Hạ tầng CNTT đã đủ thuận lợi cho đào tạo trực tuyến
Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông ( CNTT- TT) tại Việt Nam phát triển nhanh trong khi tỷ lệ người dùng Internet chiếm vị trí hàng đầu tại Đông Nam Á, tạo điều kiện tốt cho hình thức đào tạo trực tuyến.
Hạ tầng CNTT đã đủ thuận lợi cho đào tạo trực tuyến. Ảnh: Asiasociety.
Các cụm từ “đào tạo trực tuyến”, “đào tạo qua mạng Internet” hay “e-learning” đang được sử dụng rộng rãi là khái niệm chỉ quá trình dạy và học dựa vào mạng Internet, công nghệ số và các thiết bị điện tử – truyền dẫn. Trong hội thảo Giải pháp E-learning trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên diễn ra sáng 18/12 tại Hà Nội, TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ Giáo dục và đào tạo) cho hay hiệu quả về kinh tế của hình thức này có thể nhìn thấy rất rõ cho cả cơ sở đào tạo và người học. Những lớp học với các bức tường theo kiểu truyền thống chỉ có thể chứa lượng người giới hạn. Trong khi đó, lớp học trên Internet đáp ứng được nhu cầu của hàng nghìn, hàng vạn người. Người học cũng có thể chủ động thời gian, không bị gián đoạn về công việc…
Ông Sơn đánh giá cơ sở hạ tầng CNTT ở Việt Nam rất thuận lợi cho e-learning. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo phát triển và ứng dụng CNTT trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là “Đề án sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT”. Số thuê bao Internet cả nước tính đến hết tháng 8/2012 đạt 4,4 triệu, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước, thuê bao di động đạt 135,8 triệu, trong đó có tới 120,7 triệu thuê bao di động…
Tuy nhiên, dù có tiềm năng lớn, số người được đào tạo từ xa ở VN mới chỉ chiếm 12% so với hình thức giảng dạy truyền thống. E-learning đang vấp phải không ít rào cản, lớn nhất là việc thay đổi thói quen. Nhiều người chưa quen với việc học trực tuyến mà chỉ muốn học tập trung, có thầy trực tiếp hướng dẫn. Thậm chí, không ít người chưa có kỹ năng sử dụng máy tính và khai thác thông tin qua mạng Internet. TS. Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng bộ phận thường trực Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2012, bày tỏ sự lo lắng khi thống kê trên Google Trends cho thấy nội dung người Việt tra cứu nhiều nhất thế giới lại là “sex”. “Đảng và Chính phủ đang nỗ lực tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với Internet được dễ dàng, điện thoại di động với kết nối 3G đang trở nên phổ biến, thế nhưng mảnh đất màu mỡ và tiềm năng ấy chưa được khai thác hiệu quả, người dùng chưa được định hướng đúng đắn. Biết bơi không có nghĩa là thả xuống nước không bị chìm”, TS Hùng cho hay, đồng thời khẳng định việc đưa ra các giải pháp để ứng dụng CNTT trong giáo dục là nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa quyết định với sự phát triển của đất nước.
Trong khi đó, ông Mai Sean Cang, Tổng giám đốc Intel Việt Nam, nhấn mạnh việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý sẽ tạo ra bước đột phá trong ngành Giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, ứng dụng ở đây không đơn giản là mua sắm phòng lab máy tính mà CNTT phải được coi là công cụ nhằm nâng cao khả năng sáng tạo, tương tác và tiến tới mô hình lớp học lấy học sinh làm trung tâm.
Sự ủng hộ của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới song song với số lượng người sử dụng thiết bị di động tăng trưởng nhanh (hiện có khoảng 12 triệu thuê bao 3G) giúp việc đào tạo e-learning tại Việt Nam luôn được cập nhật công nghệ mới và có cơ hội tốt để triển khai hệ thống đào tạo từ xa qua thiết bị di động.
Theo VNE
Liệu hạ tầng CNTT Việt Nam đã sẵn sàng để lên mây?
Những năm gần đây, khái niệm ảo hóa, điện toán đám mây đã được đề cập khá nhiều tại ViệtNam. Song hiện vẫn còn nhiều tổ chức, doanh nghiệp băn khoăn không biết nên làm gì trước tiên để có thể tiến hành ảo hóa, ứng dụng công nghệ điện toán đám mây hiệu quả. Ông có khuyến nghị gì về vấn đề này?
Video đang HOT
- Trước khi tiến tới lộ trình lên đám mây, điều cốt yếu là các tổ chức, doanh nghiệp cần hiểu rõ hạ tầng hiện có, cũng như những yêu cầu đối với hạ tầng CNTT đó.
- Ba phần tư ngân sách CNTT của một doanh nghiệp được chi dùng vào việc duy trì cơ sở hạ tầng và các ứng dụng hiện có, Chỉ có một phần tư ngân sách CNTT còn lại được đầu tư vào các dự án CNTT chiến lược.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đang ứng dụng ngày càng nhiều mô hình Phần mềm dưới dạng dịch vụ (Software-as-a-IT, viết tắt là SaaS) như là bước triển khai ban đầu trong lộ trình tiến tới đám mây
- Doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí vận hành cũng như chi phí đầu tư cho phần cứng tới 50%, và tiết kiệm chi phí tiêu thụ điện năng tới 80%.
Trước khi tiến tới lộ trình lên đám mây, điều cốt yếu là các tổ chức, doanh nghiệp cần hiểu rõ hạ tầng hiện có (chẳng hạn như máy chủ, lưu trữ, hệ thống mạng, bảo mật và quản lý hệ thống) cũng như những yêu cầu đối với hạ tầng CNTT đó. Nếu không thể tự mình đánh giá thì có thể nhờ các hãng công nghệ như VMware làm giúp. Với hệ sinh thái rộng lớn các đối tác hiểu biết rất rõ về công nghệ, VMware có thể đưa ra khuyến nghị triển khai một Thiết kế hạ tầng ảo hóa phù hợp nhất.
Ông Chawapol Jariyawiroj, Giám đốc VMware phụ trách các nước Đông Dương.
Từ trước tới nay, khoảng ba phần tư ngân sách CNTT của một doanh nghiệp được chi dùng vào việc duy trì cơ sở hạ tầng và các ứng dụng hiện có, nhưng việc này chỉ mang lại rất ít hiệu quả cho việc cải thiện hiệu năng kinh doanh. Chỉ có một phần tư ngân sách CNTT còn lại được đầu tư vào các dự án CNTT chiến lược. Với Thiết kế hạ tầng ảo hóa theo mô hình "CNTT như là một dịch vụ (IT-as-a-Service)", trong đó mọi ứng dụng nghiệp vụ, bảo mật, lưu trữ, dữ liệu... đều được cung cấp qua mạng dưới dạng dịch vụ, thì tỷ lệ vừa nêu có thể được đảo ngược.
Trên thực tế, chúng tôi nhận thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đang ứng dụng ngày càng nhiều mô hình Phần mềm dưới dạng dịch vụ (Software-as-a-IT, viết tắt là SaaS) như là bước triển khai ban đầu trong lộ trình tiến tới đám mây, và họ đang tìm kiếm những nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài đối với các dịch vụ đám mây.
Nhìn chung, các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay thường có xu hướng triển khai các quy trình nghiệp vụ nhạy cảm hoặc quy trình kinh doanh quan trọng trong môi trường điện toán đám mây riêng, và sử dụng những quy trình ít nhạy cảm hơn từ các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây công cộng. Cả hai môi trường điện toán đám mây riêng và đám mây công cộng đều có công nghệ ảo hóa nền tảng giống nhau nên các tổ chức, doanh nghiệp có thể dễ dàng di chuyển giữa hai môi trường đó khi mà nhu cầu kinh doanh và mức độ chấp nhận rủi ro của các quy trình nghiệp vụ thay đổi. Các tổ chức, doanh nghiệp có thể linh hoạt lựa chọn hướng tiếp cận phù hợp về mặt giá cả, khả năng an ninh và độ sẵn sàng cao nhất ở một thời điểm cụ thể bất kỳ.
Các tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam cũng đang nhắc nhỏm ảo hóa các trung tâm dữ liệu để tạo đám mây điện toán riêng nhằm đảm bảo an toàn bảo mật cho hệ thống CNTT. Ông có cho rằng đây là hướng đi đúng đắn?
Nhờ ảo hóa trung tâm dữ liệu để tạo "đám mây riêng", các tổ chức, doanh nghiệp đang tiến những bước đầu tiên trong hành trình hướng tới điện toán đám mây.
Bằng cách tập hợp các tài nguyên thông qua việc hợp nhất và ảo hóa máy chủ, doanh nghiệp có thể giảm các yêu cầu về phần cứng xuống tới tỷ lệ khoảng 10:1. Hệ thống với ít phần cứng hơn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí vận hành cũng như chi phí đầu tư cho phần cứng tới 50%, và tiết kiệm chi phí tiêu thụ điện năng tới 80%.
Có thể tổng quát lại 5 lợi ích khi tiến hành ảo hóa trung tâm dữ liệu.
Thứ nhất, tận dụng được nhiều hơn những tài nguyên hiện có: Nhờ hợp nhất máy chủ mà doanh nghiệp có thể tập hợp được những tài nguyên hạ tầng phổ biến và phá bỏ mô hình kiểu cũ "mỗi ứng dụng chạy trên một máy chủ vật lý".
Thứ hai, giảm chi phí vận hành trung tâm dữ liệu thông qua giảm thiểu hạ tầng vật lý và cải thiện tỷ lệ máy chủ trên một quản trị viên: Số lượng máy chủ và hạ tầng phần cứng CNTT liên quan ít hơn đồng nghĩa với việc giảm thiểu các yêu cầu về không gian để đặt thiết bị, chi phí thuê mặt bằng cho trung tâm dữ liệu, tiêu thụ điện năng và đầu tư cho hệ thống làm mát. Sử dụng các công cụ quản trị vận hành tốt hơn còn cho phép doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ máy chủ trên quản trị viên, do đó cũng giảm thiểu nhu cầu về nhân sự phụ trách.
Thứ ba, tăng cường khả năng sẵn sàng của phần cứng cùng các ứng dụng, đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh: Có thểs ao lưu, di chuyển toàn bộ môi trường ảo hóa một cách an toàn mà không làm gián đoạn dịch vụ giảm thiểu thời gian ngưng trệ hệ thống dự kiến, đồng thời cho phép khôi phục ngay lập tức khi có sự cố phát sinh ngoài ý muốn.
Thứ tư, đem đến sự linh hoạt trong vận hành: Thích ứng nhanh chóng với những thay đổi thị trường nhờ khả năng quản lý tài nguyên linh hoạt, đáp ứng yêu cầu về máy chủ cho ứng dụng nhanh hơn và nâng cao khả năng triển khai máy tính bàn và ứng dụng.
Thứ năm, tăng cường khả năng quản lý và bảo mật cho máy tính để bàn: Triển khai, quản lý và giám sát những môi trường máy bàn bảo mật, nhờ đó người dùng có thể truy nhập khi đang trong mạng nội bộ hoặc từ xa, dù có kết nối mạng hay không và từ bất kỳ loại máy tính để bàn, máy xách tay hoặc máy tính bảng thông dụng nào.
Vài tháng nay, VMware liên tục đưa ra những công bố mới tại thị trường Việt Nam về loạt giải pháp công nghệ ảo hóa, đám mây mới. Tuy nhiên, như ông đã biết, những hãng khác như IBM, HP... đã vào Việt Nam lâu rồi và họ không ngừng khẳng định vị thế của họ trong việc cung cấp các giải pháp đám mây và ảo hóa. Vậy những lợi thế cạnh tranh của VMware là gì khi có phần "chậm chân" hơn so với những hãng "khổng lồ" vừa nêu tên?
Hướng tiếp cận của VMware không đơn thuần nhắm tới tạo ra đám mây tư nhân, đám mây công cộng hay đám mây lai mà là nhắm tới tạo ra "đám mây của bạn" (Your Cloud), với lộ trình chuyển đổi lên mô hình đám mây phù hợp với những nhu cầu kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.
VMware hợp tác với một hệ sinh thái đối tác rộng lớn, từ các công ty công nghệ tới các nhà cung cấp dịch vụ, cả IBM và HP cũng là những đối tác của chúng tôi. Nhờ duy trì cam kết đối với giao diện lập trình ứng dụng (APIs) mở và các tiêu chuẩn mở, VMware giúp các đối tác công nghệ và các nhà cung cấp giải pháp mở rộng cũng như bổ sung hoàn chỉnh vào các giải pháp của hãng, giúp khách hàng tối ưu hóa tỷ suất thu hồi vốn đầu tư (ROI). Thông qua mạng lưới toàn cầu này, VMware giúp các tổ chức, doanh nghiệp có thể lựa chọn xây dựng, mua hoặc thuê những dịch vụ đám mây một cách linh hoạt để điều chỉnh những quyết định triển khai hệ thống CNTT theo từng thời điểm.
Hơn 400.000 khách hàng trên toàn thế giới, trong đó 100% các doanh nghiệp nằm trong danh sách Fortune 500 và Fortune Global 100 hiện đang sử dụng các công nghệ và dịch vụ của VMware. Hơn 80% khối lượng công việc ảo hóa và một lượng lớn những ứng dụng kinh doanh quan trọng hiện đang được vận hành trên nền công nghệ của hãng chúng tôi.
Ông có thể chia sẻ một vài dự định của VMware nhằm nắm giữ thị phần lớn trong thị trường dịch vụ đám mây ở Việt Nam trong thời gian tới?
Chúng tôi liên tục nhận thấy những thành công to lớn và sự tham dự ngày càng đông đảo của các khách hàng và đối tác tới những buổi hội thảo hàng năm của VMware, cũng như những khóa đào tạo ngắn hạn giới thiệu những phát kiến mới nhất trong công nghệ ảo hóa...
Để đảm bảo nhiều người có thể tham dự các sự kiện của hãng, chúng tôi cũng đang dần dần chuyển đổi những sự kiện thực tế sang nền tảng trực tuyến miễn phí nhằm giúp nhiều khách hàng tại các khu vực địa lý khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam có thể tiếp cận.
Chúng tôi cam kết gắn bó với thị trường Việt Nam trong dài hạn, và chúng tôi rất vui mừng khi nhận được những phản hồi tích cực từ khách hàng cũng như đối tác tại thị trường đầy tiềm năng này.
Theo Genk
Xu hướng lập trình phần mềm theo Agile Dự án phát triển phần mềm tiêu biểu trên thế giới theo phương pháp Agile là Chrome với khả năng cập nhật phiên bản mới liên tục. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp có xu hướng phát triển phần mềm theo phương pháp này. Ông Dương Trọng Tấn, admin diễn đàn Scrum Hà Nội (Scrum là phương pháp quản lý dự án phần...