Hacker Trung Quốc tấn công 8 nhà mạng Mỹ
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Anne Neuberger cho biết, nhóm hacker Trung Quốc có tên Salt Typhoon, đã xâm nhập vào các công ty viễn thông ở nhiều quốc gia, trong đó có 8 nhà mạng của Mỹ.
Cũng tại buổi họp báo ngày 4/12, đại diện Nhà Trắng nói rằng, những cuộc tấn công này “có thể đã kéo dài từ một đến hai năm”, song ở thời điểm hiện tại, họ không tìm thấy bằng chứng cho thấy các thông tin mật chính phủ Mỹ bị xâm phạm.
“Chúng tôi không thể nói chắc chắn rằng thủ phạm đã bị trục xuất khỏi hệ thống. Chúng tôi chưa nắm được phạm vi mà họ đã thực hiện”, một quan chức cấp cao của CISA (Cơ quan An ninh cơ sở hạ tầng và An ninh mạng Mỹ) cho hay.
Các quan chức CISA và FBI (Cục Điều tra liên bang) đã khuyến nghị người dân Mỹ chuyển sang các ứng dụng nhắn tin được mã hóa để giảm thiểu khả năng tin tặc nắm bắt thông tin liên lạc.
Mỹ cáo buộc nhóm tin tặc Salt Typhoon là thủ phạm tấn công mạng viễn thông các nước khu vực Đông Nam Á. Ảnh: ToI
Tuần trước, Giám đốc An ninh của nhà mạng T-Mobile xác nhận, hệ thống của công ty đã bị xâm phạm từ một nhà cung cấp dịch vụ cố định kết nối, song không tìm thấy bất kỳ hoạt động tấn công nào khác trên mạng lưới đến thời điểm này.
Video đang HOT
Theo BleepingComputer, nhóm tin tặc này, còn có các tên gọi như FamousSparrow, Earth Estries, Ghost Emperor và UNC2286, đã xâm phạm các thực thể nhà nước và công ty viễn thông trên khắp Đông Nam Á, sớm nhất kể từ năm 2019.
Chính phủ Mỹ đã tổ chức cuộc họp kín có sự tham gia của FBI, cơ quan tình báo quốc gia, ủy ban truyền thông liên bang, hội đồng an ninh quốc gia và CISA về vấn đề này.
Ngoài ra, một tiểu ban tại Thượng viện của Quốc hội Mỹ dự kiến cũng tổ chức phiên điều trần liên quan nhóm hacker Salt Typhoon vào ngày 11/12 tới đây.
Câu hỏi lớn nhất xoay quanh quy mô, phạm vi và thời điểm các công ty và chính phủ có thể đảm bảo an toàn cho người dùng.
Đại diện CISA cho biết, họ không thể đưa ra mốc thời gian cụ thể để loại bỏ hoàn toàn hacker khỏi mạng lưới viễn thông Mỹ.
CISA và FBI đã xác nhận vụ tấn công vào cuối tháng 10, sau các báo cáo rằng, Salt Typhoon đã xâm phạm mạng lưới của nhiều công ty viễn thông, bao gồm T-Mobile, Verizon, AT&T và Lumen Technologies.
Sau đó, các cơ quan liên bang tiết lộ rằng, những kẻ tấn công đã xâm phạm “thông tin liên lạc riêng tư” của “một số lượng hạn chế” các quan chức chính phủ Mỹ, truy cập vào nền tảng ghi âm và đánh cắp dữ liệu yêu cầu thực thi pháp luật và hồ sơ cuộc gọi của khách hàng.
Mặc dù thời điểm xảy ra vụ xâm phạm mạng lưới viễn thông vẫn chưa rõ ràng, nhưng một bài báo của Wall Street Journal cho biết, tin tặc đã truy cập trong “nhiều tháng hoặc lâu hơn”.
Điều này được nhận định là cho phép chúng đánh cắp lưu lượng truy cập Internet đáng kể từ các nhà cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp Mỹ và hàng triệu khách hàng.
CISA đã ban hành hướng dẫn để giúp các quản trị viên hệ thống và kỹ sư quản lý cơ sở hạ tầng truyền thông củng cố hệ thống chống lại các cuộc tấn công từ Salt Typhoon.
Phía Trung Quốc gọi các cáo buộc là thông tin sai lệch và khẳng định Bắc Kinh “kiên quyết phản đối và chống lại các cuộc tấn công mạng và trộm cắp mạng dưới mọi hình thức”.
Nhóm tin tặc Salt Typhoon đứng sau vụ tấn công mạng lớn nhất lịch sử Mỹ
Nhóm tin tặc Salt Typhoon không chỉ nghe lén các cuộc gọi trực tiếp mà còn truy cập được siêu dữ liệu của các cuộc gọi.
Logo công ty viễn thông AT&T của Mỹ. Ảnh: Adobe Stock
Ngày 21/11/2024, tờ The Washongton Post đưa tin, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Mark Warner, đã tiết lộ những thông tin gây chấn động về vụ tấn công mạng do nhóm tin tặc Salt Typhoon thực hiện. Vụ việc được đánh giá là vụ tấn công vào hạ tầng viễn thông nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Tin tặc đã xâm nhập mạng lưới viễn thông, nghe lén các cuộc gọi và đọc tin nhắn SMS của nạn nhân theo thời gian thực, gây ra những lo ngại nghiêm trọng về an ninh quốc gia.
Theo ông Warner, chiến dịch tấn công này đã diễn ra trong nhiều tháng, nhưng chỉ trong tuần qua, các nhà điều tra mới xác nhận rằng tất cả nhà mạng lớn tại Mỹ đều đã bị xâm nhập.
Tin tặc không chỉ nghe lén các cuộc gọi trực tiếp mà còn truy cập được siêu dữ liệu của các cuộc gọi, bao gồm danh sách liên lạc, thời lượng gọi và vị trí địa lý của thiết bị.
Dù số lượng mục tiêu ban đầu tương đối nhỏ, nhưng danh sách nạn nhân lại có những cá nhân có ảnh hưởng lớn như Tổng thống đắc cử Donald Trump, Phó Tổng thống đắc cử JD Vance, các quan chức Bộ Ngoại giao, và cả những người làm việc trong chiến dịch tranh cử của bà Kamala Harris. Điều này cho thấy tin tặc đang thực hiện một chiến dịch có tính nhắm mục tiêu chiến lược cao, với khả năng gây ra những hậu quả nguy hiểm về mặt an ninh.
Vụ tấn công không chỉ gây rủi ro trước mắt mà còn mang đến nhiều hậu quả lâu dài do tin tặc có thể tận dụng các dữ liệu hiện có để xác định thêm các mục tiêu mới. Các tin tặc có thể sử dụng thông tin để ép buộc các cá nhân hoặc tiến hành chiến dịch đánh cắp và rò rỉ thông tin nhằm gây rối nội bộ Mỹ, làm chậm phản ứng của Mỹ trong các tình huống khẩn cấp, đặc biệt trong trường hợp căng thẳng leo thang trong các vấn đề quốc tế.
Hiện mạng viễn thông Mỹ vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn và nhóm tin tặc hiện vẫn đang duy trì quyền truy cập vào nhiều thiết bị. Quá trình xử lý có thể cần phải thay thế hàng nghìn thiết bị trên toàn nước Mỹ, đòi hỏi chi phí lớn và thời gian dài.
Vụ tấn công của Salt Typhoon được phát hiện lần đầu vào ngày 26/9, khi các báo cáo cho biết tin tặc đã xâm nhập một số nhà cung cấp dịch vụ internet lớn tại Mỹ và quốc tế. Chúng còn xâm phạm các hệ thống của chính phủ Mỹ, bao gồm cả hệ thống nghe lén theo lệnh tòa án. Đến cuối tháng 10, có thông tin rằng thiết bị của ông Trump và ông Vance đã bị xâm nhập, nhưng không rõ dữ liệu nào bị đánh cắp. Những phát hiện mới nhất cho thấy tin tặc đã truy cập vào hàng triệu tin nhắn và nhật ký cuộc gọi của khoảng 150 nạn nhân, chủ yếu ở khu vực thủ đô Washington, D.C.
Thượng nghị sĩ Mark Warner mô tả vụ việc là "một hồi chuông cảnh báo" cho hệ thống an ninh mạng Mỹ. Các nhà điều tra và giới chức trách đang tăng tốc xử lý nhưng phải đối mặt với những thách thức lớn về hậu cần và ngân sách.
Ngoài ra, các nhà phân tích cũng cảnh báo rằng chiến dịch của Salt Typhoon có thể chỉ là một phần trong chiến lược tấn công mạng quy mô lớn hơn của tin tặc nhằm đánh vào các lỗ hổng trong cơ sở hạ tầng số của Mỹ.
Trước đó, cũng tờ The Washongton Post đưa tin, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã thành lập một nhóm gồm nhiều cơ quan để giải quyết những hậu quả xung quanh các cuộc tấn công mạng quy mô lớn này. Phía Mỹ cho rằng nhóm Salt Typhoon có liên quan tới Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày 29/10, trang Axios đưa tin rằng Trung Quốc phủ nhận có liên quan đến nhóm tin tặc này.
Iran, Iraq thảo luận về thực hiện thỏa thuận an ninh chung Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 11/11, Bộ Ngoại giao Iran cho biết Ngoại trưởng nước này Seyed Abbas Araghchi và Cố vấn an ninh quốc gia Iraq Qasim Al-Araji đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện đầy đủ thỏa thuận an ninh biên giới mà 2 nước đã ký hồi tháng 3 năm ngoái. Ngoại trưởng Iran Seyed...