Hà Tĩnh sẽ vận động hiến trên 7.350 đơn vị máu để cấp cứu người bệnh
3 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh đã tiếp nhận 1.723 đơn vị máu. Hà Tĩnh phấn đấu trong cả năm 2021 sẽ vận động hiến trên 7.350 đơn vị máu để cứu chữa cho người bệnh.
Vào khoảng 12h30 phút ngày 11/3/2021, bệnh nhân Đào Thị Liệu (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) được chuyển vào Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) TP Hà Tĩnh trong tình trạng xuất huyết tiêu hóa, cần phải truyền máu gấp.
Ngay sau đó, BVĐK thành phố Hà Tĩnh đã nhanh chóng kêu gọi cán bộ, y bác sỹ và thành viên ngân hàng máu sống có cùng nhóm máu A với bệnh nhân tham gia hiến máu cứu người.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Minh (BVĐK thành phố Hà Tĩnh) hiến máu cứu bệnh nhân Liệu (Ảnh N.O).
Nhận được thông tin, điều dưỡng Phạm Thị Mơ (Khoa Nhi) và điều dưỡng Nguyễn Thị Minh (Khoa Khám bệnh) lập tức có mặt để hiến 2 đơn vị máu cứu bệnh nhân. Nhờ sự tiếp máu kịp thời và sự tận tâm cứu chữa của bác sỹ, bệnh nhân Liệu đã qua cơn nguy kịch và nhanh chóng hồi phục.
“Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại” – có lẽ suốt cả cuộc đời này, bệnh nhân T.T.T.N. (xã Phú Phong, Hương Khê) không thể nào quên được câu nói ấy. Ngày 16/3/2021, chị N. nhập viện tại Khoa Sản, BVĐK huyện Hương Khê trong tình trạng đau bụng, huyết áp thấp, thể trạng da xanh.
Chị N. được xác định chửa ngoài dạ con, cần phải mổ cấp cứu. Thời điểm này, kho máu của BVĐK huyện Hương Khê không còn nhóm máu B mà chị N. cần nên bệnh viện đã nhanh chóng liên hệ với Huyện đoàn để được hỗ trợ.
Video đang HOT
Chiến sỹ Nguyễn Thanh Minh – Công an huyện Hương Khê hiến một đơn vị máu cứu bệnh nhân N.
Nhận được tin báo, ngay trong đêm, Bí thư Huyện đoàn Nguyễn Thanh Hải và Phó Bí thư Đoàn xã Hương Trà Đinh Tiến Bằng cùng chiến sỹ Nguyễn Thanh Minh (Công an huyện) đã trực tiếp hiến 3 đơn vị máu để truyền cho sản phụ N. Nhờ được cung cấp nguồn máu kịp thời, bệnh nhân N. đã qua cơn nguy kịch và phục hồi tốt sau phẫu thuật.
Đây chỉ là 2 trong rất nhiều trường hợp bệnh nhân được cứu sống nhờ những giọt máu nghĩa tình của những người hiến máu trong những ngày gần đây.
Trong 3 tháng đầu năm 2021, Hà Tĩnh đã tiếp nhận được trên 1.720 đơn vị máu phục vụ cho việc cứu chữa bệnh nhân (trong ảnh: Đoàn viên thanh niên Sở Y tế Hà Tĩnh tham gia hiến máu tình nguyện).
Theo báo cáo của Ban Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, hiện nay, toàn tỉnh có 15 CLB ngân hàng máu sống, 16 đội, nhóm tình nguyện viên hiến máu dự bị tại các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và 1 nhóm những người có nhóm máu hiếm (Rh-). Bất kể ngày đêm hay mưa, nắng, cứ có thông tin người bệnh cần máu là các ngân hàng máu sống luôn luôn có người tình nguyện hiến máu.
Bác sỹ Dương Đức Anh – Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà chia sẻ: “Đến nay, tôi cũng không nhớ mình đã hiến máu bao nhiêu lần, chỉ biết rằng mỗi lần góp phần giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch là tôi thấy cuộc sống của mình thêm phần ý nghĩa. Đối với tôi, hiến máu cứu người chính là tình thương, trách nhiệm với cộng đồng”.
Y bác sỹ BVĐK huyện Đức Thọ hiến máu để cấp cứu cho người bệnh.
Trong 3 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh đã tiếp nhận 1.723 đơn vị máu, đảm bảo đủ nguồn máu dự trữ cho cấp cứu và điều trị tại các cơ sở y tế. Còn trước đó, trong cả năm 2020, toàn tỉnh đã tổ chức 32 đợt hiến máu và tiếp nhận được trên 7.030 đơn vị máu.
Thạc sỹ Hoàng Quốc Anh – Phó Trưởng khoa Huyết học truyền máu (BVĐK tỉnh) cho biết: “Mỗi năm, bệnh viện cần khoảng 7.000 đơn vị máu cho việc cấp cứu bệnh nhân mất máu cấp, thiếu máu mãn tính, bệnh nhân phẫu thuật, chạy thận nhân tạo… Trong đó, nguồn máu nhân đạo đã góp phần rất lớn cho việc cứu nhiều ca bệnh qua cơn nguy kịch.
Chỉ tính riêng trong năm 2020, bệnh viện sử dụng 6.385 đơn vị máu cho cấp cứu, điều trị thì có tới 6.038 đơn vị là từ nguồn máu nhân đạo, còn lại là trực tiếp từ ngân hàng máu sống và mua ngoại viện”.
Năm 2021, phấn đấu tiếp nhận trên 7.350 đơn vị máu.
Năm 2021, toàn tỉnh phấn đấu tiếp nhận 7.350 đơn vị máu. Hy vọng, với tinh thần “tương thân, tương ái” và thông điệp “mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, mục tiêu đó sẽ sớm hoàn thành, góp phần đảm bảo nguồn cung cấp máu cho cấp cứu và điều trị tại các cơ sở y tế trên toàn tỉnh.
Mất hơn nửa lượng máu trong cơ thể vì vỡ thai ngoài tử cung
Nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì mất máu cấp, bệnh nhân được xác định bị vỡ thai ngoài tử cung. Các bác sĩ đã thực hiện cuộc phẫu thuật hút ra 3 lít máu ngập ổ bụng bệnh nhân.
Sự cố nghiêm trọng trong thai kỳ vừa xảy đến với nữ bệnh nhân N.T.P. ngụ tại TPHCM khiến chị phải chuyển đến cấp cứu tại một bệnh viện tư nhân. Thông tin từ bác sĩ ngày 13/11 cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc mất máu do máu chảy nhiều trong ổ bụng, da niêm mạc nhợt nhạt, người tái nhợt, tiếp xúc kém, mạch nhanh, huyết áp thấp, đau bụng nhiều và ra huyết âm đạo.
Thai ngoài tử cung là bệnh cảnh nguy hiểm, khối thai khi vỡ sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân (ảnh minh họa)
Sau khi tiếp nhận, thăm khám các bác sĩ xác định bệnh nhân bị vỡ thai ngoài tử cung sinh mạng vô cùng nguy kịch, tiên lượng rất nặng. Tình trạng mất máu cấp đe dọa tính mạng người bệnh, bác sĩ quyết định thực hiện cuộc phẫu thuật cấp cứu và truyền máu bổ sung. Khoảng 10 phút kể từ thời điểm nhập viện, bệnh nhân đã bước vào cuộc mổ.
Trong quá trình phẫu thuật, ê-kíp bác sĩ ghi nhận, máu tràn ngập trong ổ bụng người bệnh. Các bác sĩ tiến hành kẹp và cắt khối thai bị vỡ ngoài tử cung đóng ở vị trí đoạn kẽ. Đây chính là "thủ phạm" khiến khoảng 3 lít máu tràn ra ổ bụng bệnh nhân. Trong quá trình mổ cấp cứu, bệnh nhân được bù dịch và truyền 6 đơn vị hồng cầu lắng và 2 đơn vị huyết tương đông lạnh.
Sau 1 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã giúp bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Quá trình hậu phẫu diễn ra thuận lợi, sức khỏe bệnh nhân ổn định, trạng thái khỏe mạnh, không có dấu hiệu bất thường. Hiện bệnh nhân đã có thể trở lại cuộc sống bình thường.
Từ trường hợp trên, bác sĩ Trương Phan Thu Hiền chuyên khoa Sản cảnh báo, thai ngoài tử cung là tình trạng bào thai không nằm trong buồng tử cung mà phát triển ở những vị trí khác như: vòi trứng, cổ tử cung, thậm chí nằm trong ổ bụng... Các trường hợp thai ngoài tử cung bị vỡ rất nguy hiểm.
Thai phụ trẻ mất hơn nửa lượng máu trong cơ thể vì vỡ khối thai ngoài tử cung may mắn được bác sĩ cứu sống
Lượng máu trung bình trong cơ thể người trưởng thành khoảng 4,5 đến 5,5 lít. Nếu xét theo lượng máu nhiều nhất trong cơ thể là 5,5 lít thì nữ bệnh nhân trên đã mất hơn nửa lượng máu. Nếu người bệnh nhập viện trễ khoảng 10 đến 15 phút cơ thể sẽ bị thiếu máu trầm trọng, khó tránh khỏi nguy cơ tử vong.
Những trường hợp thai ngoài tử cung nếu không được phát hiện sớm, không được điều trị cấp cứu, can thiệp kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ tử vong vì mất máu diễn ra đột ngột trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể điều trị nội khoa thành công nếu được chẩn đoán sớm.
Để tránh nguy hiểm có thể xảy ra, bác sĩ khuyến cáo chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nếu bị trễ kinh, thử que thử thai 2 vạch đỏ rõ thì nên đến các trung tâm y tế thăm khám sớm để được tư vấn và theo dõi thai kỳ, kịp thời phát hiện nguy hiểm, xử lý sớm.
Bác sĩ cảnh báo, nếu cơ thể có các biểu hiện chậm kinh, đau bụng, ra máu âm đạo bất thường, chị em phụ nữ nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra. Trong trường hợp khối thai ngoài tử cung bị vỡ cơ thể thường có dấu hiệu toát mồ hôi, choáng váng, chóng mặt và có thể thể ngất, bệnh nhân cần được chuyển đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh viện đa khoa TW Cần Thơ: Can thiệp nội mạch, cứu sống bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa Sáng 23/9, thông tin từ Bs.CK2 Phạm Thanh Phong - Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BV ĐKTW CT) cho biết, trong 45 phút các bác sĩ Bệnh viện điều trị thành công trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên mức độ nặng bằng phương pháp can thiệp nội mạch. Trước đó, vào lúc...