Hacker tiết lộ cách truy cập hòm thư của Hillary Clinton
Một hacker đã tiết lộ cách truy cập vào các tin nhắn trên máy chủ email cá nhân của ứng viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton thời bà còn giữ chức Ngoại trưởng.
Marcel Lehel Lazar, hacker người Rumani vốn được biết đến với biệt danh “Guccifer”, cho biết đã nhiều lần truy cập vào máy chủ email của Clinton một cách dễ dàng khi bà còn đang giữ chức Ngoại trưởng Mỹ năm 2013.
Bà Clinton dính vào vụ bê bối sử dụng email cá nhân. Ảnh: Telegraph.
Guccifer chính là người đầu tiên cung cấp thông tin về việc bà Hillary Clinton dùng email cá nhân trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ để trao đổi các thông tin quốc gia thay vì hòm thư điện tử của văn phòng. Theo luật liên bang nước này, thư từ của các quan chức được coi là tài sản của chính phủ.
Điều này dẫn tới một cuộc điều tra của FBI và sau 11 giờ xác minh, cơ quan này đã khẳng định việc bà Ngoại trưởng dùng hòm thư cá nhân là đúng sự thật. Nhưng mọi người thắc mắc, làm cách nào hacker có thể xâm nhập email riêng của bà Clinton.
Lazar tại một nhà tù ở Virginia. Ảnh: NYTimes.
Lazar bị bắt 1/2014 và gần đây đã bị dẫn độ về Mỹ vì hành vi thâm nhập trái phép vào email các nhân vật cao cấp trong chính phủ Hoa Kỳ như cựu tổng thống George Bush, George W Bush và cựu ngoại trưởng Colin Powell.
Từ một nhà tù ở Virginia, nơi ông đang chờ đề xét xử, Lazar có cuộc phỏng vấn với từ Fox News. Ông cho biết đã truy cập máy chủ hòm thư của bà Clinton sau khi đột nhập được vào email của Sidney Blumenthal, bạn chính trị lâu năm của bà và từng có thời gian làm cố vấn dưới thời Tổng thống Bill Clinton.
Video đang HOT
Guccifer bị bắt vào tháng 1/2014. Ảnh: Washingtonpost.
Guccifer dành thời gian nghiên cứu các hoạt động trực tuyến của Blumenthal. Nhờ đó, hắn ta có thể đoán câu hỏi bảo mật. Khi đã đột nhập vào email, Guccifer dễ dàng dò ra địa chỉ IP email của Clinton và Powell thông qua các tin nhắn đến.
Theo con đường đó, tay hacker người Rumani đã tìm đến máy chủ của bà Clinton đặt tại nhà riêng ở Chappaqua, New York.
Vụ bê bối dùng email cá nhân đã ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiếng của cựu phu nhân Mỹ, đặc biệt trên con đường tranh cử Tổng thống 2016. Bà bị chỉ trích là thiếu minh bạch và trách nhiệm khi đang giữ chức Ngoại trưởng.
Mặc dù xâm nhập vào máy chủ, nhưng Lazar lại cho rằng nội dung lưu trữ trên đó “không có gì thú vị”. “Đó là máy chủ mà bà ấy và các cộng sự sử dụng cho việc vận động bầu cử. Nhưng tôi chẳng quan tâm. Với tôi, nó giống như hòm thư bình thường như của bao người khác”, ông trả lời với phóng viên Fox News.
Đội ngũ vận động tranh cử của bà Clinton đã phủ nhận hoàn toàn về câu chuyện của Lazar và nhấn mạnh rằng, người này không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào chứng minh cho những tuyên bố của mình.
“Hoàn toàn không có cơ sở để tin vào những tuyên bố đó. Các mô tả về máy của Ngoại trưởng Clinton từ ông ta là thiếu chính xác. Không có chuyện ông ấy đột nhập vào hòm thư của bà Clinton, bởi nếu không, các tài liệu đã bị công bố ra ngoài”, phát ngôn viên của bà Clinton lập luận.
Người này khẳng định thêm: “Hệ thống máy chủ của bà Clinton không ghi nhận bất kỳ một cuộc đột nhập nào như thế từ bên ngoài”.
Được biết, các cáo buộc chống lại Lazar trước tòa sẽ không bao gồm việc tấn công máy chủ của bà Clinton. Nhưng nữ chính trị gia lại đang phải đối mặt với nhiều thách thức trên con đường vận động tranh cử Tổng thống Mỹ 2016.
Mới đây, Cục điều tra Liên bang Mỹ tuyên bố sẽ tiến hành thẩm vấn Hillary Clinton. Nhiều người thân tín của bà đã bị FBI “gõ cửa” trong vài tuần gần đây, bao gồm một nhân viên Sở Tư pháp, do đã tham gia vào việc xây dựng hệ thống máy chủ riêng của Clinton.
Cơ quan này cho biết, chưa tìm thấy dấu hiệu cố tình phạm pháp nhưng vẫn tiếp tục điều tra. Dự kiến, quá trình này sẽ kết thúc trước cuộc bầu cử sơ bộ bang California diễn ra trong vài tuần tới.
Minh Minh
Theo Zing
Nguyên tắc vàng khi sử dụng email
Với email, bạn nên dùng dịch vụ của những nhà cung cấp uy tín, sử dụng mật khẩu khó đoán, thậm chí cần hạn chế vào mail ở Wi-Fi công cộng.
Những năm trở lại đây, tấn công mạng nhằm vào tài khoản email đã trở nên ngày càng phổ biến. Chuyên gia an ninh mạng lừng danh John McAfee từng nhận định email là nơi dễ bị tổn thương nhất trong kỷ nguyên số như hiện nay. Bằng việc đột nhập vào tài khoản email, hacker có thể khai thác đủ loại thông tin cá nhân nhạy cảm như tên tuổi, ngày sinh, tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội.
Dưới đây là 6 nguyên tắc vàng giúp bảo mật hòm thư điện tử theo trang web IBTime.
1. Sử dụng những dịch vụ uy tín
Outlook hay Gmail là những dịch vụ email uy tín và miễn phí nổi tiếng toàn cầu. Chúng không những cung cấp dịch vụ thư điện tử cho các cá nhân, mà còn bao gồm cả những giải pháp cho doanh nghiệp. Ngoài ra, những dịch vụ email này thường xuyên cập nhật để nâng cấp các tính năng bảo mật.
Gần đây, Gmail đã trình làng một tính năng mới có chức năng hiển thị một chiếc khóa màu đỏ mỗi khi thư đến được gửi từ một người dùng mà không sử dụng công nghệ mã hóa.
2. Sử dụng một mật khẩu khó đoán và không dùng cho nhiều tài khoản
Các chuyên gia công nghệ đều khuyên rằng bạn nên dùng một mật khẩu dài, khó đoán, bao gồm cả chữ và số cho tài khoản email của mình. Hãy luôn giữ nó làm bí mật của riêng bạn và đừng bao giờ dùng một mật khẩu giống nhau cho nhiều tài khoản trên mạng.
3. Sử dụng dịch vụ mật khẩu kép
Một khi bạn đã có một nhà cung cấp dịch vụ uy tín và một mật khẩu chắc chắn, hãy cân nhắc việc sử dụng công nghệ nhận diện kép (hay còn gọi là 2FA). Những năm trở lại đây, 2FA ngày càng phổ biến và được cung cấp bởi phần lớn website chứa những thông tin nhạy cảm. Bẳng việc áp dụng 2FA, bạn sẽ phải nhập mật khẩu lần hai nếu muốn truy cập vào tài khoản, thường là dưới dạng câu hỏi ngắn, tin nhắn xác minh hoặc mã số.
4. Cẩn trọng với những mối nguy hiểm tiềm tàng
Trong kỷ nguyên số, luôn có những nguy hiểm rình rập xung quanh bạn. Chính vì thế sự cẩn thận là điều cơ bản khi sử dụng email: Không bao giờ nhấn vào các đường link lạ, các file đính kèm đáng nghi ngờ, cẩn thận với những thư rác và không cung cấp tài khoản thẻ ngân hàng qua email.
Phần lớn các trình duyệt web và phần mềm diệt virus hiện nay đều có khả năng phát giác ra những mối nguy hiểm tiềm tàng, nhưng chúng chỉ đóng vai trò như những chiếc đai an toàn. Một khi chiếc xe của bạn đang lao xuống vực, cái đai đó chỉ vô dụng mà thôi.
5. Sử dụng công nghệ mã hóa
Nếu trong các email của mình, bạn thường xuyên phải gửi những thông tin nhạy cảm như tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội, hãy cân nhắc việc sử dụng công nghệ mã hóa (encryption). Về cơ bản, quá trình mã hóa sẽ biến thông tin cá nhân của bạn thành những dãy số ngẫu nhiên, từ đó, tăng tính bảo mật trong quá trình gửi email.
6. Cẩn trọng với những Wi-Fi công cộng
Wi-Fi "chùa" có thể rất tiện nhưng cũng đem đến nhiều mối nguy hiểm về an ninh mạng. Đã có nhiều vụ việc, người dùng sử dụng Wi-Fi công cộng miễn phí và hacker đánh cắp được thông tin cá nhân và thậm chí trực tiếp xem được họ đang truy cập vào website gì. Vì vậy, lời khuyên là đừng bao giờ điền những thông tin nhạy cảm khi đang sử dụng Wi-Fi công cộng. Trong trường hợp phải sử dụng Wi-Fi công cộng, hãy chọn một mạng VPN để đảm bảo an toàn.
Nguyễn Mai Đức
Theo VNE
Telegram và Gmail là 2 ứng dụng ưa thích của khủng bố IS thường trao đổi thông tin bí mật bằng Telegram, trong khi ứng dụng ưa thích của chúng để gửi email là Gmail, theo báo cáo từ công ty an ninh mạng Trend Micro (TMICF). Telegram và Gmail là 2 ứng dụng được khủng bố sử dụng nhiều nhất. Tổng hợp từ hơn 2.300 tài khoản được thu thập trên các diễn đàn...