Hà Tĩnh: Một nông dân “trốn” lên núi đá trồng cây, nuôi con đặc sản, ai lên thăm cũng bất ngờ
Sau những nỗ lực không biết mệt mỏi, ông Đoàn Văn Hà (sinh năm 1967, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) đã biến 2ha đồi núi hoang vu trở thành mô hình chăn nuôi lợn thịt, lợn rừng, nuôi bò, trồng cam đặc sản thu về hàng trăm triệu đồng/năm. Ai lên thăm trang trại của ông cũng bất ngờ…
Nhận thấy khu vực đồi núi tại thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) quanh năm có dòng nước chảy qua, đất đai phù hợp cho việc trồng cây ăn quả. Ông Đoàn Văn Hà đã mạnh dạn vay 1 tỷ đồng đầu tư chuồng trại, cải tạo mặt bằng để nuôi trồng, trước con mắt ngạc nhiên của nhiều người trong thôn.
Lão nông Đoàn Văn Hà, (xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) chủ nhân mô hình chăn nuôi tổng hợp. Ảnh: PV
Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại, ông Hà chia sẻ: “Năm 2014, tôi bàn với vợ vay 1 tỷ đồng để bắt đầu xây dựng trang trại này. Lúc đầu chủ yếu nuôi heo liên kết với các doanh nghiệp, trồng một số loại cây ăn quả, khi đó chắc ai cũng nghĩ tôi bị khùng”.
Clip: Trang trại của lão nông Đoàn Văn Hà, (xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) trên núi đá.
Những ngày đầu bắt tay vào nuôi trồng, khó khăn ập đến khi ông chưa có nhiều kinh nghiệm, có khi đàn heo cả chục con lăn đùng ra chết nhưng xác định “phóng lao thì phải theo lao”. Không chấp nhận dừng bước trước khó khăn, ông Hà quyết định lặn lội khắp mọi miền đất nước để học hỏi kinh nghiệm các mô hình kinh tế đã thành công.
Vườn cam đặc sản trĩu quả của gia đình ông Hà, (xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Ảnh: PV
Năm 2016, ông Hà quyết định mở rộng quy mô trang trại, trồng thêm 400 gốc cam, 100 gốc bưởi, 150 gốc chanh và 100 gốc chanh đào đến nay đã bắt đầu cho quả đem lại nguồn thu không hề nhỏ cho gia đình ông.
“Lợi thế có nguồn nước tự nhiên, tôi đã đào thêm 2.500m ao hồ vừa nuôi cá vừa để tích nước tưới cây vào mùa khô. Bởi thế, những gốc cam, bưởi luôn xanh tốt, cho quả chất lượng, thương lái thường đến tận vườn để mua”- ông Hà chia sẻ.
Video đang HOT
Trang trại nuôi lợn hàng trăm con của gia đình ông Hà, (xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Ảnh: PV
Hiện nay, mô hình chăn nuôi tổng hợp của ông Hà có trên 350 con lợn, hơn 1ha đất trồng cây ăn quả (chủ yếu là cam, bưởi, chanh) và nhiều vật nuôi có giá trị kinh tế cao như bò, lợn rừng, gà sao…. Trư chi phí mỗi năm lãi trên 350 triệu đồng.
Trang trại lão nông Đoàn Văn Hà, (xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) còn có gần chục con bò. Ảnh: PV
“Áp dụng khoa học kỹ thuật, vườn cam đặc sản hơn 400 gốc của tôi không phun thuốc bảo vệ thực vật từ khi cam bắt đầu cho quả. Gần đến mùa thu hoạch tôi sẽ thuê từ 6-7 người chăm sóc cam, chủ yếu là bắt những loài côn trùng chích vào quả. Cam đặc sản của gia đình tôi thương không bán lẻ mà được các thương lái đặt cọc, thu mua tại vườn” – ông Hà bật mí.
Đàn lợn rừng của gia đình ông Hà, (xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) cũng gần cho xuất chuồng. Ảnh: PV
Trao đổi với PV Báo điện tử DANVIET.VN, bà Nguyễn Thị Hoa – Chủ tịch Hội Nông dân xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) cho biết: “Đây là mô hình nổi bật của xã trong nhiều năm qua. Từ năm 2016, bắt đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hội nông dân của các xã, thị trấn lân cận đã lên đây để học hỏi kinh nghiệm từ mô hình chăn nuôi tổng hợp của ông Hà. Ngoài ra mô hình của ông Hà cũng tạo nhiều công ăn việc làm tại địa có thu nhập ổn định”.
Một nông dân Thái Bình phát tài nhờ 3 con lợn nái sống sót ngoạn mục sau dịch tả châu Phi.
May mắn giữ được 3 con lợn nái sau dịch tả lợn châu Phi, đến nay anh Đinh Văn Mừng (xã Đông Đô, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đã nhân giống được đàn lợn gần 200 con.
Với việc giá lợn hơi giữ ở mức cao trong thời gian khá dài, anh Mừng đã thu về hàng trăm triệu đồng nhờ nuôi lợn.
Anh Mừng chia sẻ, bản thân đã có thâm niên hàng chục năm nuôi lợn, nhưng chưa bao giờ anh chứng kiến sự tàn phá "khốc liệt" như dịch tả lợn châu Phi năm 2019. Cùng chung cảnh ngộ như các hộ chăn nuôi khác, trang trại nuôi lợn của gia đình anh Mừng cũng phải tiêu hủy trên 4 tấn lợn do nhiễm dịch tả lợn châu Phi.
Trước khi dịch tả lợn châu Phi tới, trang trại nuôi lợn của anh Mừng thường xuyên duy trì đàn lợn 300 con. Nhưng, khi dịch tả tràn qua, 40 con lợn nái, 100 con lợn thịt và 2 con lợn đực nhiễm bệnh buộc phải tiêu hủy (đợt 1). Không dừng lại ở đó, dịch bệnh tiếp tục "cướp đi" 25 con lợn nái và 100 con lợn thịt (đợt 2).
"Không chỉ riêng trang trại nuôi lợn của gia đình tôi có lợn bị nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi, hàng trăm trang trại nuôi lợn của các hộ khác trong xã cũng cùng chung số phận. Nhiều gia đình khuynh gia bại sản...Tuy nhiên, gia đình tôi vẫn còn may mắn hơn nhiều hộ chăn nuôi khác, với việc giữ được 3 con lợn nái không bị nhiễm bệnh. Làng trên xóm dưới, anh em trong nhà nói vui: 3 con lợn nái nhà tôi sống sót ngoạn mục sau dịch tả lợn châu Phi, nói ít ai tin" - anh Mừng nhớ lại.
Trước khi vào được bên trong trang trại nuôi lợn của gia đình anh Mừng, xã Đông Đô, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình phải đi qua khu vực khử trùng bằng nước vôi bột.
Theo đó, nhờ giữ được 3 con lợn nái, anh Mừng đã có hy vọng để nhân giống, gây đàn lợn như trước đây. Sau khi huyện Hưng Hà công bố hết dịch tả lợn châu Phi, gia đình anh Mừng đã dồn tất cả số tiền dành dụm được từ hàng chục năm nuôi lợn, cộng thêm với sự hỗ trợ của người con trai đang làm việc tại Đài Loan để xây dựng một trang trại chăn nuôi hoàn toàn mới, tách biệt với khu dân cư.
Trang trại nuôi lợn mới của gia đình anh Mừng được đầu tư 800 triệu đồng, với những thiết bị hiện đại như: hệ thống làm mát, quạt thông gió, bể xử lý nước thải... Khu chăn nuôi lợn rộng 1.000m2, có thể nuôi tối đa 300 con lợn.
Bên trong trại lợn được đầu tư 800 triệu đồng của anh Đinh Văn Mừng, xã Đông Đô, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Theo anh Mừng, sau khi giữ được 3 con lợn nái, đàn lợn này tiếp tục sinh sản, cộng với việc mua thêm lợn giống ở các trại lớn có uy tín nên đàn lợn thịt luôn duy trì từ 150 đến 200 con. Anh Mừng nhẩm tính, từ đầu năm đến nay, trang trại đã xuất bán trên 10 tấn lợn hơi.
"Từ hôm chuyển đàn lợn sang trại mới, con nào cũng sạch sẽ, trắng hồng, bóng nhẫy" - anh Mừng chia sẻ.
Để tận mắt tận thấy những điều anh Mừng vừa nói, PV Báo điện tử DANVIET.VN ngỏ ý muốn được vào bên trong trang trại. Anh Mừng đồng ý ngay và không tỏ vẻ ngần ngại.
Trước khi vào được bên trong chúng tôi phải đeo ủng, đi qua khu vực khử trùng bằng nước vôi bột. Vào đến bên trong, điều bất ngờ là không hề thấy mùi hôi của chuồng trại. Dù lúc đó thời tiết bên ngoài nóng bức, nhưng nhiệt độ bên trong chuồng chỉ khoảng 27 - 28 độ C.
Theo quan sát, hệ thống trần chống nóng, lưới lọc gió, máng ăn, các đường dẫn nước thải đều được anh Mừng đầu tư hiện tại. Đàn lợn con nào con đấy đều trắng hồng, khỏe mạnh...
Anh Mừng cho hay, thời điểm tháng 5 là lúc giá lợn hơi đang ở mức cao chưa từng thấy, trang trại của anh đã xuất 20 con lợn với giá bán 100.000 đồng/kg.
Đàn lợn gần 200 con trong trang trại của anh Đinh Văn Mừng luôn khỏe mạnh, trắng hồng.
Từ đầu năm đến nay, trang trại của anh Đinh Văn Mừng đã xuất bán trên 10 tấn lợn.
Với kinh nghiệm rút ra sau dịch tả lợn châu Phi, anh Mừng cho biết, "Khâu quan trọng nhất là phòng dịch và vệ sinh chuồng trại. Phải định kỳ thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho đàn lợn. Bên cạnh đó, đầu tư cho việc xử lý nước thải cũng như đảm bảo được nguồn nước uống sạch cho đàn lợn cũng là yếu tố quyết định phòng chống dịch bệnh. Về nguồn thức ăn chăn nuôi, phải mua ở các đại lý có uy tín, trang trại phải có khu bảo quản thức ăn, tránh ẩm, mốc".
Anh Mừng đang giới thiệu về hệ thống lọc gió bên trong trang trại nuôi lợn hiện đại của gia đình tại xã Đông Đô, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Trao đổi với PV Báo điện tử DANVIET.VN, anh Mừng cho biết, trong tháng 6 và 7, trang trại của anh vẫn xuất bán lợn hơi đều ra thị trường. Nhiều thương lái đã đến tận chuồng để "xuống" tiền đặt cọc trước nhưng cũng không có lợn để xuất, bởi đã có nhiều người đã đặt mua từ nhiều ngày trước.
"Tôi đang chuẩn bị nhập thêm lợn nái từ Hà Nam về để gây giống. Để mua được lợn nái, tôi cũng đã phải đặt tiền trước từ nhiều ngày. Mặt khác, giá lợn giống cũng chưa có chiều hướng giảm, giá vẫn đang ở mức cao từ 3,5 đến 4 triệu đồng/con, trọng lượng 7kg" - anh Mừng nói.
Bên trong trang trại, các hệ thống kỹ thuật, vệ sinh chuồng trại được đầu tư hiện đại.
Với việc giá lợn giống ở mức cao như hiện nay, anh Mừng cho rằng, Nhà nước cần có những chính sách cho vay vốn phù hợp, giãn thời gian vay hoặc giảm lãi xuất để những hộ chăn nuôi muốn tái đàn có thể tiếp cận, vay vốn được.
"Không chỉ riêng gia đình tôi, mà rất nhiều hộ chăn nuôi lợn khác cũng đang nóng lòng muốn khôi phục lại đàn lợn. Tuy nhiên, để có đàn lợn như lúc chưa xảy ra dịch tả lợn châu Phi không phải ngày một, ngày hai mà có thể làm được ngay. Nhà nước cần có hỗ trợ để người chăn nuôi yên tâm tái đàn lợn" - anh Mừng chia sẻ.
Nam Định: Giúp nông dân gây dựng nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt thu hàng trăm triệu Hội Nông dân (ND) huyện Vụ Bản, Nam Định đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ về vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp đỡ hội viên xây dựng nhiều mô hình kinh tế đặc sắc và có hiệu quả. Trong đó, các mô hình nuôi thỏ New Zealand, nuôi thủy sản... đang giúp nâng cao thu nhập cho nông...