Hacker tìm ra lỗ hổng nghiêm trọng trên xe Tesla
Nếu lỗ hổng bị khai thác, kẻ xấu có thể điều khiển xe Tesla từ xa bằng Internet, gây nguy hiểm cho người lái.
Trên Twitter, người dùng 19 tuổi tên David Colombo cho biết đã phát hiện lỗ hổng bảo mật trong một ứng dụng bên thứ ba trên xe điện Tesla. Tận dụng kẽ hở này, Colombo có thể điều khiển từ xa một số tính năng của phương tiện.
Thông qua lỗ hổng trong ứng dụng, Colombo có thể mở khóa cửa ra vào và cửa sổ, khởi động xe mà không cần chìa khóa, vô hiệu hóa hệ thống an ninh. Ngoài ra, anh có thể biết tài xế đang có mặt trong xe, kích hoạt hệ thống loa stereo, bật YouTube, bóp còi và nháy đèn pha.
Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Colombo đã cung cấp ảnh chụp màn hình và các tài liệu nghiên cứu, bao gồm chi tiết lỗ hổng và tên nhà phát triển ứng dụng. Anh yêu cầu không công bố chi tiết lỗ hổng do bản vá lỗi chưa được phát hành.
Lỗ hổng bảo mật trong ứng dụng bên thứ ba có thể gây nguy hiểm cho chủ xe Tesla.
Bằng cách khai thác lỗ hổng, thanh niên người Đức có thể truy cập hơn 25 xe Tesla tại ít nhất 13 quốc gia. Câu chuyện được Colombo chia sẻ trên Twitter do không thể liên lạc trực tiếp với đa số chủ xe cài ứng dụng chứa lỗ hổng.
Video đang HOT
Theo Colombo, lỗ hổng bắt nguồn từ dữ liệu nhạy cảm để xe kết nối với ứng dụng không được lưu trữ an toàn. Nếu bị kẻ xấu khai thác, lỗ hổng sẽ gây nguy hiểm cho chủ xe nếu phương tiện bất ngờ bật nhạc với âm lượng lớn, hoặc đóng mở cửa trong lúc chạy với vận tốc cao.
“Điều này không nên xảy ra… Đặc biệt nếu chúng ta phát triển những chiếc xe kết nối Internet và muốn chúng an toàn”, Colombo cho biết.
Đại diện Tesla tại Mỹ và những quốc gia khác chưa đưa ra bình luận. Tương tự nhiều công ty khác, Tesla có chương trình báo lỗi thưởng tiền (bug bounty), nơi các lập trình viên hoặc nhà nghiên cứu bảo mật báo cáo lỗ hổng bảo mật trong sản phẩm và nhận tiền thưởng. Nếu lỗ hổng ảnh hưởng đến sản phẩm của bên thứ ba, công ty sẽ gửi thông tin với nhà phát triển.
Colombo đã liên lạc với đội ngũ bảo mật của Tesla và công ty phát triển ứng dụng. Theo Fortune, anh cũng là người hâm mộ xe Tesla, đã lập trình từ khi 10 tuổi. Sau khi được chính phủ Đức cho phép đi học 2 ngày/tuần để dành thời gian trau dồi kỹ năng, anh đã thành lập công ty có tên Colombo Technology.
Lỗ hổng bảo mật trong ứng dụng trên xe Tesla cho thấy rủi ro của xu hướng Internet of Things – mọi thiết bị từ xe hơi đến tủ lạnh đều kết nối Internet. Nếu không được bảo mật chặt chẽ, những thiết bị trên luôn là mục tiêu ưa thích của tin tặc.
“Đừng kết nối những thứ quan trọng với Internet… Nếu phải kết nối, hãy đảm bảo thiết lập chúng một cách an toàn”, Colombo cho biết.
Hacker tuổi teen tìm thấy lỗi cho phép điều khiển hàng chục xe điện Tesla từ xa
Thêm một lý do để nhiều người hoài nghi về việc có nên sử dụng những chiếc máy tính có 4 bánh hay không.
Một hacker trẻ tuổi kiêm nhà nghiên cứu về bảo mật CNTT đã tìm ra cách tương tác từ xa với hơn 25 xe điện Tesla ở 13 quốc gia, theo một chủ đề trên Twitter mà anh đăng ngày mới đây.
Tuy nhiên, hacker có tên David Colombo đã giải thích trong bài đăng của mình rằng rằng lỗ hổng này "không phải là lỗ hổng trong cơ sở hạ tầng của Tesla. Mà đó là lỗi của chủ sở hữu".
Cụ thể, anh tuyên bố có thể vô hiệu hóa hệ thống camera từ xa của ô tô, mở khóa cửa và mở cửa sổ, thậm chí bắt đầu lái xe mà không cần chìa khóa. Anh cũng có thể xác định vị trí chính xác của chiếc xe.
Tuy nhiên, Colombo giải thích rằng anh không thể thực sự tương tác với bất kỳ hệ thống lái, ga hoặc phanh nào của Tesla. Vì vậy, ít nhất chúng ta không phải lo lắng về một đội quân xe điện được điều khiển từ xa chạy long nhong trên phố.
Colombo cho biết anh đã báo cáo vấn đề với đội an ninh của Tesla, và họ đang điều tra vấn đề.
Trước đó không lâu, một ứng dụng Tesla của bên thứ ba có tên là TezLab đã báo cáo rằng họ đã thấy "sự hết hạn đồng thời của hàng nghìn mã thông báo xác thực của xe Tesla từ phía Tesla". Ứng dụng của TezLab sử dụng các API Tesla, cho phép ứng dụng thực hiện những việc như đăng nhập vào xe và bật hoặc tắt hệ thống camera chống trộm, mở khóa cửa, mở cửa sổ....
Sự việc đã ngay lập tức dấy lên tâm lý hoài nghi, đặc biệt từ những người không có thiện cảm với xe điện.
"Tôi thích máy tính của mình không có bánh xe hơn. Và tôi muốn chiếc xe của mình không kết nối internet."
"Thực sự rất khó để biết đây là lỗi của người dùng cuối như thế nào. trừ khi nó liên quan đến mật khẩu yếu."
"Từ tuyên bố "đó là lỗi của chủ sở hữu chứ không phải do lỗ hổng Tesla", đây là khái niệm "hack" theo nghĩa là sử dụng chìa khóa của ai đó để lại dưới tấm thảm để mở "khoá cửa".
Tesla có một api. Người dùng muốn sử dụng api sẽ tạo một khóa. Người dùng chia sẻ khóa với các ứng dụng hay dịch vụ mà họ muốn giao tiếp với Tesla. Nếu để chìa khóa ở nơi không an toàn, ai đó có thể truy cập api với tư cách là họ."
"Tôi không đồng ý, mặc dù rõ ràng là có trách nhiệm chung cho bất cứ điều gì, nhưng thảm họa tiềm ẩn của nhiều phương tiện điều khiển từ xa có nghĩa là nhà sản xuất cần phải chịu trách nhiệm nhiều hơn để đảm bảo những tình huống này rất khó đạt được."
"Tôi hơi khó chịu khi nghĩ đến việc tin tưởng một ứng dụng khác với thứ gì đó giống như Tesla. Tôi hầu như không tin tưởng vào nhà sản xuất chứ chưa nói đến bên thứ 3."
"Liệu có thể có một chiếc Tesla không được kết nối với internet? Tôi đã ngắt kết nối ăng-ten di động khỏi xe của mình (không phải Tesla) để nó không hoạt động."
Cổ phiếu Tesla rớt giá sau lỗi bảng điều khiển năng lượng mặt trời Cổ phiếu của Tesla đã giảm hơn 2% vào đầu giờ giao dịch ngày 6/12 sau cuộc điều tra của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC). Tesla bị SEC điều tra từ một khiếu nại cho rằng công ty đã không thông báo chính xác cho các cổ đông và người dùng về những rủi ro hỏa hoạn liên...