Hạ tầng Internet Việt: Khi các ông lớn ra tay chèn ép
Những ngày đầu tháng 3/2013, khách hàng sử dụng D-Com 3G và thuê bao di động của Viettel đã liên tục gặp khó khăn khi truy cập vào nhiều trang báo điện tử và website. Một điểm chung của tất cả những website không thể truy cập được bằng 3G của Viettel như: nhaccuatui.com; dantri.com.vn; kenh14.vn; tamtay.vn,… đó là chúng đều có hosting tại Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC).
Khi bị thắc mắc, Viettel trả lời khiếu nại của khách hàng 3G như sau: “do VDC quản lý trang Web nhaccuatui.com và chặn khách hàng 3G của Viettel nên khách hàng không truy nhập vào trang đó và do Viettel đang tiến hành thỏa thuận lại dịch vụ với VDC…” . Thông tin này được phía VDC cho biết là được ghi âm lại từ cuộc gọi tới Đài hỗ trợ của Viettel. Lý do Viettel đưa ra có thể hiểu là để “trả đũa” vì phía VDC đã chặn của Viettel trước. Với việc có trong tay một thị phần khá lớn dịch vụ truy nhập Internet qua mạng di động 3G, hành động chặn các website có hosting từ VDC của Viettel đã khiến VDC chịu thiệt hại không nhỏ.
Tại buổi làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) diễn ra sau đó, Giám đốc VDC Nguyễn Văn Hải tỏ ra vô cùng bức xúc và cho rằng hành vi của Viettel vừa qua là chơi xấu, đồng thời yêu cầu Bộ xem xét nhắc nhở, tránh để tình trạng cạnh tranh không lành mạnh diễn ra.
Viettel đang nắm giữ một thị phần tương đối lớn về dịch vụ truy nhập Internet thông qua mạng di động 3G ở Việt Nam (nguồn: sách trắng về CNTT 2012)
Khi các ông lớn ra tay chèn ép
Trên thực tế, việc các nhà mạng xảy ra mâu thuẫn rồi “đánh chặn” lẫn nhau không phải là hiếm. Đối với VDC, công ty này có quy mô tương đối lớn và còn nhận được hậu thuẫn từ VNPT nên có thể “đôi công”.
Tuy nhiên, với những nhà mạng nhỏ thì vấn đề lại phức tạp hơn nhiều. Đầu tháng 1 vừa qua, khách hàng sử dụng mạng của công ty cổ phần viễn thông CMC Telecom liên tục gọi điện đến than phiên về việc mạng chập chờn hoặc không thể truy cập vào một số website như vnexpress, tinhte,… Phía CMC Telecom cho biết, FPT đã tiến hành chặn toàn bộ các đường truyền của công ty này vào các dịch vụ có hosting của FPT. Ông Nguyễn Đức Thành, tổng giám đốc CMC Telecom cho biết, trước thời điểm tháng 1/2013, hai mạng của CMC và FPT kết nối trực tiếp với nhau, kết nối của khách hàng hai bên hoạt động bình thường. Tuy nhiên, phía FPT đã đơn phương cắt kết nối trực tiếp và khách hàng hai mạng đã phải kết nối với nhau thông qua mạng chuyển quốc gia VNNIC. Đến cuối tháng 1, khi khách hàng liên tục gặp sự cố khi kết nối, phía VNNIC cũng như FPT hoàn toàn không xử lý các sự cố kết nối này.
Video đang HOT
Chưa tính đến những thiệt hại về kinh tế, hành động đánh chặn của FPT đã khiến CMC bị thiệt hại rất lớn về lòng tin của khách hàng khi bị đánh giá là mạng chập chờn, chất lượng kém. Sự việc chỉ kết thúc sau khi hai bên đề xuất một “thỏa thuận mới” với phần lợi nghiêng về phía nhà mạng lớn hơn. “Các nhà mạng hiện nay đều có thỏa thuận khi kết nối với nhau. Tuy nhiên, các thỏa thuận này chỉ mang tính tạm thời, thiếu đi tính đảm bảo và ổn định”, ông Thành cho biết..
Bộ TT&TT: Khó can thiệp
Dù động thái chèn ép của các nhà mạng lớn đã bị phản ánh tới Bộ TT&TT nhiều lần, động thái của Bộ lại không cho thấy sự quyết liệt. Ngay cả khi giám đốc VDC “tố” Viettel trực tiếp trong cuộc họp của Bộ TT&TT, Bộ chỉ cho biết sẽ xem xét gửi công văn đến để cảnh cáo, nhắc nhở đối với Viettel. “Nguyên lý quản lý chung của Bộ là tạo điều kiện cao nhất, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh nhất cho thị trường”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son phát biểu trong cuộc họp. Tuy nhiên trên thực tế, Bộ TT&TT rất khó để can thiệp xử phạt. Nguyên nhân chính, theo ông Thành, là bởi Bộ TT&TT hiện chưa có một quy định chính thức nào về kết nối liên thông (peering) giữa các nhà khai thác hạ tầng mạng Internet. Thiếu quy định nên việc quản lý hoạt động, tiến hành giám sát, xử phát các nhà mạnh lớn là rất khó.
“Để bảo đảm cạnh tranh công bằng, Bộ TT&TT cần sớm ban hành quy định kết nối giữa các Doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng Internet nhằm đảm bảo quyền lợi các mạng nhỏ trên thị trường. Điều này cũng tương tự như việc Bộ đã ra quy định kết nối giữa các mạng di động/cố định thời điểm đầu những năm 2000″, đại diện CMC Telecom nhận định. Trong khi chờ Bộ TT&TT soạn thảo và ban hành quy định mới, phía đang phải chịu thiệt thòi nhất có lẽ vẫn là người tiêu dùng, khi bất đắc dĩ bị kẹt ở giữa cuộc chiến của hai nhà mạng.
Theo GenK
Cuộc đua 3G, mạng nhỏ lo "sập bẫy"
3G được nhận định là xu hướng của di động Việt Nam. Thế nhưng, 3G lại đangđược ví như chuyện đầu tư làm thương hiệu hơn là chuyện lợi nhuận cho nhà mạng bởi đầu tư quá lớn nhưng thu hồi vốn lại khá mịt mờ.
Cước 3G 2 USD/tháng
Dịch vụ 3G chính được cung cấp tại Việt Nam từ tháng 10/2009 với người mở đầu làVinaPhone sau đó lần lượt đến MobiFone và Viettel. Chỉ sau hơn 2 năm cung cấpdịch vụ các mạng di động Việt Nam đã đưa 3G từ dịch vụ xa xỉ trở thành bình dân.Những "cơn bão" gói cước 3G giá rẻ được nhà mạng liên tiếp tung ra.
Ảnh minh họa
Sau khi tung ra gói cước 3G không giới hạn áp dụng cho máy tính khi các kháchhàng chỉ phải trả tối đa là 120.000 đồng/tháng; tháng 12/2011, MobiFone,VinaPhone và Viettel đều đồng loạt giới thiệu gói cước không giới hạn cho ngườidùng điện thoại di động với mức giá siêu rẻ chỉ còn 40.000 đồng/tháng.
Mức giá cước 3G của Việt Nam đang thuộc diện rẻ nhất thế giới, so sánh Thái Lan,cước 3G của Việt Nam rẻ hơn khoảng 10 lần. Nói như nhận định của lãnh đạoMobiFone "Nếu cạnh tranh quá mức thì không phát triển được và không có lợi nhuậnđể tái đầu tư."
Mạng nhỏ không dám đầu tư
Tuy thị trường di động Việt Nam đang có 5 mạng di động nhưng 3G lại là cuộc chơicủa những đại gia. Năm ngoái, Vietnamobile nhập cuộc đua 3G nhưng chỉ phủ sóng ở3 thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Một câu hỏi được đặt ra là 3Glà xuhướng của tương lai tại sao các mạng di động nhỏ không thể tham chiến?
Ảnh minh họa
Theo thống kê của Bộ TT&TT cuối năm 2012, sau 3 năm phát triển thị trường diđộng Việt Nam đang có khoảng 16 triệu thuê bao 3G. Nếu tính trung bình mỗi thuê bao trả cho nhà mạng 50.000 đồng/tháng thì nhà mạng sẽ thu về khoảng 800tỷ đồng/tháng (tương đương với 20 triệu USD). Như vậy, mỗi năm cả thị trường di động Việt Nam đạt được khoảng 120 triệu USD từ 3G/năm.
Trong khi đó 3 mạng di động lớn cũng đổ tiền đổ của đầu tư mỗi mạng ngót nghét 1tỷ USD cho mạng 3G của mình. Từ con số này cho thấy câu chuyện thu hồi vốn cho mạng 3G cho cả 3 mạng lớn vẫn là chuyện "gánh nặng đường xa". Trong khi đó, vòng đời công nghệ viễn thông trên lý thuyết chỉ có 3 năm để thu hồi vốn. Chính vì lẽ đó mà ngay buổi nhận giấy phép 3G, Tổng giám đốc Viettel trả lời trước giới truyền thông rằng "Nếu không cẩn thận 3G sẽ là cái bẫy".
Vietnamobile cũng từng ngỏ lời với Bộ TT&TT muốn có nốt 1/2 giấy phép để cungcấp 3G. Ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết là Vietnamobile có thể thương thảo với Viettel để có 1/3 giấy phép này sau khi EVN Telecom"chuyển khẩu" về Viettel. Thế nhưng, đối với Vietnamobile 3G thực sự là canh bạc. 3G sẽphải đầu tư quá lớn, nhưng khả năng thu hồi vốn xem ra khá mịt mù.
Nhà mạng điều chỉnh cước 3G
Cho đến thời điểm này, các mạng di động lớn dường như cũng đã "thấm" vì mức cước3G quá rẻ. Vì vậy, ngày 1/4, MobiFone và VinaPhone chính thức công bố việc điềuchỉnh giá cước, dung lượng sử dụng dịch vụ Mobile Internet 3G. MobiFonecho biết đã ngừng tiếp nhận đăng ký mới và gia hạn các gói cước M5, M50, D30.Thay vào đó,khách hàng có thể chuyển sang các gói D1, MIU.
Cụ thể, gói MIU mới với hạn mức sử dụng cho tốc độ tối đa (7,2/1,5Mbps)là600MB, ngoài mức giới hạn khách hàng sẽ được truy cập Internet với tốcđộ bìnhthường là 256 Kbps, miễn phí cước phát sinh ngoài gói. Giá của gói MIUlà 50.000đồng/tháng - giá trước đó là 40.000 đồng/tháng nhưng chỉ sử dụng hạn mức là 500MB.
Như vậy, sau khi điều chỉnh giá gói cước Internet không giới hạn củaVinaPhonevà MobiFone đã ngang bằng với gói MIMAX mà hiện nay Viettel đang áp dụng (cướcduy trì thuê bao 3G 10.000 đồng/tháng và gói dịch vụ là 40.000 đồng).Tuy nhiên,gói cước của VinaPhone và MobiFone có mức sử dụng dữ liệu tới 600MB tốcđộ tốiđa, trong khi gói cước MAX của Viettel chỉ sử dụng được 500MB dữ liệutối đa.
Thống kê gần đây của MobiFone cho thấy có tới 70% khách hàng đăng kýgóicước Mobile Internet không giới hạn (MIU) sử dụng hết 500Mb với tốc độtối đa.Như vậy, với việc điều chỉnh gia tăng dữ liệu sử dụng như hiện nay, góicước nàysẽ phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng ngày càng cao của khách hàng.
Cùng lúc đó, MobiFone tung ra gói cước Big MIU với tốc độ tối đa 7,2Mbps cho3,5Gb đầu tiên, ngoài mức giới hạn này khách hàng sẽ được truy cậpInternet vớitốc độ bình thường và được miễn phí cước phát sinh ngoài gói này.MobiFone chobiết, giá của gói Big MIU là 200.000 đồng/tháng.
Ngoài ra, MobiFone cũng tung ra chính sách ưu đãi của gói MIU áp dụngcho thuêbao Q-Student, Q-Teen mới với hạn mức sử dụng cho tốc độ tối đa là600MB. Ngoàimức giới hạn, khách hàng sẽ được truy cập Internet với tốc độ bìnhthường, miễnphí cước phát sinh ngoài gói. Giá của gói MIU dành cho thuê baoQ-Student,Q-Teen là 35.000 đồng/tháng - giá trước đó là 20.000 đồng/tháng nhưnghạn mức là500MB.
Gói D1 mới với hạn mức sử dụng cho tốc độ tối đa (7,2/1,5Mbps) là 150MB;ngoàimức giới hạn, khách hàng sẽ được truy cập Internet với tốc độ bìnhthường, miễnphí cước phát sinh ngoài gói. Giá của gói D1 là 8.000 đồng/ngày.
Theo GenK
3G chập chờn, cước vẫn tăng Thời gian gần đây, nhiều người dùng phản ánh việc truy cập internet của nhiều nhà mạng rất chập chờn, thậm chí không được nhưng cước 3G vẫn tăng. Tại nhiều khu vực ở miền Bắc, miền Trung, các thuê bao di động truy cập internet bằng ĐTDĐ và USB 3G của nhà mạng Viettel phản ánh không thể được hoặc rất khó...