“Hack” DNA của các phi hành gia để có thể định cư trên sao Hỏa
Theo các nhà khoa học, các phi hành gia trong tương lai nên có sự can thiệp vào DNA của họ trước khi thực hiện hành trình đầy hiểm nguy lên sao Hỏa.
Hình ảnh mô phỏng một khu định cư trên Sao Hỏa trong tương lai.
Nguyên nhân được đưa ra là bởi những nhà du hành có thể sẽ cần phải trở thành “ siêu nhân” với các tế bào chống bức xạ và xương cực khỏe để sống sót sau chuyến đi.
Một số cơ quan vũ trụ và thậm chí các công ty tư nhân hứa hẹn sẽ đưa nhà du hành đầu tiên trên Hành tinh Đỏ trong vòng hai thập kỷ tới. Đơn cử như NASA hy vọng sẽ đưa các phi hành gia trên Sao Hỏa vào những năm 2030, trong khi SpaceX tham vọng hơn rất nhiều khi muốn đưa… một triệu người lên hành tinh này vào năm 2050.
Trong một hội thảo trực tuyến mới đây, một nhà khoa học nổi tiếng đã lập luận rằng những người định cư trên Sao Hoả sẽ cần phải là người đã được biến đổi gen để sống trên Sao Hỏa. Chỉnh sửa DNA có thể cần phải tham gia nếu mọi người muốn sống, làm việc, phát triển và xây dựng gia đình của của họ ở lại trên sao Hỏa. Những loại công nghệ này có thể rất quan trọng hoặc cần thiết. Kennda Lynch, một nhà sinh vật học tại Viện nghiên cứu Mặt trăng và Hành tinh ở Houston, cho biết.
Chỉnh sửa DNA của các phi hành gia có thể giúp họ chịu đựng được các bức xạ vũ trụ và các thái cực môi trường khắc nghiệt. Ngoài ra, còn có một cách khác là các nhà khoa học phải thay đổi vĩnh viễn khí hậu của một hành tinh nếu muốn định cư trên đó. Làm thế nào chúng ta có thể làm điều đó là vấn đề không đơn giản. Tuy nhiên, việc chỉnh sửa gen của các phi hành gia trước khi đưa họ lên Sao Hoả hiện vẫn là một ý kiến gây nhiều tranh cãi về mặt đạo đức.
Trong thí nghiệm tại Đại học Cornell ở New York, các nhà khoa học đang xem xét việc lấy gen từ một sinh vật nhỏ bé có khả năng sinh tồn phi thường để cấy vào người là gấu nước Tardigrade. Các nhà khoa học hy vọng sẽ lấy gen của gấu nước và cấy nó vào các phi hành gia để giúp họ sống sót khi bị tác động bởi các tia vũ trụ gây ung thư mà họ sẽ phải đối mặt trong các sứ mệnh không gian.
Hiện đã có hơn 40 gene khác nhau được xác định đã có thể mang lại lợi ích cho các phi hành gia đã được theo dõi bởi nhà di truyền học George Church từ Đại học Harvard. Một gen đầu tiên được tìm thấy ở người Tây Tạng. Gen này cho phép họ hoạt động trên đỉnh núi, nơi có lượng oxy thấp. Nếu được cấy vào các phi hành gia, đặc điểm này có thể giúp họ sống sót nhờ nguồn cung cấp không khí hạn chế.
Hay các gen khác được hứa hẹn sẽ giúp tăng cường trí nhớ và sức mạnh, giảm bớt nhạy cảm với nỗi đau hoặc lo lắng. Ngoài ra, các nhà khoa học còn tính đến một loại gen được liên kết với mồ hôi có khả năng mang lại lợi ích cho các nhà thám hiểm không gian trong không gian chật chội.
Neil Armstrong - Phi hành gia vĩ đại và sứ mệnh lịch sử chinh phục mặt trăng
Mặt Trăng cách Trái Đất của chúng ta đến 384.400 km, thế nhưng đối với loài người, thiên thể này đã trở nên gần gũi hơn nhờ những tiến bộ khoa học vượt bậc.
Cách đây đúng nửa thế kỷ, chính xác là vào ngày 16/7/1969, tàu vũ trụ Apollo 11 đã được phóng khỏi Trái Đất, mang theo giấc mơ chinh phục Mặt Trăng của nhân loại. Và người thực hiện ước mơ ấy, đồng thời đặt dấu chân đầu tiên lên Mặt Trăng không ai khác chính là anh hùng Neil Armstrong.
Theo Người Nổi Tiếng
Tình tiết mới sau 500 năm về kho báu huyền thoại 10 tấn vàng của người Inca Kho báu chứa 10 tấn vàng của người Inca cho đến nay vẫn là niềm mơ ước của rất nhiều người. Vào thế kỷ 16, có một kho báu khổng lồ đã được giấu trong một khu rừng rậm ở Peru, có thể nói đây là kho báu lớn nhất thế giới với trữ lượng lên tới 10 tấn vàng, trong đó có...