HAGL lại bị thu hồi dự án trồng hồ tiêu
UBND tỉnh Gia Lai vừa ra quyết định thu hồi dự án trồng tiêu của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (Công ty HAGL) và giao cho đơn vị khác tiếp tục đầu tư chăm sóc.
Ngày 31-5, UBND tỉnh Gia Lai cho biết đã ra quyết định thu hồi 50,89 ha đất của Công ty HAGL và cho Công ty Cổ phần nông nghiệp NUTI thuê đất để tiếp tục đầu tư và chăm sóc cây hồ tiêu.
Quyết định thu hồi của UBND tỉnh Gia Lai
Theo đó, năm 2006, tại Quyết định số 264/QĐ-UBND, UBND tỉnh Gia Lai cho Công ty HAGL thuê 50,89 ha đất tại xã Ia Băng huyện Chư Prông và xã Gào, TP Pleiku. Năm 2011, HAGL được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thời hạn đến tháng 2-2042.
Ngày 11-5-2015, Công ty Cổ phần nông nghiệp NUTI có đơn đề nghị thuê lại diện tích trên.
Video đang HOT
UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu Công ty HAGL bàn giao lại toàn bộ diện tích đất trên cho Công ty Cổ phần nông nghiệp NUTI quản lý để đầu tư chăm sóc cây hồ tiêu.
Trước đó, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã đã thống nhất thu hồi giấy chứng nhận đầu tư số 38121000171 cấp ngày 15-5-2015 và chấm dứt hoạt động Dự án trồng cỏ, nuôi bò thịt công nghệ cao của Công ty HAGL với lý do “Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án”.
Tin-ảnh: Hoàng Thanh
Theo_Người lao động
Thu hồi dự án đổi đất "vàng" xây trường đại học
UBND tỉnh Khánh Hòa sẽ thu hồi dự án xây dựng Trường ĐH Khánh Hòa để đổi lấy khu đất Trường CĐ Sư phạm Nha Trang của Công ty CP Dewan Projects
Ngày 23-2, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có buổi làm việc với các sở, ngành để xem xét về dự án "Đầu tư xây dựng Trường CĐ Sư phạm Nha Trang định hướng thành lập Trường ĐH Khánh Hòa" được giao cho Công ty CP Dewan Projects (Công ty Dewan - Tập đoàn Dewan, Ấn Độ) thực hiện.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Hòa Nam, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa, cho biết UBND tỉnh xác định chủ đầu tư là Công ty Dewan không thể hiện được năng lực tài chính để thực hiện dự án. "UBND tỉnh chỉ đạo phải thực hiện kỹ một số nội dung. Trước mắt, rà soát lại dự án, sau đó làm thủ tục chấm dứt, thanh lý rồi mới thu hồi dự án" - ông Nam nói.
Dự án trên được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đầu tư vào ngày 23-11-2014 với tổng vốn 710 tỉ đồng, theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Trong đó, quy định trong vòng 90 ngày, chủ đầu tư phải góp đủ 5,5 triệu USD vốn điều lệ để thực hiện dự án.
Khu đất "vàng" Trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang hiện là trụ sở của Đại học Khánh Hòa
Hưởng lợi từ dự án này, Công ty Dewan sau khi xây cơ sở mới cho trường ở khu đất rộng 11 ha tại xã Vĩnh Lương (ngoại thành TP Nha Trang) sẽ được giao toàn bộ khu đất của Trường CĐ Sư phạm Nha Trang hiện tại. Đây được xem là khu đất "vàng" ở trung tâm TP Nha Trang, có diện tích hơn 2,2 ha với 3 mặt tiền gồm: đường biển Trần Phú, Nguyễn Chánh và Trần Hưng Đạo. Công ty Dewan dự kiến sẽ xây dựng 2 khách sạn 5 sao, 6 khách sạn 4 sao ở khu đất này.
Tuy vậy, Công ty Dewan không góp được vốn điều lệ theo quy định. Đến tháng 7-2015, UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo thu hồi các dự án liên quan đến Tập đoàn Dewan do chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính. Dù UBND tỉnh Khánh Hòa đã rất ưu ái khi tiếp tục gia hạn thời gian góp vốn thêm 30 ngày nhưng Công ty Dewan vẫn thất hứa. Đến tháng 11-2015, sau nhiều lần nhắc nhở, kiến nghị thu hồi dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa đã phạt công ty 15 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa, nếu Công ty Dewan chây ì sẽ làm trễ tiến độ tuyển sinh của Trường ĐH Khánh Hòa. Hiện Trường ĐH Khánh Hòa đã được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 3-8-2015. Năm học 2015-2016, trường tuyển sinh 300 chỉ tiêu bậc ĐH, cuối năm 2020 sẽ tăng lên 2.400, giai đoạn 2020- 2025 tăng lên 8.000 chỉ tiêu.
Khẳng định sự chây ì của Công ty Dewan, ông Trần Hòa Nam cho biết công ty có văn bản đề nghị góp 1 triệu USD, còn lại 4,4 triệu USD sẽ thực hiện sau khi UBND tỉnh với Công ty Dewan ký hợp đồng BT. Thế nhưng, đến hôm nay, nhà đầu tư vẫn chưa góp bất cứ khoản tiền nào.
Chưa hẳn do thiếu vốn
TS Đỗ Thị Thanh Vinh, Trưởng Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nha Trang, cho rằng về nguyên tắc, phải thấy có lợi thì nhà đầu mới bỏ tiền ra thực hiện dự án. Việc Công ty Dewan ngần ngại nộp vốn điều lệ có thể vì họ chưa chắc chắn về độ an toàn, ngần ngại về nguồn gốc khu đất của Trường CĐ Sư phạm Nha Trang, như việc người dân từng phản ứng quyết liệt khi Tập đoàn Dewan thực hiện dự án biển Phượng Hoàng chứ chưa hẳn nhà đầu tư này thiếu vốn.
KỲ NAM
Theo_Người lao động
Phạt bệnh viện Nguyễn Tri Phương gần 600 triệu đồng UBND TP.HCM vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Bệnh viện Nguyễn Tri Phương tổng số tiền 593 triệu đồng. Theo quyết định của UBND TP, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã xả nước thải vượt qui chuẩn kĩ thuật về chỉ tiêu độ pH và thông số Coliforms. Ngoài phạt...