Hacker tự xưng tấn công trang web Vietnam Airlines là ai?
Nhóm hacker tấn công trang web Vietnam Airlines tự xưng là 1937CN, đã từng gây ra nhiều vụ tương tự ở nhiều nước.
Không có nhiều thông tin về nhóm hacker tự xưng 1937CN, đội tự xưng là đã chèn các nội dung xuyên tạc tại sân bay Tân Sơn Nhất vào chiều qua 29/7.
Theo trang hack-cn.com, website thống kê và xếp hạng hacker Trung Quốc, 1937cN là nhóm hacker nổi tiếng và mạnh nhất nước này với 36.820 cuộc tấn công.
Truy cập địa chỉ website 1937CN.com được công bố, đây là một diễn đàn bằng tiếng Trung Quốc, chuyên chia sẻ các thông tin liên quan đến thủ thuật máy tính, cùng nhiều nội dung chính trị.
Giao diện 1937CN.net chụp màn hình vào chiều ngày 29/7.
Hiện chưa rõ có bao nhiêu cá nhân tham gia hay cách tổ chức của nhóm này. Tuy vậy, họ có nhiều lời tự giới thiệu trên các trang web tập hợp hacker.
Trên trang online RCS Magazines, 1937CN tự giới thiệu đội ngũ gồm các thành viên với tên hiệu Allen Reese, BonEs, Webr0bot, SiLing, Learner, 4n0wGZ, Any9aby, Rascal, nhưng không có thông tin liên lạc từng cá nhân. Trong đó, người đứng đầu tự xưng là th4ck1937, kèm địa chỉ email và Skype.
Video đang HOT
Cũng trên trang giới thiệu này, nhóm 1937CN tự xưng đến từ Trung Quốc. Trước đây, nhóm này cũng đã gây ra nhiều vụ tấn công tương tự, năm 2013, nhóm này bị tố tấn công trang web thegioididong.com và tên miền Facebook Việt Nam, đưa ra nhiều lời khiêu khích.
Năm 2015, thời điểm vấn đề tranh chấp chủ quyền các vùng biển giữa Trung Quốc và Philippines nóng lên, nhóm này được cho đã tấn công website của Đại học Santo Tomas, Philippines và đưa ra những lời “cảnh báo” nước này, theo CNN.
Lần theo trang web do nhóm này công bố, họ gọi mình là “Mạng lưới quân đội OCI Trung Quốc”, được tạo ra bởi những nhà hoạt động an ninh mạng trong nước, cùng lúc quản lý các cộng đồng nghiên cứu an ninh mạng.
Người được cho là trưởng nhóm này cũng để lại địa chỉ trang blog cá nhân tại 960.in và địa chỉ Skype, tuy nhiên cả hai đều không truy cập hay liên lạc được tại thời điểm hiện tại.
Nhóm này cũng có một địa chỉ Twitter có tên 1937cnTeam cùng một số tài khoản YouTube, nhưng số hoạt động rất hạn chế. Bài đăng cuối cùng trên Twitter của trang này thông tin về Hội nghị An ninh mạng Bắc Kinh 2014.
1937CN là nhóm tuyên bố đã hack giao diện website Vietnam Airlines chiều 29/7. Theo đó, trang chủ đã bị chèn nội dung xuyên tạc. Ngoài ra, danh sách các tài khoản khách hàng của Vietnam Airlines cũng bị tung lên mạng. Nhiều chuyên gia cảnh báo, danh sách cho tải về này dính virus.
Một số sự kiện của nhóm 1937CN
Tháng 6/2012: Xung đột với hacker Việt Nam. Cùng tháng đó, họ phát ra thông điệp cảnh báo hacker Nhật Bản.
3/2013: Buộc phải đóng cửa vì phân hóa nội bộ.
4/2013: Tái tổ chức, củng cố nội bộ, phân chia vị trí và nhiệm vụ cụ thể cho thành viên.
7/6/2013: Hợp tác với tiểu đội XSD.
14/8/2013: Hack trang web Thegioididong và tên miền Facebook Việt Nam.
Lê Phát
Theo Zing
Hacker tấn công Vietnam Airline đưa cảnh báo giống hệt khi tấn công website của Philippines
Liên quan đến những tranh chấp ở vùng biển phía Tây Philippines, nhóm hacker Trung Quốc 1973CN đã nhắm vào ít nhất 2 website quan trọng của Philippines với lời cảnh báo tương tự như cảnh báo trên website của Vietnamairlines.
Hình ảnh website của UST bị hack
Ngày 8/6, website của Bảo tàng của trường Đại học Nghệ thuật và Khoa học Santo Tomas cũng bị nhóm hacker Trung Quốc 1937CN tấn công và đưa ra lời cảnh báo giống hệt những lời được đưa ra trên website của Vietnamairlines.
Ngày 8/6 vừa rồi, website của Bảo tàng của trường Đại học Nghệ thuật và Khoa học Santo Tomas (UST), bảo tàng lâu đời nhất hiện có ở Philippines, cũng bị nhóm hacker Trung Quốc 1937CN tấn công. Nhóm hacker cũng đưa ra lời cảnh báo giống hệt những lời cảnh báo được treo trên website chính thức của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam.
Những lời cảnh báo này được đưa trên màn hình trang chủ của website với nội dung bằng tiếng Anh đầy thách thức và đề cập đến những tranh chấp liên quan đến chủ quyền của vùng biển phía Tây Philippines. Khác với những tiếng hú hét trên hệ thống của hãng hàng không Vietnamairlines, thông điệp trên trang web bị hack của UST đi kèm với một đoạn nhạc nền của một bộ phim hành động. Ngay khi sự việc xảy ra, viện bảo tàng UST đã không đưa ra bất cứ bình luận nào.
Vụ tấn công của tin tặc tại Philippines xảy ra chỉ 2 tuần sau khi Việt Nam và Philippines ký thỏa thuận hợp tác chiến lược liên quan đến việc tuyên bố chủ quyền vùng biển Tây Phillipines. Website của viện bảo tàng UST đã bị treo nhiều tiếng liền sau vụ việc này.
Tiếp đó vào ngày 4/7, nhóm hacker này lại tiếp tục gây ra vụ tấn công vào website Đại học Cảnh sát Philippines và cũng đề cập đến vụ tranh chấp ở vùng biển Tây Philippines. Trong vụ tấn công vào website của trường đại học này, nhóm 1937CN đã đưa ra một thông điệp yêu cầu Tổng thống Benigno Aquino II phải từ chức và nhấn mạnh "chúng tôi sẽ không dừng lại, chúng tôi luôn quan tâm đến sự an toàn của lãnh thổ Trung Quốc".
Vào khoảng 17 giờ chiều nay, website của Vietnamairlines cũng bị tấn công khiến hệ thống bị tê liệt. Màn hình của website hãng hàng không quốc gia Việt Nam bị nhóm hacker chiếm quyền điều khiển và đưa những thông điệp phản đối sự hợp tác giữa Việt Nam và Philippines. Nhóm hacker Trung Quốc 1937CN cũng được cho là đứng sau vụ việc này. Liệu sau Vietnamairlines, nhóm hacker này có nhắm vào website quan trọng nào khác của Việt Nam?
Theo ICTNews
Hacker Trung Quốc bị nghi tấn công trang web Tòa Trọng tài Tin tặc Trung Quốc có thể đã tấn công, đặt mã độc trên website của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) khi cơ quan này tiến hành xử vụ kiện "đường lưỡi bò". Tháng 7/2015, Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague (Hà Lan) tiến hành cuộc điều trần vụ tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc....