ tứ chi là 1/5. Đến nay, bệnh nhân này chưa có dấu hiệu cải thiện và hồi phục.
Người anh (26 tuổi) nhập viện trong tình trạng nhẹ hơn. Tuy nhiên, hiện tại liệt cơ, diễn tiến bệnh xấu hơn tăng dần, sức cơ tứ chi hiện chỉ đạt 2/5 - 3/5.
Hai bệnh nhân vẫn đang nằm điều trị trong phòng hồi sức tích cực của khoa bệnh nhiệt đới.
Các bác sĩ nỗ lực dùng những phương pháp điều trị tích cực để phòng ngừa các biến cố, ngăn chặn bệnh diễn tiến xấu hơn cho hai anh em.
"Đến hiện tại, chúng tôi cũng không nói trước được những diễn tiến sau đó có khả năng xảy ra với hai bệnh nhân", bác sĩ Khánh chia sẻ.
Trước đó, như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, ngày 13-5, ba người gồm hai anh em ruột (18 tuổi và 26 tuổi) ăn bánh mì kẹp chả lụa của người bán dạo và một người đàn ông 45 tuổi đã ăn một loại mắm để lâu ngày.
Sau khi ăn xong, đến ngày 14-5, cả ba đều có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, đau đầu, choáng váng, tiêu chảy... Các bệnh nhân tiến triển nặng hơn dẫn đến yếu cơ, khó nuốt và được chẩn đoán ngộ độc botulinum.
Hai anh em ruột đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM. Người đàn ông 45 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định và đã tử vong.
Thuốc giải độc botulinum về chỉ để dự phòng
Chỉ trong vòng một ngày sau cuộc làm việc khẩn trương của Bộ Y tế với WHO, sáu lọ thuốc BAT nhanh chóng được chuyển từ Thụy Sĩ về sân bay Tân Sơn Nhất lúc 19h ngày 24-5.
Tuy nhiên, bệnh nhân nam 45 tuổi được điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định tử vong do bị biến chứng nặng và quá thời gian chỉ định dùng thuốc.
Ngoài trường hợp tử vong này, cả hai trường hợp đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy đều không thể dùng thuốc giải độc. Bởi từ khi ngộ độc cho đến hôm nay là hơn 10 ngày, quá muộn so với "thời gian vàng" chỉ định sử dụng thuốc giải độc.
Điều vụ tra vụ ngộ độc botulinum nghi do ăn chả lụa ở TP.HCM Bệnh viện Chợ Rẫy đã hết thuốc hiếm giải độc botulinum, do đó các bác sĩ sẽ rất khó khăn khi điều trị cho những bệnh nhân bị ngộ độc loại vi khuẩn này. Tối 20.5, PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cho biết, vụ ngộ độc botulinum nghi ăn chả lụa xảy ra trên...