Habeco đặt mục tiêu lấy lại thị phần miền Trung, lợi nhuận năm 2020 dự kiến giảm 49%
HĐQT Habeco cho biết sẽ tập trung phát triển công ty thương mại tại thị trường miền Trung với mục tiêu củng cố thị trường và lấy lại thị phần.
Habeco đặt mục tiêu lấy lại thị phần miền Trung, lợi nhuận năm 2020 dự kiến giảm 49%
Theo tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 vừa công bố, HĐQT Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco, HoSE: BHN) trình cổ đông kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính đạt 4.238 tỷ đồng trong năm 2020, giảm 44% so với năm 2019.
Tổng lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 313 tỷ đồng, giảm 49%.
Để thực hiện được mục tiêu trên, HĐQT Habeco cho biết sẽ tập trung phát triển công ty thương mại tại thị trường miền Trung với mục tiêu củng cố thị trường và lấy lại thị phần.
“Về mặt thị trường tiêu thụ, giữ vững thị phần tại khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ (ưu tiên tập trung các thành thị), tiếp tục duy trì và tăng cường sự hiện diện của sản phẩm bia Hà Nội tại thị trường Miền Nam, tiến tới mở rộng thêm thị phần”, HĐQT Habeco cho biết.
Video đang HOT
Cùng với đó, tiếp tục tăng cường phối hợp với các tỉnh thành có đơn vị sản xuất của Habeco để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2020.
“Tăng cường công tác quản lý sản xuất – kỹ thuật – chất lượng sản phẩm vì đây là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Triển khai đưa vào sử dụng phần mềm bảo trì thiết bị và kiểm soát chất lượng trên toàn hệ thống; triển khai cải tạo hệ thống kho tàng nhằm đảm bảo bia thành phẩm; tiếp tục nghiên cứu ứng dụng các giải pháp về tiết kiệm năng lượng; đào tạo, củng cố năng lực của các hội đồng cảm quan, đào tạo kiến thức cơ bản về bia cho các nhà phân phối”, tờ trình của HĐQT Habeco nêu.
Habeco đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh trong năm 2020
Kế hoạch kinh doanh của Habeco khá thận trọng trong bối cảnh thị trường bia đang đối mặt với khó khăn do Nghị định 100/2014/NĐ-CP và Nghị định số 24/2020/NĐ-CP đặt ra các quy định khắt khe hơn đối với tiếp thị và quảng cáo bia, cũng như áp dụng các hình thức xử phạt nặng hơn khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông dưới ảnh hưởng của bia rượu với bất kỳ nồng độ cồn nào trong máu hoặc hơi thở.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào quá khứ, năm 2019, Habeco cũng đặt kế hoạch lợi nhuận khá thận trọng, chỉ 384 tỷ đồng nhưng mức thực hiện cao hơn tới 60%. Dù vậy, năm 2020 có thể khác vì kế hoạch doanh thu rất thấp, trong khi năm 2019, Habeco vẫn đặt kế hoạch doanh thu cao.
Liên quan đến vấn đề cổ tức, tại đại hội tới, Habeco vẫn chưa chốt tỷ lệ cổ tức vì còn phụ thuộc vào quyết định của Bộ Tài chính và Bộ Công thương. Năm 2020, cổ tức dự kiến 6% bằng tiền mặt.
Đại diện Carlsberg từ nhiệm, Bia Hà Nội sắp có HĐQT thuần Việt
Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco, MCK: BHN) vừa có văn bản gửi tới SSC và HoSE công bố về việc tổ chức thực hiện xin ý kiến cổ đông bằng văn bản. Ngày đăng ký cuối cùng được xác định là 03/01/2020.
Ông Stefano Clini - đại diện của Carlsberg tại Habeco (Nguồn: Internet)
Các nội dung xin ý kiến cổ đông của Habeco chủ yếu tập trung vào việc kiện toàn nhân sự cho Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty, bên cạnh việc bổ sung ngành nghề kinh doanh.
Theo đó, HĐQT BHN giới thiệu và đề cử ứng viên thành viên HĐQT độc lập đối với bà Quản Lê Hà, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Habeco cũng xin ý kiến cổ đông về việc miễn nhiệm thành viên HĐQT đối với ông Stefano Clini - đại diện của Carlsberg Breweries, cổ đông chiến lược đang nắm giữ 17,34% cổ phần BHN.
Trước đó, ngày 30/10/2019, Habeco đã nhận được đơn xin từ chức của thành viên ngoại duy nhất trong HĐQT này. Cùng ngày, ông Bùi Hữu Quang cũng có đơn từ chức thành biên Ban Kiểm soát công ty.
Lý do từ nhiệm của ông Quang là nhằm đảm bảo điều kiện để ứng cử thành viên HĐQT Habeco thay cho ông Stefano Clini. Việc bầu bổ sung ông Bùi Hữu Quang cũng sẽ được Habeco xin ý kiến cổ đông bằng văn bản trong lần này, song song với việc miễn nhiệm thành viên Ban Kiểm soát.
Vị trí cũ của ông Quang trong Ban Kiểm soát cũng sẽ được kiện toàn bởi một ứng viên nữ, là bà Thiều Hồng Nhung.
Như vậy, nếu việc xin ý kiến cổ đông thuận lợi theo đúng kế hoạch, HĐQT mới của Habeco dự kiến sẽ có 6 thành viên - tất cả đều là người Việt Nam - bao gồm: Chủ tịch Đỗ Xuân Hạ; Ông Ngô Quế Lâm; Ông Vũ Xuân Dũng; Ông Trần Thuận An; Ông Bùi Hữu Quang; Bà Quản Lê Hà.
Habeco hiện vẫn cơ bản là một doanh nghiệp nhà nước, với 81,79% cổ phần do Bộ Công Thương nắm giữ. Bộ Công thương đã nhiều lần muốn thoái vốn khỏi Habeco nhưng vẫn còn vướng mắc vì một hợp đồng đã ký với Carlsberg.
Theo đó, Carlsberg có quyền ưu tiên mua cổ phiếu của Habeco trong trường hợp Bộ Công Thương thoái vốn. Bản thân đơn vị này cũng nhiều lần ngỏ ý mua lại cổ phần nhà nước của Habeco, tuy nhiên, sau nhiều lần thương thảo, Habeco và Carlsberg vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Vướng mắc lớn nhất, từng được Habeco chia sẻ là về mức giá.
Hồi cuối năm 2016, Carlsberg từng định giá Habeco ở mức khoảng 48.000 đồng/cp. Con số này thấp hơn nhiều so với thị giá hiện tại của Habeco, hiện đang giao dịch quanh mốc 80.000 đồng/cp trên HoSE./.
Trâm Anh
Theo viettimes.vn
'Siêu' doanh nghiệp 144.000 tỷ đồng âm thầm...biến mất "Siêu" doanh nghiệp 144.000 tỷ đồng ở Hà Nội biến mất, DOJI "thâu tóm" chuỗi Thế giới kim cương là những sự kiện kinh tế gây xôn xao dư luận trong tuần qua. Siêu doanh nghiệp 144.000 tỷ đồng mất hút Thông tin với báo chí, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Thống kê, cho biết Công ty USC Interco đăng ký...