HAGL Agrico lỗ ròng thêm 252 tỷ đồng nếu hạch toán theo ý kiến kiểm toán
Nếu hạch toán theo ý kiến của kiểm toán, HAGL Agrico sẽ lỗ ròng trên 1.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2019, thay vì mức lỗ ròng 751 tỷ đồng như công bố trong báo cáo tài chính.
HAGL Agrico lỗ ròng thêm 252 tỷ đồng nếu hạch toán theo ý kiến kiểm toán
Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, HoSE: HNG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ 2019 đã kiểm toán.
Đáng chú ý nhất trong báo cáo lần này là ý kiến kiểm toán của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (E&Y) về vấn đề hạch toán các khoản mục liên quan đến thuế của HAGL Agrico.
E&Y cho biết, 6 tháng đầu năm 2019, HAGL Agrico đã ghi nhận một khoản thu nhập khác từ việc hoàn nhập số dư dự phòng thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) tại ngày 31/12/2018 với tổng số tiền là 192 tỷ đồng.
Việc trích lập này đã được thực hiện trong các năm trước căn cứ vào quy định tại Khoản 3, Điều 8, Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, được Chính phủ ban hành ngày 24/2/2017 (NĐ 20).
HAGL Agrico cũng không ghi nhận khoản dự phòng thuế TNDN tương tự cho kỳ kế toán sáu tháng kết thúc ngày 30/6/2019 với số tiền là 59,8 tỷ đồng.
6 tháng đầu năm 2019, HAGL Agrico bất ngờ ghi nhận khoản hoàn nhập lên đến 192 tỷ đồng
E&Y cho rằng nếu HAGL Agrico thực hiện việc ước tính và ghi nhận chi phí thuế TNDN theo hướng dẫn của NĐ 20 cho kỳ kế toán sáu tháng kết thúc ngày 30/6/2019, chỉ tiêu “Thu nhập khác” sẽ giảm với số tiền là 192 tỷ đồng, chỉ tiêu “Chi phí thuế TNDN hiện hành” sẽ tăng 59,8 tỷ đồng, lỗ trước thuế và lỗ sau thuế sẽ tăng tương ứng là 192 tỷ đồng và 252 tỷ đồng.
Đồng thời, chỉ tiêu “Lỗ lũy kế” và chỉ tiêu “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” tại ngày 30/6/2019 sẽ tăng với cùng số tiền là 252 tỷ đồng.
Như vậy, nếu hạch toán theo ý kiến của kiểm toán, HAGL Agrico sẽ lỗ ròng (lỗ sau thuế) trên 1.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2019, thay vì mức lỗ ròng 751 tỷ đồng như công bố trong báo cáo tài chính.
Giải thích về việc hoàn nhập dự phòng trên, phía HAGL Agrico cho biết: “Trong các năm trước, do NĐ 20 mới được ban hành và Nhóm Công ty cũng chưa làm việc cụ thể với các cơ quan Nhà nước, do đó theo nguyên tắc thận trọng, Nhóm Công ty đã tạm trích trước thuế TNDN theo các hưởng dẫn của Khoản 3, Điều 8, Nghị định 20 để xác định thu nhập chịu thuế bao gồm số tiền lãi vay phát sinh trong kỳ mà vượt 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ”.
Trong kỳ kế toán sáu tháng kết thúc ngày 30/6/2019, Ban Giám đốc HAGL Agrico đã quyết định hoàn nhập số tiền đã ghi nhận trong báo cáo tài chính hợp nhất của các năm trước với giá trị lũy kể đến ngày 31/12/2018 là 192 tỷ đồng và cũng không ghi nhận thêm chi phí thuế TNDN ước tính kỳ này với số tiền là 59,8 tỷ đồng nếu áp dụng NĐ 20.
Video đang HOT
Theo đánh giá của Ban Giám đốc HAGL Agrico, quy định tại Khoản 3, Điều 8 của NĐ 20 còn nhiều điểm chưa rõ, có nhiều cách hiểu khác nhau gây khó khăn trong việc áp dụng trong thực tiễn và chưa đúng bản chất của Nghị định là chống chuyển giá.
“Ban Giám đốc vẫn đang trao đổi và kiến nghị với Kiểm toán Nhà nước, Tổng Cục Thuế, Văn Phòng Chính phủ và Bộ Tài chính xễm xét việc ban hành quy định khác thay đổi NĐ 20. Tại ngày của báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ, NĐ 20 vẫn chưa được sửa đổi hoặc thay thế và Ban Giám đốc Nhóm Công ty vẫn đang tiếp tục làm việc với các cơ quan Nhà nước về vấn đề này”, phía HAGL Agrico cho hay.
Có phần giống với HAGL Agrico, công ty kiểm toán E&Y Việt Nam cũng đưa ra ý kiến tương tự đối với báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ 2019 của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HoSE: HAG) – công ty mẹ của HAGL Agrico.
Theo đó, nếu hạch toán theo hướng dẫn của NĐ 20, chỉ tiêu “Thu nhập khác” của HAGL sẽ giảm với số tiền là 335 tỷ đồng, chỉ tiêu “Chi phí thuế TNDN hiện hành” sẽ tăng 155 tỷ đồng.
Chỉ tiêu “Lỗ trước thuế” và “Lỗ sau thuế” theo đó sẽ tăng số tiền lần lượt là 335 tỷ đồng và 490 tỷ đồng. Đồng nghĩa, HAGL sẽ lỗ ròng trên 1.000 tỷ đồng nếu hạch toán theo ý kiến của kiểm toán, thay vì mức lỗ ròng 516 tỷ đồng như công bố trong báo cáo tài chính.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Vốn điều lệ của HAGL Agrico vượt 11.000 tỷ đồng sau chuyển đổi trái phiếu, Thaco sở hữu hơn 26% vốn
Tính theo thị giá 18.050 đồng/cổ phiếu, giá trị THACO nhận được ước tính hơn 4.000 tỷ đồng. Tính chung cả các bên liên quan, hiện nhóm THACO nắm hơn 35,5% vốn tại HAGL Agrico.
Ảnh minh họa.
Bất ngờ bán ra gần 38 triệu cổ phiếu HNG, ông Trần Bá Dương không còn là cổ đông lớn của HAGL Agrico
Ông Trần Bá Dương mới đây đã bất ngờ bán đi 37,7 triệu cổ phiếu HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) qua đó giảm sở hữu từ 80 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 9,02%) xuống còn 42,3 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,77%) và không còn là cổ đông lớn từ ngày 12/8/2019.
Sau giao dịch, nhóm cổ đông có liên quan đến ông Trần Bá Dương đã giảm sở hữu tạo HAGL Agrico xuống còn 124,05 triệu cổ phiếu, tương ứng 13,99% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty.
Đáng chú ý, ông Trần Bá Dương thực hiện bán ra chỉ ít ngày sau khi chi 850 tỷ đồng để mua vào 50 triệu cổ phiếu HNG từ CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - mã HAG) trong ngày 7/8 trước đó.
Trên thị trường trong 2 phiên 9/8 và 12/8, cổ phiếu HNG cũng liên tiếp xuất hiện các giao dịch thỏa thuận với tổng khối lượng tương đương số cổ phiếu ông Trần Bá Dương bán ra. Tổng giá trị của các giao dịch này lên đến gần 680 tỷ đồng, tương ứng giá thỏa thuận bình quân 18.000 đồng/cổ phiếu.
Nhiều khả năng ông Trần Bá Dương chính là bên bán ra trong những giao dịch trao tay nói trên. Ở chiều ngược lại, thông tin về bên mua vẫn chưa được công bố.
Hoàn tất chuyển đổi trái phiếu cho THACO, tỷ lệ sở hữu của nhóm HAGL tại HAGL Agrico xuống dưới mức chi phối 50%
Ngày 13/8, CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agirco - mã HNG) chính thức công bố thông tin tăng vốn điều lệ thông qua hình thức chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu.
Cụ thể, Công ty đã phát hành xong gần 222 triệu cổ phiếu để chuyển đổi 221,710 trái phiếu (phát hành vào đợt tháng 8/2018). Số lượng cổ phiếu đang lưu hành của HAGL Agrico tăng lên thành gần 1.108,55 triệu cổ phiếu, vốn điều lệ theo đó đạt 11.086 tỷ đồng.
Trong danh sách thực hiện chuyển đổi, Ô tô Trường Hải (THACO) là trái chủ lớn nhất với 221.688 trái phiếu, tương ứng nhận được 221.688.000 cổ phiếu HNG. Như vậy sau đợt chuyển đổi, THACO trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại doanh nghiệp với tỷ lệ sở hữu 26,29% vốn, sau HAGL.
Tính theo thị giá 18.050 đồng/cp hiện nay, giá trị THACO nhận được hơn 4.000 tỷ đồng. Tính chung cả các bên liên quan, hiện nhóm THACO nắm hơn 35,5% vốn tại HAGL Agrico.
Còn HAGL, thông qua nắm 99% vốn tại Hưng Thắng Lợi, Công ty gián tiếp sở hữu hơn 8,3% vốn tại HAGL Agrico. Tính chung, nhóm liên quan bầu Đức hiện chỉ còn sở hữu 49,2% vốn - tức nhiều khả năng HAGL Agrico sẽ không còn là công ty con (đồng nghĩa không hợp nhất toàn bộ kết quả kinh doanh) của HAGL.
Thành Thành Công Biên Hòa muốn bán toàn bộ 61,6 triệu cổ phiếu quỹ
CTCP Thành Thành Công Biên Hòa (TTC Sugar - mã SBT) đã thông qua nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc bán toàn bộ 61,6 triệu cổ phiếu quỹ đang sở hữu nhằm tăng lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành và cơ cấu lại nguồn vốn công ty.
Giá bán do HĐQT quyết định nhưng đảm bảo tuân thủ quy định, và không thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán hoặc giá được ghi trong sổ sách tại thời điểm gần nhất.
Số cổ phiếu quỹ này đã được Thành Thành Công Biên Hòa mua vào trong khoảng thời gian từ 18/4 đến 17/5/2018 trong đợt đăng ký mua hơn 83 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ nhưng chỉ mua được hơn 61,6 triệu cổ phiếu với nguồn vốn trích từ thặng dư vốn cổ phần trên báo cáo tài chính (BCTC) riêng đã kiểm toán.
Ghi nhận trên BCTC hợp nhất quý IV niên độ 2018 - 2019 (kết thúc ngày 30/6/2019), số cổ phiếu quỹ nói trên của Thành Thành Công Biên Hòa có giá trị gần 1.100 tỷ đồng, tương ứng giá bình quân 17.857 đồng/cổ phiếu, cao hơn gần 13% so với thị giá hiện tại của cổ phiếu SBT.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu SBT vẫn giữ xu hướng đi xuống trong nhiều tháng qua. Sau nhiều sóng giảm, cổ phiếu này hiện đang dừng ở mức 15.850 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 23% so với mức giá cao nhất từ đầu năm ghi nhận hồi giữa tháng 2 và đang trôi dần về vùng đáy 1 năm.
Chi hơn 152 tỷ đồng gom thêm cổ phiếu HNF, DNA Holding trở thành công ty mẹ của Thực phẩm Hữu Nghị
CTCP DNA Holding mới đây đã mua vào 2,54 triệu cổ phiếu HNF của CTCP Thực phẩm Hữu Nghị trong ngày 6/8/2019 qua đó nâng tỷ lệ sở hữu từ 40,7% lên 54,2% và chính thức trở thành công ty mẹ với 10,2 triệu cổ phiếu.
Cùng thời điểm mua vào của DNA holding, trên thị trường xuất hiện giao dịch thỏa thuận 2,54 triệu cổ phiếu HNF với giá trị giao dịch lên đến 152,4 tỷ đồng, tương đương 60.000 đồng/cổ phiếu. Mức giá này cao hơn tới 20% mức giá đóng cửa cổ phiếu HNF trong phiên giao dịch cùng ngày do cổ phiếu này kết thúc ngày 6/8 tại mức giá sàn (49.900 đồng/cổ phiếu).
DNA Holding bắt đầu chiến dịch "thâu tóm" Thực phẩm Hữu Nghị từ cuối năm 2018 khi nhận chuyển nhượng 2,7 triệu cổ phiếu HNF, tương ứng tỷ lệ 14,58% cổ phần từ bà Lê Thị Lan Anh. Sau đó vào tháng 4/2019, DNA Holding tiếp tục nhận chuyển nhượng thêm 4,9 triệu cổ phiếu HNF, tương ứng tỷ lệ 26,12% cổ phần từ ông Trịnh Trung Hiếu.
Đáng chú ý, ông Trịnh Trung Hiếu và bà Lê Thị Lan Anh cùng là người đại diện theo pháp luật của DNA Holding thậm chí ông Hiếu hiện đang là chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp này. Sau những giao dịch trên, cả 2 cá nhân này đều không còn sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào của Thực phẩm Hữu Nghị.
Tổng giám đốc Lê Quốc Bình muốn "bắt đáy" 5 triệu cổ phiếu CII
Ông Lê Quốc Bình, Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (mã CII) đã đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu CII nhằm nâng sở hữu từ 1,04 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 0,42%) lên 6,04 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 2,44%).
Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức khớp lệnh từ 19/8 đến 17/9/2019.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CII vẫn giữ xu hướng đi xuống trong nhiều tháng qua và đang trôi dần về vùng đáy 3 năm.
Kết thúc phiên ngày 15/8, cổ phiếu này dừng ở mức 21.000 đồng/cổ phiếu, giảm 20% so với thời điểm cách đây 1 năm, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2016.
Tạm tính tại mức thị giá này, ông Bình sẽ phải chi khoảng 105 tỷ đồng nếu muốn mua đủ số cổ phiếu đăng ký.
Cổ phiếu lên đỉnh 1 năm, một cổ đông muốn bán bớt 1,6 triệu cổ phiếu của Nam Long Group
Ông Nguyễn Nam, con trai Chủ tịch HĐQT Nguyễn Xuân Quang mới đây đã đăng ký bán ra 1,6 triệu cổ phiếu NLG của CTCP Đầu tư Nam Long nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư qua đó giảm sở hữu xuống 1,39 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,58%. Giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 15/8 đến ngày 13/9/2019 theo phương thức khớp lênh hoặc thỏa thuận.
Đáng chú ý, thời điểm cổ đông này đăng ký bán, cổ phiếu NLG đang có đà tăng khá tốt từ đầu năm 2019 và tiệm cận vùng đỉnh 1 năm hơn 32.000 đồng/cổ phiếu. Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/8, cổ phiếu này dừng ở mức 31.600 đồng/cổ phiếu, tăng 27% so với đầu năm. Ước tính tại mức giá này, cá nhân ông Nam có thể thu về hơn 50 tỷ đồng nếu bán hết số cổ phiếu đăng ký.
Mới đây, Nam Long cũng đã thông qua nghị quyết HĐQT về việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2018 với tỷ lệ 8,23%. Theo đó, công ty dự kiến sẽ phát hành thêm 18,8 triệu cổ phiếu trong quý III/2019 sau khi được UBCKNN chấp thuận.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Ông Trần Bá Dương bán bớt gần 38 triệu cổ phiếu HNG, không còn là cổ đông lớn của HAGL Agrico Trước đó vài ngày ông Trần Bá Dương mới mua vào 50 triệu cổ phiếu HNG. Ông Trần Bá Dương vừa bất ngờ báo cáo đã bán đi 37,7 triệu cổ phiếu HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico). Giao dịch thực hiện ngày 12/8/2019. Sau giao dịch, lượng cổ phiếu ông Trần Bá Dương nắm giữ...