Hacker Triều Tiên kiếm được gần 2 tỷ USD nhờ tiền điện tử
Từ tháng 2/2017 đến tháng 9/2018, nhóm tin tặc Lazarus đã thực hiện 5 cuộc tấn công vào các sàn giao dịch tiền điện tử trên thế giới.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, Triều Tiên có thể đã kiếm được gần 2 tỷ USD bằng cách sử dụng tin tặc tấn công vào các tổ chức tài chính ở nước ngoài và trao đổi tiền điện tử.
Theo CNN, số tiền trên có thể được sử dụng vào mục đích phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Con số 2 tỷ USD này lớn hơn nhiều so với những gì Liên Hợp Quốc ước tính trước đó.
Theo Liên Hợp Quốc, đến tháng 3, Triều Tiên đã tích trữ được khoảng 670 triệu USD tiền điện tử.
Công ty an ninh mạng Kaspersky Labs đã theo dõi một nhóm tin tặc của Triều Tiên có tên Lazarus trong vài năm. Năm 2017, công ty cho biết nhóm tin tặc này đã đánh cắp được 81 triệu USD từ ngân hàng Bangladesh.
Video đang HOT
Tháng 8/2018, Hard Fork cho biết Lazarus đã tạo ra một phần mềm để tấn công các nhà giao dịch tiền điện tử. Phần mềm này chứa mã độc giúp tin tặc có thể tấn công vào hệ thống và thay đổi các giao dịch.
Tháng 10/2018, một nghiên cứu sâu hơn chỉ ra rằng nhóm tin tặc Lazarus là đối tượng chịu trách nhiệm cho 5 trong số 14 cuộc tấn công vào các sàn giao dịch tiền điện tử trên thế giới. Sự việc diễn ra từ tháng 2/2017 đến tháng 9/2018. Nhóm này đã kiếm được hơn 571 triệu USD.
Hàn Quốc cũng từng nhiều lần cáo buộc Triều Tiên tấn công máy tính của quốc gia này để khai thác trái phép tiền điện tử. Nhiều nguồn tin cho rằng các tin tặc của Triều Tiên đang cấy mã độc trên phần mềm khai thác tiền điện tử Monero.
Đầu tháng 3, một ủy ban của Liên Hợp Quốc ước tính Triều Tiên đã tích trữ được khoảng 670 triệu USD tiền điện tử.
Theo Zing
Mỹ đề xuất cấm các công ty công nghệ lớn cung cấp dịch vụ tài chính
Một đề xuất của phe Dân chủ ngăn chặn các công ty công nghệ lớn hoạt động như tổ chức tài chính hoặc phát hành tiền kỹ thuật số đã được đưa ra thảo luận tại Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ.
Một đề xuất của phe Dân chủ ngăn chặn các công ty công nghệ lớn hoạt động như tổ chức tài chính hoặc phát hành tiền kỹ thuật số đã được đưa ra thảo luận tại Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ.
Đề xuất trên được nêu trong một dự thảo luật do các nghị sỹ đảng Dân chủ chiếm đa số ở Hạ viện Mỹ soạn thảo.
Trong một dấu hiệu được cho là tăng cường sự giám sát trong lĩnh vực tài chính sau khi Facebook đưa ra kế hoạch ra mắt đồng tiền kỹ thuật số Libra gây tranh cãi, dự luật trên đề xuất mức phạt 1 triệu USD nếu các công ty công nghệ vi phạm các quy tắc đó.
Đề xuất này có thể sẽ châm ngòi cho sự phản đối của các nghị sỹ đảng Cộng hòa, những người tỏ ý ủng hộ Facebook ra tiền điện tử.
Dự luật trên có tên chính thức là Luật quản lý công nghệ tài chính lớn, không cho phép một công ty công nghệ lớn, đang cung cấp dịch vụ nền tảng trực tuyến với doanh thu hàng năm ít nhất 25 tỷ USD, quyền thiết lập, duy trì hoặc vận hành một tài sản kỹ thuật số sẽ được sử dụng rộng rãi như phương tiện trao đổi, thanh toán.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Facebook từng thông báo sẽ ra mắt tiền điện tử toàn cầu vào năm 2020. Tuy nhiên không có ngân hàng nào tham gia nhóm đối tác của Facebook.
Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích Libra và nhiều loại tiền điện tử khác và yêu cầu các công ty phải tuân thủ quy định pháp luật về ngân hàng của Mỹ nếu họ muốn phát hành tiền điện tử./.
Theo viet nam plus
Tội phạm mạng hướng vào tài chính, ngân hàng Các tổ chức tài chính, ngân hàng tại Việt Nam đang là đối tượng của tội phạm mạng tấn công trục lợi lấy dữ liệu, đòi tiền chuộc. "Con mồi" tổ chức tài chính, ngân hàng Cuối tuần qua, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao (A05) phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự, Công an TP....