Hà Tĩnh: Đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh
- Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trên toàn quốc, Ngành Y tế Hà Tĩnh đã có nhiều biện pháp hữu hiệu trong việc chỉ đạo các đơn vị y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện, trạm y tế xã… giám sát phát hiện, theo dõi cũng như phối hợp với các cơ quan liên ngành đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh.
Hà Tĩnh là tỉnh có trục giao thông QL1A đi qua, có cửa khẩu quốc tế Cầu treo, cảng Vũng Áng, đặc biệt khí hậu thời tiết luôn thay đổi đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh phát sinh và phát triển. Chính vì vậy, vấn đề phòng chống dịch bệnh cho người dân luôn được UBND tỉnh và Ngành Y tế quan tâm hàng đầu, đặc biệt với các bệnh truyền nhiễm và bệnh dịch mới nổi dễ lây lan như: sốt phát ban dạng sởi, bệnh tay chân miệng, bệnh dại, dịch sốt xuất huyết, cúm A (H5N1), H1N1, H5N6…
Trong 10 tháng đầu năm 2014, trên địa bàn Hà Tĩnh có hơn 300 trường hợp mắc sốt phát ban dạng sởi, trong đó xác định 27 trường hợp dương tính với vi rút sởi; 24 trường hợp mắc bệnh chân tay miệng; 101 trường hợp mắc dịch sốt xuất huyết… Dịch bệnh cúm A (H5N6) tuy chỉ mới xuất hiện trên đàn gia cầm nhưng công tác theo dõi, giám sát tại vùng dịch vẫn được thực hiện gắt gao, phòng chống bệnh lây từ gia cầm sang người.
Đồng chí Lê Ngọc Châu, Giám đốc Sở Y tế thăm hỏi bệnh nhân vùng dịchTheo đó, để chủ động phòng, chống dịch, hạn chế thấp nhất các ca bệnh, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và Trung tâm Y tế dự phòng các huyện Hương Sơn, Kỳ Anh, Nghi Xuân… tăng cường giám sát tại các khu vực dễ lây lan bệnh dịch như cửa khẩu, cảng biển; tổ chức khám, theo dõi sức khỏe cho những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây. Ngoài ra, cũng phân công các tuyến cơ sở, chuẩn bị đầy đủ máy móc, thuốc men, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch, tổ chức các đợt tiêm chủng hàng tháng cho trẻ em dưới 1 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh, nhằm đảm bảo cho việc phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em và cho cộng đồng.
Trong tháng 4 và tháng 5/2014, Ngành đã tổ chức tiêm vét vắc xin sởi cho 11.160/11.363 trẻ từ 9 tháng đến 24 tháng tuổi trên địa bàn toàn tỉnh, đạt 98,2%. Trong tháng 10, đã triển khai chiến dịch tiêm chủng phòng Sởi- Rubella cho trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi, kết thúc vòng 1 cho 108.157 cháu, đạt 94,8%; tuy nhiên trong tháng 11/2014, huyện Kham cớt, tỉnh Bolikhamxay là huyện biên giới giáp huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã có dịch sởi xảy ra, do đó Ngành Y tế Hà Tĩnh đã chỉ đạo 4 huyện giáp nước bạn Lào gồm: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang và huyện Kỳ Anh đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng cho trẻ (từ 1 tuổi đến 14 tuổi) hoàn thành trong tháng 11/2014 (trước thời hạn 3 tháng), để nhằm khống chế và dập dịch sởi có thể lây lan và phát triển tại Hà Tĩnh.
Đặc biệt, Sở Y tế cũng chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện quyết liệt công văn của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết Ebola, thực hiện kiểm dịch y tế chặt chẽ tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, cảng Vũng Áng, cảng Xuân Hải…
Video đang HOT
Bên cạnh đẩy mạnh công tác chuyên môn, Sở Y tế cũng thường xuyên phối hợp với các cơ quan liên ngành như: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện các biện pháp tuyên truyền phòng chống dịch bệnh tại trường học, trao đổi thông tin về tình hình dịch cúm gia cầm có biểu hiện lây sang người…qua đó kịp thời ngăn chặn, triển khai các biện pháp phòng chống.
Ông Lê Ngọc Châu, Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh cho biết: “Để chủ động phòng chống dịch bệnh, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị bám sát kế hoạch, cử cán bộ giám sát chặt chẽ diễn biến bệnh dịch ở cơ sở. Khi phát hiện bệnh nhân đầu tiên phải triển khai xử lý kịp thời, tránh lây lan trên diện rộng. Hiện nay, toàn tỉnh đã thành lập 2 đội cơ động để đáp ứng công tác phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra, Sở Y tế cũng phối hợp chặt chẽ với Báo Hà tĩnh, Đài Phát thanh – truyền hình, các báo trung ương đóng tại địa phương kịp thời đưa các tin, bài về công tác phòng chống dịch và các khuyến cáo tới người dân trên các phương tiện truyền thông đại chúng”.
Đến thời điểm hiện tại, tình hình dịch bệnh ở Hà Tĩnh tương đối ổn định. Đây là thành quả của công tác chỉ đạo quyết liệt của Ngành Y tế, sự vào cuộc của cả hệ thống y tế dự phòng. Trong thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh, Ngành Y tế Hà Tĩnh sẽ tiếp tục bám sát, theo dõi và triển khai các biện pháp xử lý, đảm bảo khống chế các loại dịch bệnh ở mức an toàn nhất.
THÚY NGA
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Đem xe công vụ cho bạn... mượn suốt 2 năm
Vì "ân tình", chủ sở hữu chiếc xe công vụ BKS 37A-1059 ở Nghệ An đã đem tài sản nhà nước cho Trưởng phòng Nội vụ huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) mượn dùng suốt gần hai năm nay.
Sau khi báo Dân trí đăng bài phản ánh vụ Trưởng BQL Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh đi xe sang đeo biển giả, một số bạn đọc tại huyện Hương Sơn đã cung cấp cho PV thông tin, gần hai năm qua, Trưởng phòng Nội vụ huyện Hương Sơn là ông Đoàn Ngọc Phùng đã sử dụng chiếc xe Mazda BKS 37A-1059 phục vụ cho mục đích cá nhân.
Dù là xe công vụ, mang biển kiểm soát tỉnh Nghệ An, nhưng chiếc xe này hiện do Trưởng phòng Nội vụ huyện Hương Sơn Hà Tĩnh sử dụng đi lại cá nhân
Theo người cung cấp thông tin, suốt gần 2 năm qua, ông Phùng xài chiếc xe biển công vụ nêu trên như xe riêng của mình. Đáng nói hơn, chiếc xe biển xanh này không mang BKS của tỉnh Hà Tĩnh.
Từ nguồn tin này, PV Dân trí đã vào cuộc xác minh, bước đầu phát giác một câu chuyện hết sức tréo ngoe.
Chiếc xe Mazda BKS 37A-1059 vốn thuộc sở hữu của Liên hiệp Khoa học, Sản xuất và Phát triển miền Trung (Liên hiệp KH,SX&PTMT) có trụ sở tại số 10 Đào Duy Từ, TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Đại diện chủ sở hữu là ông Hồ Xuân Mận, Chủ tịch Liên hiệp hội. Gần 2 năm qua, do quan hệ tình cảm bạn bè, ông Chủ tịch Liên hiệp KH,SX&PTMT đã "hào phóng" đem chiếc xe là tài sản của nhà nước sang Hà Tĩnh, cho Trưởng phòng Nội vụ huyện Hương Sơn Đoàn Ngọc Phùng mượn sử dụng. Việc cho mượn không có bất kỳ một giấy tờ, thỏa thuận nào.
Trao đổi với PV Dân trí, cả ông Mận và ông Phùng đều thừa nhận chuyện cho và được mượn chiếc xe công vụ này. Theo ông Mận, do đơn vị ông có hai chiếc xe nên ông cho mượn bớt đi một chiếc (!).
Trả lời câu hỏi, vì sao lại đem xe công vụ cho mượn trong khi cán bộ đơn vị vẫn thiếu xe đi lại? Ông Mận phân trần, ông chỉ thi thoảng cho mượn xe, chứ không phải cho mượn dài hạn như dư luận phản ánh.
Trưởng phòng Nội vụ huyện Hương Sơn thì cho biết, việc ông mượn được chiếc xe công vụ trên là do ông và ông Mận là người nhà, người cùng quê. "Anh Mận là người cùng quê, nhà anh gần nhà tôi đó. Vì như thế mới biết được chiếc xe đó, chứ không có quan hệ làm sao mà biết được chiếc xe đó"- ông Phùng nói.
Ông Phùng cho biết thêm, ông vẫn đang sử dụng chiếc xe và chưa trả được vì còn bận nhiều việc.
Trao đổi với PV Dân trí, một luật sư tại đoàn luật sư Hà Tĩnh cho hay, việc Chủ tịch Liên hiệp KH,SX&PTMT đem tài sản công cho cá nhân mượn đã vi phạm Nguyên tắc sử dụng xe ô tô công được quy định tại Nghị định số 66/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Nghị định này nêu rõ, nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị được trang bị xe ô tô bán, tặng, trao đổi, cho thuê, cho mượn hoặc chuyển quyền sở hữu, sử dụng cho các tổ chức, cá nhân khác khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép.
Theo vị luật sư này, chiếu theo các quy tại chương 2 Nghị định66/2012/NĐ-CP của Chính phủ, ngoài việc phải thu hồi ngay chiếc xe, ông Mận có thể bị xử phạt gộp hành chính số tiền lên đến hàng chục triệu đồng do thiếu trách nhiệm trong quản lý, cho mượn tài sản của nhà nước.
Văn Dũng - Nguyễn Duy
Theo Dantri
Dừng lên rẫy để hiến máu cứu người Sáng ngày 27/9, hàng trăm đoàn viên thanh niên thuộc các cơ quan, đơn vị tại huyện miền núi Hương Sơn đã tham gia hiến máu nhân đạo. Đáng chú ý, nhiều đoàn viên, thanh niên đã dừng lên rẫy để kịp tham gia ngày hội hiến máu. Theo ghi nhận của PV Dân trí, đợt hiến máu nhân đạo vào sáng 27/9...