Hacker ngày càng trẻ hóa, mới 9 tuổi đã biết tấn công DDOS vào hệ thống mạng của trường học
Và game online, được cho là lối tắt đã dẫn dắt những đứa trẻ tìm hiểu về công cụ và lối sống của các tội phạm mạng.
Cơ quan Tội phạm Quốc gia của Vương quốc Anh (NCA) mới đây đã đưa ra một sáng kiến mới với hy vọng giáo dục thanh thiếu niên về hậu quả của việc thực hiện các cuộc tấn công DDoS.
Bởi một nghiên cứu của Đơn vị Phòng chống Tội phạm Mạng Quốc gia ( NCCU) thuộc NCA đã phát hiện ra rằng số lượng các cuộc tấn công Từ chối Dịch vụ Phân tán (DDoS) được thực hiện nhằm vào các mạng và trang web của trường học đã tăng gấp đôi từ năm 2019 đến năm 2020.
Và theo NCCU, nhiều kẻ tấn công chính là học sinh trung học, với độ tuổi trung bình là 15 tuổi và người trẻ nhất mới có 9 tuổi.
Nghiên cứu NCA cho rằng game online chính là lối tắt đưa những đứa trẻ tiếp cận với thế giới tội phạm mạng và trở thành hacker.
Một giả thuyết cho rằng những người trẻ tuổi có thể đã rơi vào vòng xoáy của các cuộc tấn công từ chối dịch vụ bằng con đường đầu tiên là chơi trò chơi trực tuyến, sau đó tập cài đặt mod, hack và thậm chí là trojan truy cập từ xa để chiếm ưu thế trước các đối thủ trong trò chơi của họ.
Nghiên cứu đã gợi ý rằng nhiều học sinh, sinh viên trẻ không coi việc làm gián đoạn trải nghiệm chơi game của người chơi khác là “sai trái” bởi vì đó chỉ được coi là “một cách khác để giành chiến thắng”. Khi các đồng bạn của chúng cũng đang làm điều đó thì chắc chắn chúng không tin rằng mình có thể sẽ gặp rắc rối với pháp luật.
Vậy làm cách nào để cảnh sát có thể thuyết phục những người trẻ tuổi rằng họ không nên tiến hành các cuộc tấn công chống lại người khác – cho dù đó là các game thủ đồng nghiệp hay các trang web của trường học?
Video đang HOT
NCA muốn hướng những đứa trẻ “thích mày mò” sang các ngành nghề khác có liên quan như lập trình game, bảo mật.
Sáng kiến đang được NCA triển khai cho hơn 2.000 trường tiểu học và trung học ở Vương quốc Anh, trước khi triển khai trực tiếp tại các trường học và cao đẳng khác trên khắp đất nước, sẽ hướng những sinh viên tìm kiếm các cụm từ liên quan đến tội phạm mạng bằng một trang chặn theo dạng “truy cập bị từ chối”.
Tiếp đó sẽ có thông báo cảnh báo nhằm hướng sinh viên đến trang web Cyber Choces, nơi cung cấp thông tin về Đạo luật lạm dụng máy tính và hậu quả của việc vi phạm luật tội phạm mạng.
Chiến dịch này cũng nhằm mục đích tác động đến những người trẻ tuổi, những người có thể đang cân nhắc tham gia hành vi tội phạm mạng, cảm thấy có động lực để khai thác năng lực kỹ thuật của họ trong một nghề nghiệp có đạo đức hơn trong ngành công nghệ, như thiết kế trò chơi hoặc an ninh mạng. Sáng kiến, đang trong giai đoạn thử nghiệm, đã cho thấy sự giảm thiểu đáng kể các tìm kiếm “có liên quan” trong khoảng thời gian bốn tuần.
Một video quảng bá của NCA giải thích cho những người trẻ tuổi rằng một nghề nghiệp hợp pháp, chẳng hạn như công việc của một nhà thiết kế trò chơi trẻ em, có thể mang lại mức lương 35.000 bảng Anh. Còn việc phát động một cuộc tấn công DDoS có thể dẫn đến việc bị cảnh sát bắt, cấm truy cập internet và thu giữ thiết bị máy tính.
Đoạn video kết thúc với thông điệp: “thăng cấp, không mạo hiểm tương lai của bạn, biết những gì hợp pháp và những gì không.”
Mỹ và châu Âu xử phạt các vụ tấn công từ chối dịch vụ mạng như thế nào?
Ở Mỹ, tấn công từ chối dịch vụ được coi là một tội liên bang. Nếu thực hiện các tấn công từ chối dịch vụ, thủ phạm có thể phải chấp hành nhiều hình phạt khác nhau, bao gồm cả phạt tù.
Vào tháng 7 năm 2019, Austin Thompson (23 tuổi) hay còn được biết dưới cái tên DerpTrolling bị tòa án liên bang Mỹ tuyên phạt 27 tháng tù vì hành vi tấn công từ chối dịch vụ, đánh sập website của hàng loạt công ty sản xuất game.
Mỗi lần Austin Thompson tấn công, website của các công ty này rơi vào tình trạng không thể truy cập trong hàng giờ đồng hồ. Các đợt tấn công của Thompson liên tục diễn ra từ năm 2013-2014.
Ngoài án phạt tù, người đàn ông này buộc phải chi trả 95.000 USD tiền bồi thường thiệt hại.
Tài liệu trong phiên xét xử của Austin Thompson.
Luật sư Robert Brewer, người trực tiếp tham gia vào phiên xét xử của Austin Thompson cho biết: "Thiệt hại mà các vụ tấn công từ chối dịch vụ gây ra cho nhiều doanh nghiệp và công dân Mỹ lên tới hàng triệu USD/năm". Đại diện cho luật pháp Hoa Kỳ, ông Robert Brewer nhấn mạnh, ông và các cộng sự cam kết sẽ đưa các tin tặc này ra trước ánh sáng công lý.
Tấn công từ chối dịch vụ hay denial-of-service attacks (DoS) là cuộc tấn công nhằm làm sập một máy chủ hoặc mạng, khiến người dùng khác không thể truy cập vào máy chủ/mạng đó.
Kẻ tấn công thực hiện điều này bằng cách "tuồn" ồ ạt lượt truy cập hoặc gửi thông tin có thể kích hoạt sự cố đến máy chủ, hệ thống hoặc mạng mục tiêu. Từ đó khiến người dùng hợp pháp không thể truy cập dịch vụ, tài nguyên họ mong đợi.
Tấn công từ chối dịch vụ phân tán hay distributed-denial-of-service (DDos) là một dạng của Dos nhưng nguy hiểm hơn. Bởi DDoS sử dụng nhiều nguồn phân tán để điều phối hoạt động tấn công vào mục tiêu. Do đó người quản trị hệ thống thường không thể xác định và phong tỏa máy host gây rắc rối.
Rất nhiều nước và khu vực trên thế giới ban hành luật để xử lý các vụ tấn công từ chối dịch vụ.
Ở Mỹ, tấn công từ chối dịch vụ được coi là một tội liên bang. Theo the Computer Fraud and Abuse Act - tạm dịch Luật Lạm dụng và Gian lận công nghệ Máy vi tính, nếu thực hiện các tấn công từ chối dịch vụ, thủ phạm có thể phải chấp hành nhiều hình phạt khác nhau, bao gồm cả phạt tù.
Mới đây, Andrew Rakhshan (40 tuổi), một người đàn ông gốc Iran, quốc tịch Mỹ vừa phải chấp hành án phạt cao nhất: 5 năm tù và 520.000 USD tiền bồi thường cho hành động tấn công từ chối dịch vụ vào trang web leagle.com, một trang tổng hợp thông tin pháp luật của Hoa Kỳ.
Tấn công mạng đe dọa sự an toàn của công chúng cũng như an ninh quốc gia và kinh tế.
FBI - Cục Điều tra Liên bang Mỹ nhấn mạnh, các cuộc tấn công mạng đe dọa sự an toàn của công chúng cũng như an ninh quốc gia và kinh tế. Là cơ quan liên bang đứng đầu về điều tra tấn công và xâm nhập mạng tại Mỹ, FBI thực hiện nhiều chiến lược để vạch mặt những kẻ thực hiện các hoạt động mạng độc hại.
Tại Châu Âu, tạm giam là án phạt nhẹ nhất đối với tội tấn công dạng từ chối dịch vụ.
Vào năm 2003, Santiago Garrido (26 tuổi) bị kết án 2 năm tù vì thực hiện một cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) khiến 1/3 số người sử dụng Internet ở Tây Ban Nha bị chặn kết nối.
Hacker có biệt danh Ronnie và Mike25 này còn bị tòa án vùng La Corua yêu cầu bồi thường thiệt hại với số tiền lên tới 1,5 triệu USD.
Tấn công từ chối dịch vụ là hành động bị cấm một cách triệt để ở Anh. Án phạt cao nhất cho tội này có thể lên tới 10 năm tù giam, theo the Computer Misuse Act 1990 - tạm dịch Luật Gian lận công nghệ Máy vi tính.
Theo báo cáo từ công ty an ninh mạng Nexusguard, số cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDos) từ Việt Nam đứng thứ 8 thế giới trong quý I/2021.
Xếp hạng của Việt Nam về nguồn tấn công DDoS trên toàn thế giới.
Cụ thể, Việt Nam chiếm tỷ lệ 1,04% về nguồn tấn công DDoS trên toàn thế giới, đứng thứ 8 toàn cầu và thứ 3 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và trên Hàn Quốc, Indonesia.
Xếp hạng của Việt Nam về nguồn tấn công DDoS trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Cảnh báo: Gia tăng tình trạng lừa đảo qua mạng Thời gian qua, tình trạng lừa đảo qua mạng đã bùng nổ, đặc biệt nhắm vào những người dùng các dịch vụ tài chính, bảo hiểm tại Việt Nam. Trong thời điểm dịch COVID-19, nhiều người nhận được không ít tin nhắn, thư điện tử, đường link từ những cá nhân, tổ chức lạ. Với thủ đoạn rất tinh vi, các đối tượng...