Hacker Trung Quốc tấn công hàng chục trường đại học trên toàn cầu để lấy cắp bí mật quân sự
Các tin tặc đến từ Trung Quốc đã tấn công hơn 20 trường đại học tại nước Mỹ và trên khắp thế giới để lấy cắp những nghiên cứu về công nghệ tàu ngầm và các công nghệ khác được phát triển cho quân sự.
Theo báo cáo của công ty an ninh mạng iDefense (Mỹ), các tin tặc của Trung Quốc đã tấn công vào hệ thống của 27 trường đại học tại Mỹ, Canada và khu vực Đông Nam Á để lấy cắp các bí mật quân sự, chủ yếu là những nghiên cứu liên quan đến công nghệ tàu ngầm và các công nghệ khác được áp dụng cho quân đội.
Theo các chuyên gia của iDefense, tin tặc đã gửi đến các trường đại học mục tiêu những email lừa đảo, được mạo danh dưới dạng email được gửi đến bởi các đối tác của trường đại học, tuy nhiên các email này có kèm theo file chứa mã độc hoặc được link dẫn đến trang web có mã độc và sẽ phát tán lập tức ngay khi được mở ra.
Thêm một cuộc tấn công mạng nhằm vào Mỹ được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc
Các trường đại học được xem là các mục tiêu dễ tấn công hơn so với các nhà thầu quân sự của Mỹ, vốn sở hữu hệ thống bảo mật nghiêm ngặt hơn. Dù không nhiều nhưng hệ thống của các trường đại học cũng được cho là chứa nhiều nghiên cứu công nghệ quân sự quan trọng mà tin tặc có thể khai thác.
“Các trường đại học thường sẵn sàng chia sẻ thông tin về học thuật với những người quan tâm và hacker đã lợi dụng điểm này để gửi email đến các trường đại học nhằm đánh lừa họ”, Howard Marshall, trưởng nhóm nghiên cứu của iDefense cho biết.
Video đang HOT
iDefense không công bố danh sách chi tiết các trường đại học bị tin tặc tấn công, tuy nhiên tiết lộ trong số đó có một số trường đại học danh tiếng như Đại học Washington, đại học Hawaii, Viện công nghệ Massachusetts và một số trường đại học lớn tại Canada cũng như Đông Nam Á.
Các tin tặc nhắm đến mục tiêu là các trường đại học đang nghiên cứu các công nghệ dưới nước hoặc có các dự án liên quan đến công nghệ này. Các nhà nghiên cứu bảo mật cũng phát hiện các bằng chứng cho thấy một vài trường đại học bị tấn công có quan hệ hợp tác với Viện nghiên cứu Hải dương học Woods Hole, là viện nghiên cứu hải dương học lớn nhất nước Mỹ và là nơi có mối quan hệ hợp tác với Trung tâm chiến tranh của Hải quân Mỹ. iDefense cũng cho rằng hệ thống của Viện nghiên cứu Hải dương học Woods Hole đã bị tin tặc tấn công.
iDefense cho biết hiện vẫn chưa rõ mối liên hệ giữa nhóm tin tặc này với chính phủ Trung Quốc, tuy nhiên do mục đích của nhóm hacker này là để lấy cắp dữ liệu và công nghệ liên quan đến quân đội Mỹ và nhiều nước khác nên các chuyên gia bảo mật tin rằng nhóm hacker này được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn.
Hiện chính phủ Trung Quốc chưa đưa ra bình luận gì về nhóm tin tặc có nguồn gốc Trung Quốc vừa được phát hiện, tuy nhiên Trung Quốc luôn phủ nhận mọi sự liên quan đến những cuộc tấn công mạng nhằm vào Mỹ hoặc các quốc gia khác, dù có nhiều bằng chứng chi ra rằng chính phủ Trung Quốc đứng sau nhiều vụ tấn công mạng đó.
Theo Dan Tri
Khoa học tìm ra cách biến sóng Wi-Fi thành dòng điện, điện thoại tương lai sẽ không cần pin!
Tưởng tượng đến lúc bạn chỉ cần kết nối Wi-Fi, điện thoại của bạn đã được sạc. Cuộc đời sẽ tuyệt vời và tiện lợi tới mức nào!
Đây là ví dụ về khoa học viễn tưởng bước ra đời thực: các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts và một số nơi khác tạo ra thiết bị đầu tiên có thể chuyển đổi tín hiệu Wi-Fi thành dòng điện một cách hiệu quả và linh hoạt. Dòng điện chuyển từ tín hiệu Wi-Fi sang có thể sạc được luôn cho thiết bị.
Nếu như nó đủ hiệu quả, có thể sản xuất đại trà, thiết bị thông minh tương lai sẽ không cần tới pin nữa, hoặc ít nhất là không cần tới dụng cụ sạc làm gì.
Thiết bị có thể chuyển đổi sóng điện từ xoay chiều thành dòng điện một chiều được gọi là rectenna - một loại ăng-ten đặc biệt với khả năng chuyển sóng vô tuyến thành điện năng. Trong buổi thử nghiệm, các nhà khoa học trình diễn loại rectenna hoàn toàn mới, sử dụng ăng-ten tần số vô tuyến linh hoạt để thu nhận sóng điện tử - tính cả những sóng mang "Wi-Fi" đến cho điện thoại của bạn - dưới dạng sóng xoay chiều.
Sau đó, người ta nối ăng-ten với một thiết bị đặc biệt phức tạp, làm từ thiết bị bán dẫn 2 chiều, có độ dày chỉ vài nguyên tử. Tín hiệu sóng xoay chiều đi vào thiết bị bán dẫn, được chuyển đổi thành dòng điện một chiều, có thể đưa vào một mạch kín để sạc pin.
Bằng cách này, thiết bị thử nghiệm không dùng pin có thể biến thẳng tín hiệu Wi-Fi thành dòng điện một chiều, trực tiếp dùng điện đó để vận hành. Chưa hết, các nhà khoa học có thể móc nối thiết bị thành một mạng lưới lớn, cung cấp năng lượng cho cả một khu vực rộng.
" Nếu như ta có thể phát triển hệ thống điện chỉ hoạt động trong một khu vực cầu, hoặc cung cấp năng lượng cho một đường cao tốc dài thì sao, hay thậm chí là tường phòng, mang trí tuệ của điện năng tới sự vật vốn tồn tại quanh ta? Vậy ta làm sao để cung cấp năng lượng cho nó?", đồng giác giả nghiên cứu, giáo sư Tomás Palacios mở màn bài diễn thuyết. " Chúng tôi đã tìm ra cách thức mới để cung cấp năng lượng cho hệ thống điện của tương lai - bằng cách lấy điện từ chính Wi-Fi, có thể ứng dụng hệ thống với quy mô khu vực, mang trí thông minh tới mọi sự vật quanh ta".
Ứng dụng dễ thực hiện nhất là cung cấp năng lượng cho đồ điện tử đeo trên người, thiết bị y tế hay cảm biết cho các thiết bị "Internet vạn vật". Ngành sản xuất smartphone có lẽ sẽ chú ý tới công nghệ mới lắm đây: một thiết bị smartphone không chạy pin, hoạt động hoàn toàn bằng điện từ Wi-Fi sẽ tuyệt vời ra sao.
Trong các thử nghiệm ban đầu, thiết bị của các nhà khoa học có thể tạo ra 40 microwatt điện khi gặp sóng Wi-Fi đại trà có khoản 150 microwatt. Từng đó là đủ điện để làm sáng đèn LED hay vận hành chip silicon.
Một ứng dụng khác sẽ là thiết lập liên lạc giữa bác sĩ và thiết bị cấy ghép vào cơ thể. Đơn giản nhất sẽ là một con robot siêu nhỏ được người tới khám nuốt vào như một viên thuốc, con robot sẽ truyền dữ liệu thu được (hình ảnh, nhiệt độ cơ thể, trạng thái môi trường bên trong cơ thể người, ...) ra ngoài để chẩn đoán.
" Một hệ thống hiệu quả sẽ không dùng pin, bởi nếu lithium trong pin mà rò ra, người bệnh có thể sẽ tử vong", đồng tác giả nghiên cứu, Jesús Grajal từ Đại học Công nghệ Madrid, nói. " Nếu có thể lấy năng lượng từ môi trường để cung cấp điện cho hệ thống, cho phép nó liên lạc với bác sĩ thì hiệu quả hơn nhiều".
" Thiết kế của chúng tôi cho phép các thiết bị đủ linh hoạt sẽ có thể bắt được đa số những tín hiệu vô tuyến vẫn có trong đời sống hàng ngày, bao gồm Wi-Fi, Bluetooth, sóng điện thoại LTE và nhiều loại sóng khác nữa", một tác giả khác của nghiên cứu, anh Xu Zhang nói.
Đội ngũ nghiên cứu dự định sẽ dựng lên một hệ thống phức tạp hơn để công nghệ hiệu quả hơn nữa. Có được kết quả ngày hôm nay là nhờ nỗ lực từ một loạt các cơ quan nghiên cứu hàng đầu: Đại học Công nghệ Madrid, Cơ quan Khao học và Công nghệ Quốc tế của MIT cùng một loạt cơ sở nghiên cứu thuộc quân đội khác.
Theo GenK
Hacker Trung Quốc được cho là tác giả vụ tấn công Marriot Hơn 500 triệu khách hàng Marriott bị xâm phạm dữ liệu có thể bắt nguồn từ nỗ lực thu thập thông tin tình báo của hacker Trung Quốc. Theo New York Times, nhóm tấn công nhiều khả năng làm việc tại Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc. Thông tin này là một phần bản cáo trạng mà Bộ Tư pháp Mỹ thu...