Hà Tĩnh: Mỗi ngày dân đánh được hàng tấn cá trích, cá mắc lưới chi chít, gỡ mỏi tay không hết
Nhiều ngư dân ven biển tại Hà Tĩnh đánh được hàng tấn cá trích, cá mắc lưới chi chít, gỡ mỏi tay không hết cá. Sau mỗi chuyến ra khơi ngư dân thu hàng chục triệu đồng.
Nhiều ngày nay, ngư dân tại các địa phương ven biển như: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Kỳ Anh … (Hà Tĩnh) đánh được hàng tấn cá trích sau mỗi chuyến ra khơi, trừ chi phí, bà con còn bỏ túi chục triệu đồng mỗi chuyến ra khơi. Ảnh: PV
Ghi nhận của PV Dân Việt, tại bãi biển xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), tiếng cười nói râm ran của bà con ngư dân đang nhộn nhịp gỡ cá trích để nhanh chóng nhập cho thương lái. Ảnh: PV
Đang bận rộn gỡ cá trích, anh Lê Khắc Phùng trú tại thôn Đông Văn, xã Thạch Văn, phấn khởi nói: “Hôm nay gia đình chúng tôi có 2 chiếc thuyền ra khơi để đánh bắt cá trích, tổng sản lượng cả 2 thuyền là trên 2 tấn cá. Hiện tại, thương lái đến tận nơi thu mua cá của chúng tôi với giá từ 10.000-15.000đồng/kg, trừ mọi chi phí gia đình tôi còn bỏ túi gần 20 triệu đồng.
Đây là thời điểm vào mùa thu hoạch cá trích, tuy nhiên sản lượng thời gian này cao hơn nhiều so với mọi năm, khiến ngư dân chúng tôi vô cùng phấn khởi. Tuy giá dầu tăng cao, nhưng may mắn chúng tôi trúng đậm cá trích nên có khoản bù lại’.
Để công việc diễn ra nhanh chóng, những người đàn ông chia thành 2 bên, căng lưới ra rồi rũ cá xuống, còn công việc của các bà, các mẹ là đem cá rửa sạch sau đó cân để bán cho thương lái. Ảnh: PV
Theo các ngư dân theo nghề biển lâu năm, những ngày này thời tiết thuận lợi, các thuyền ra khơi đánh bắt được hàng tấn cá mỗi ngày. Mùa cá trích kéo dài từ tháng Giêng đến tháng 4 (Al), ngư trường đánh bắt cách bờ khoảng 5-6 hải lý. Đây là thời điểm cá trích có sản lượng lớn, giàu chất dinh dưỡng nhất trong năm. Ảnh: PV
Video đang HOT
Cá trích đính vào lưới, được ngư dân gỡ ra, cá trích có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, ăn rất lành. Ảnh: PV
Ngư dân Phạm Thông, xã Thạch Văn phấn khởi nói: “Thời tiết thuận lợi nên ngư dân thuận lợi trong việc ra khơi đánh bắt, sản lượng cũng nhiều. So với các năm trước, năm nay lượng cá có phần nhiều hơn. Trung bình 1 ngày, mỗi thuyền đi về được khoản 3-5 tạ, có hôm lên đến cả tấn cá trích”. Ảnh: PV
Để nhanh chóng nhập cá cho thương lái, chúng tôi phải nhờ thêm gia đình, làng xóm để chia thành 2 bên để rũ cá. Cá trích thường vướng 2 bên mang vào lưới nên rất dễ gỡ, chỉ cần cầm 2 đầu lưới rũ mạnh là cá tự rớt”. Ảnh: PV
Tại bờ biển xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), mỗi sáng có khoảng 40 chiếc thuyền, công suất từ 16-24 CV. Trung bình sau chuyến ra khơi, mỗi chiếc thuyền trở về chở trên khoang từ 200-400 kg cá trích, có những chuyến đi mang về cả tấn cá. Ảnh: PV
Khi thuyền lên, cá được nhập cho thương lái đến thu mua tận nơi. Ảnh: PV
Để tăng giá trị của cá trích, người dân đã nướng cá để bán với giá từ 40.000-60.000đồng/kg. Trung bình mỗi ngày, một hộ dân có thể nướng được từ 100-300kg cá. Ảnh: PV
Ra biển thấy con đặc sản nổi lập lờ, ngư dân Hà Tĩnh vớt lên chưa vô bờ đã biết có ngay tiền triệu
Thời điểm này, con sứa xuất hiện nhiều ở khu vực ven biển tại tỉnh Hà Tĩnh. Ngư dân hối hả đi vớt sứa, vui mừng phấn khởi khi bán được giá cao.
Sau mỗi chuyến ra khơi vớt sứa, bà con thu về hàng triệu đồng.
Vào khoảng từ tháng 1-4 (AL) hàng năm, ngư dân ven biển các địa phương như: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Kỳ Anh... (Hà Tĩnh), lại bận rộn bước vào mùa thu hoạch sứa biển. Dù chỉ kéo dài khoảng 4 tháng nhưng mỗi vụ có thể đem về cho ngư dân hàng chục triệu đồng.
Ngư dân Hà Tĩnh bước vào vụ đánh bắt sứa và chế biến sứa biển. Ảnh: PV
Không cần đầu tư nhiều chi phí, ngư cụ như đánh bắt các loại hải sản khác, sứa biển được đánh bắt gần bờ, đầu tư ngư cụ ít, quá trình đánh bắt đơn giản nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao, ngư dân có thể bỏ túi từ 2-5 triệu đồng sau mỗi chuyến ra khơi.
Ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm mùa sứa đầu năm. Ảnh: PV
Tại xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh có khoảng 300/2.000 hộ làm nghề thu hoạch sứa biển, năng suất từ đầu mùa đến nay đạt khoảng 300 tấn, mang về nguồn thu nhập khá cho bà con đi biển.
Con sứa biển được đánh bắt gần bờ, đầu tư ngư cụ ít, quá trình đánh bắt đơn giản. Ảnh: PV
Đang bận rộn thu hoạch sứa, ông Đặng Văn Hà trú tại Kỳ Ninh, cho biết: "Gia đình tôi có nhiều năm làm nghề đánh bắt thuỷ sản, cứ mỗi mùa chúng tôi lại đánh bắt mỗi loại thuỷ sản khác nhau. Thời điểm hiện tại đang là lúc thu hoạch sứa chính vụ, gia đình chúng tôi có 4 người thì được huy động để đánh bắt, chế biến sứa biển để phục vụ nhu cầu thị trường.
Theo ông Đặng Văn Hà trú tại Kỳ Ninh, một ngày đánh bắt 5 chuyến, thu về khoảng 3, 5 tấn sứa. Ảnh: PV
Nếu thời tiết thuận lợi, mỗi ngày chúng tôi ra biển khoảng 5 chuyến/ngày, đánh bắt được 3-5 tấn sứa, sau khi chế biến sứa thành phẩm bán ra thị trường khoảng 50.000-100.000đồng, cho thu nhập từ 5-7 triệu/ngày".
Sứa được sơ chế tại bãi biển. Ảnh: PV
Bà Lê Thị Hồng trú xã Kỳ Ninh, cho hay: "Cứ sau Tết Nguyên Đán hàng năm là đến mùa thu hoạch sứa biển, những chuyến ra khơi đầu năm thu hoạch sứa đã mang về cho gia đình chúng tôi hơn 30 triệu đồng"
Bà Hồng phấn khởi được mùa sứa, giá lại cao. Ảnh: PV
Theo bà Hồng, để đưa sứa thành phẩm đến tay người tiêu dùng phải rất nhiều công đoạn. Sứa biển sau khi được đánh bắt được người dân chế biến ngay trên bãi biển. Họ cắt phần thân, phần chân (phần ngon nhất của sứa biển) thành từng miếng nhỏ sau đó chà mạnh bằng cát biển để hết nhớt. Nếu làm không quen, người chế biến rất dễ bị ngứa, phồng rộp 2 tay vì trên cơ thể sứa biển chứa chất gây dị ứng và gây độc.
Sứa đánh bắt được người dân chế biến ngay bãi biển. Ảnh: PV
Sau khi đã chế biến sạch, sứa được ngâm trong nước lá dung, lá sim hoặc lá lấu. Ngâm ít nhất 2 ngày, mỗi ngày đều phải thay nước 1 lần mới đảm bảo an toàn.
Ngư dân mang dao ra xẻ thịt, loại bỏ những phần thịt mỏng, nhiều nhớt. Ảnh: PV
Sứa biển là loài nhuyễn thể thân mềm, là thực phẩm bổ mát giúp chữa chứng huyết, huyết ứ nhiệt nổi mụn, đau đầu chóng mặt tăng huyết áp...nên được nhiều thực khách lựa chọn là thức ăn để giải nhiệt vào những ngày hè oi bức.
Các sản phẩm chế biến từ sứa như: nộm sứa, sứa ăn liền nên nghề đánh bắt và chế biến sứa phát triển mạnh. Ảnh: PV
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hoàng Trung Thông - Chủ tịch UBND xã Kỳ Ninh thông tin: "Kỳ Ninh là xã có lợi thế, tiềm năng về đánh bắt, chế biến thuỷ sản, cũng là nghề chủ lực để bà con phát triển kinh tế vùng nông thôn.
Được mùa sứa, ngư dân vùng ven biển Hà Tĩnh có nguồn thu nhập khá. Ảnh: PV
Hiện nay đang vào mùa thu hoạch sứa biển, với gần 300 hộ dân đánh bắt thì đầu mùa đến nay đã đạt sản lượng hơn 300 tấn. Những chuyến thu hoạch sứa biển trong tháng 1 Al, các hộ gia đình thu hoạch sứa mang về khoảng 15 triệu đồng".
Hà Tĩnh: Hợp tác xã này đã làm gì mà biến vùng đất hoang trước kia nay thành trang trại tiền tỷ? Với nguồn vốn vay được sử dụng hiệu quả, đến nay, HTX Thanh niên Thượng Phú (Hồng Lộc, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã trở thành một trong những mô hình kinh tế hợp tác lớn nhất huyện, góp phần không nhỏ vào quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Từ một vùng đất hoang hóa, các thành viên HTX Thanh...