Hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Trung Quốc “bơm khéo” 126 tỷ USD vào nền kinh tế
Ngày 6/9, ba hôm sau khi Hội nghị thường vụ Quốc Vụ viện Trung Quốc đề xuất vận dụng kịp thời các công cụ chính sách, Ngân hàng trung ương Trung Quốc ( PBOC) đã chính thức thông báo hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0,5% và sẽ giảm tới 1% đối với một số ngân hàng đủ tiêu chuẩn. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 16/9.
PBOC đã quyết định hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc để kích thích kinh tế. (Ảnh: Sina)
Theo tính toán, động thái chính sách của PBOC đồng nghĩa bơm thêm thanh khoản 900 tỷ nhân dân tệ (126,35 tỷ USD) vào nền kinh tế số hai thế giới.
Trong thông báo, PBOC nhấn mạnh sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chú trọng kiểm soát định hướng, duy trì thanh khoản đầy đủ và hợp lý, giữ tốc độ tăng quy mô tài chính xã hội cơ bản phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP.
Cũng theo PBOC, lần hạ mức dự trữ tiền gửi này ở gần đợt đăng ký thuế giữa tháng 9, thanh khoản hệ thống ngân hàng sẽ vẫn cơ bản ổn định và chỉ đạo thực hiện làm hai đợt cũng có lợi cho việc gia tăng cung tiền an toàn và có trật tự. Trung Quốc khẳng định duy trì định hướng chính sách tiền tệ ổn định.
Quyết định hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần này sẽ giải phóng 900 tỷ nhân dân tệ trong các ngân hàng để “bơm” vào nền kinh tế Trung Quốc.
Lãi suất sẽ giảm?
Video đang HOT
Ông Tạ Á Hiên (Xie Yaxuan), nhà phân tích vĩ mô hàng đầu của China Merchants Securities, cho rằng có khả năng vẫn xem xét tới sự hạn chế hối suất ổn định hiện tại. Hiệu ứng của chu kỳ nghịch gần đây đã đạt đến mức cao nhất trong năm. So với việc điều chỉnh lãi suất MLF, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là công cụ trung tính về lý thuyết, không gây nên áp lực ngoại ngạch. Việc điều chỉnh lãi suất chính sách như lãi suất MLF dự kiến sớm nhất sẽ diễn ra vào đầu tháng này.
Minh Minh, kinh tế gia của Chứng khoán CITIC, đã đề xuất cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Ông nói, kể từ năm 2018 hiệu quả của chủ trương hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc thực sự không rõ rệt, lý do là các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ không thông thuận.
Viện nghiên cứu đầu tư Hoa Tấn (Huaxun) cho rằng giảm lãi suất cũng là một lựa chọn để tăng điều chỉnh chu kỳ ngược và cắt giảm lãi suất có lợi cho việc kích thích tiêu dùng, thúc đẩy tác động GDP, tiêu dùng trực tiếp hơn và tiêu dùng ổn định là tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, xem xét việc tăng giá thịt lợn hiện tại có thể khiến CPI tăng cao hơn dự kiến, PBOC vẫn giữ thái độ tương đối thận trọng đối với việc hạ lãi suất, nhưng vẫn có khả năng giảm lãi suất 1 lần trong năm.
Dương Đức Long (Yang Delong), kinh tế gia của Quỹ Hải Khai Nguyên nói, lần cắt giảm này đã thực hiện chủ trương của Hội nghị thường vụ Quốc Vụ viện, tức là kiên quyết thực thi chính sách tiền tệ thận trọng và điều chỉnh phù hợp kịp thời, đẩy nhanh thực hiện các biện pháp điều chỉnh hạ lãi suất, kịp thời vận dụng các công cụ chính sách như giảm tỷ lệ dự trữ tiền gửi bắt buộc phổ biến và giảm tỷ lệ dự trữ tiền gửi bắt buộc định hướng. Việc cắt giảm lần này là một biện pháp điều chỉnh theo chu kỳ. Nó sẽ thúc đẩy mạnh mẽ niềm tin thị trường. Đây là một điểm tích cực lớn đối với thị trường chứng khoán hiện tại và có lợi cho việc thúc đẩy tăng hơn nữa.
Về phía các chuyên gia quốc tế, bà Freya Beamish, kinh tế gia về châu Á tại Pantheon Macroeconomics, cho biết Bắc Kinh đã đánh tiếng hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc suốt nhiều tuần. Bà dự báo PBOC sẽ giảm lãi suất 0,2% trong tháng 9, tương tự như Fed.
Dự trữ bắt buộc là lượng tiền các ngân hàng phải duy trì tương ứng với tiền gửi từ khách hàng để đảm bảo thanh khoản. Hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đồng nghĩa các ngân hàng có thêm tiền để cho các doanh nghiệp, cá nhân vay, từ đó giảm chi phí đi vay.
Việc hạ mức dự trữ tiền gửi bắt buộc có thể khiến thị trường bất động sản cớ sự khởi sắc
Tác động đến thị trường chứng khoán như thế nào?
Thống kê lịch sử cho thấy sau khi thông báo cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc được đưa ra, thị trường chứng khoán Trung Quốc có nhiều phản ứng khác nhau.
Kể từ khi bắt đầu hạ tỷ lệ dự trữ tiền gửi bắt buộc vào năm 2011, trong 12 lần hạ trước đây, thị trường chứng khoán đã tăng 6 lần và giảm 6 lần. Việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc toàn diện gần đây nhất là vào đầu năm nay. Ngày 4/1/2019, PBOC đã quyết định cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức tài chính 1%. Sau khi cắt giảm, chỉ số Shanghai Composite tại thị trường chứng khoán Thượng Hải đã tăng từ mức thấp 2440 điểm lên tới 3.228 điểm.
Nhìn lại lịch sử, PBOC đã hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức lớn 16 lần. Từ việc xem chỉ số chứng khoán của sàn Thượng Hải vào 1 ngày sau thì thấy tỷ lệ giảm bình quân 0,57%, xác suất tăng 37,5%; 5 ngày sau thông báo chỉ số chứng khoán bình quân tăng 0,22%, xác suất tăng 43,75%.
Theo Sina Tài chính
Trung Quốc bơm tiền "khủng" để thúc đẩy kinh tế
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hôm 6-9 thông báo bước đi mới nhất nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại giữa lúc thương chiến với Mỹ leo thang.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vừa có bước đi mới để thúc đẩy kinh tế. Ảnh: Reuters
Cụ thể, PBOC cho biết sẽ giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc - lượng tiền mặt mà một ngân hàng cần phải giữ trong két sắt mình - xuống 0,5 điểm phần trăm từ ngày 16-9.
.Một số ngân hàng sẽ được phép giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc xuống 1 điểm phần trăm để khuyến khích họ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như doanh nghiệp tư nhân vay tiền. Chính sách này dự kiến có hiệu lực vào ngày 15-10 và 15-11.
Biện pháp mới được cho là sẽ giúp có thêm 900 tỉ nhân dân tệ (khoảng 126 tỉ USD) được đưa vào hệ thống tài chính.
Các quan chức cấp cao trong tuần này cũng cho biết Bắc Kinh có kế hoạch nới lỏng các hạn chế liên quan đến việc chính quyền địa phương vay tiền đầu tư cơ sở hạ tầng.
Một loạt bước đi trên báo hiệu Bắc Kinh sẵn lòng nới lỏng chiến dịch hạn chế vay mượn tiền đang đè nặng lên tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Ngoài ra, Trung Quốc còn cho thấy khả năng tiếp tục thúc đẩy cho vay nếu chiến tranh thương mại với Mỹ gây tác động lớn hơn nữa.
Nhiều công ty đang gặp khó trong việc duy trì hoạt động. Ngoài ra, tỉ lệ thất nghiệp đang tăng và các gia đình đối mặt chi phí sinh hoạt gia tăng. Bằng cách bật đèn xanh để các ngân hàng tăng cường cho doanh nghiệp vay và khuyến khích chính quyền địa phương, vốn đang bị nợ nần đè nặng, tiếp tục vay tiền xây dựng cơ sở hạ tầng, PBOC hy vọng sẽ kích thích kinh tế tăng trưởng.
PBOC có bước đi trên sau khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kêu gọi sử dụng các công cụ để thúc đẩy kinh tế. Tại một cuộc họp của Quốc vụ viện trong tuần này, ông Lý thừa nhận Bắc Kinh đang đối mặt thêm sức ép trong những lĩnh vực như thương mại, tài chính và việc làm.
Tuy nhiên, động thái mới nhất của PBOC bị đánh giá là tương đối khiêm tốn nếu xét đến quy mô nền kinh tế Trung Quốc cũng như tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại đã kéo dài cả năm với Mỹ.
Một số nhà kinh tế đã giảm kỳ vọng đối với tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc trong năm tới nếu thương chiến tiếp diễn. "Những biện pháp chính sách này là quá nhẹ và nhỏ nên khó ngăn được sự giảm tốc (của nền kinh tế)" - ông Larry Hu, chuyên gia tại Ngân hàng đầu tư Macquarie Group (Úc), nhận định.
Ông Hu cho biết thêm ông có kế hoạch điều chỉnh lại dự đoán về mức tăng trưởng 6% của kinh tế Trung Quốc trong năm 2020.
Trong khi đó, bà Wang Tao, nhà kinh tế học tại Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ), dự báo nền kinh tế này sẽ tăng trưởng 5,5% vào năm tới.
P.Võ (Theo The New York Times, CNBC)
Ba kịch bản của tỷ giá nhân dân tệ Diễn biến tỷ giá nhân dân tệ (NDT) trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào hướng đi của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Nếu cuộc chiến này bùng nổ toàn diện, tỷ giá NDT so với đồng đô la Mỹ có thể giảm đến 10%, kéo theo sự giảm giá khác của các đồng tiền khác trong khu vực châu Á, theo...