Hà Nội yêu cầu thu hồi hai loại thuốc điều trị ung thư không rõ nguồn gốc
Sở Y tế Hà Nội vừa yêu cầu các cơ sở y tế trong ngành rà soát, thu hồi ngay một loại thuốc chống ung thư vú và một thuốc điều trị ung thư phổi không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế tuân thủ việc kinh doanh, mua bán thuốc (Ảnh minh họa)
Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, cơ quan này vừa có văn bản số 4538/SYT-NVD thông báo về thuốc Arimidex 1mg và thuốc Iressa 250mg không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo đó, để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng thuốc, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế công lập trực thuộc ngành, các cơ sở y tế ngoài công lập, doanh nghiệp kinh doanh thuốc, các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn không được sử dụng thuốc Arimidex 1mg, thuốc Iressa 250mg không rõ nguồn gốc xuất xứ; tuân thủ việc kinh doanh, mua bán thuốc có nguồn gốc rõ ràng.
Sở Y tế cũng yêu cầu Phòng y tế các quận, huyện, thị xã của thành phố thông báo đến các cơ sở hành nghề trên địa bàn quản lý không mua bán, sử dụng thuốc Arimidex 1mg, thuốc Iressa 250mg không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Được biết, thuốc Arimidex là thuốc có tác dụng chống ung thư vú ở phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh và cải thiện hệ miễn dịch. Thuốc Iressa 250mg là thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư phổi.
Các thuốc Iressa 250mg và Arimidex 1mg không rõ nguồn gốc xuất xứ, vỉ thuốc khác biệt so với thuốc cùng tên đã được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
Theo anninhthudo
Thực phẩm chức năng và điều trị ung thư
Do thành phần không phải là thuốc nên ai cũng nghĩ thực phẩm chức năng vô hại, dẫn đến việc tự ý mua và sử dụng tràn lan, nhất là những người đang điều trị ung thư cũng như hậu ung thư.
Video đang HOT
Do thành phần không phải là thuốc nên ai cũng nghĩ thực phẩm chức năng vô hại. Nguồn: internet
Vấn đề có nên sử dụng thực phẩm chức năng (TPCN) để phòng ngừa hoặc điều trị ung thư đang gây tranh cãi trong giới nghiên cứu và vẫn chưa có đáp án.
Những loại này được giới thiệu chứa nhiều loại thảo dược, các vitamin và chất chống oxy hóa tế bào.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy bổ sung chất chống oxy hóa có thể hạ thấp nguy cơ ung thư vú nhưng lại đẩy nhanh sự lây lan của ung thư phổi.
Vì vậy người có thể trả lời câu hỏi này là bác sĩ đang điều trị cho người bệnh, cả hai phía bác sĩ và bệnh nhân nên cùng nhau quyết định.
Những nguy cơ
Một số lý do quan trọng mà bác sĩ điều trị ung thư có thể khuyên không nên dùng thực phẩm chức năng:
Có thể can thiệp vào quá trình điều trị. TPCN có thể chống lại tác dụng của hóa trị hoặc xạ trị. Các gốc tự do được tạo ra bởi phương pháp điều trị ung thư lại bị tiêu diệt bởi các chất chống oxy hóa trong TPCN.
Chính điều này lại bảo vệ tế bào ung thư. Lý thuyết này được hỗ trợ bởi một nghiên cứu năm 2019, được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ.
Trong nghiên cứu này, những phụ nữ sau mãn kinh sử dụng quá nhiều chất chống oxy hóa trong quá trình hóa trị và xạ trị ung thư vú có nguy cơ tử vong cao hơn 64%.
Các chất chống oxy hóa trong TPCN phổ biến gồm vitamin A, C và E, khoáng chất selen...
Tương tác với hóa trị. Một nghiên cứu thực nghiệm năm 2008 cho thấy việc bổ sung vitamin C làm giảm hiệu quả của hóa trị liệu từ 30 đến 70% trong các tế bào ung thư bạch cầu và ung thư hạch.
Các nghiên cứu trên các tế bào ung thư vú ở người đã phát hiện vitamin C làm giảm hiệu quả của hoạt chất tamoxifen, một chất làm giảm nguy cơ tái phát hoặc tử vong do ung thư vú.
Tuy nhiên cũng có công trình công bố vào 2007 sau khi thống kê các kết quả nghiên cứu từ năm 1966 đến 2007 đã không chứng minh được TPCN ảnh hưởng việc hóa trị liệu.
Một số nhà nghiên cứu tin rằng chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ các tế bào bình thường mà không can thiệp vào hiệu quả của liệu pháp điều trị.
Những chất chống oxy hóa như glutathione, vitamin A, vitamin C, vitamin E, acid ellagic, selen và beta-carotene có thể cải thiện phản ứng của khối u và giúp bệnh nhân kéo dài quá trình hóa trị.
Một số bệnh nhân cũng khỏe mạnh hơn để hoàn thành việc điều trị khi sử dụng các loại TPCN bổ sung có chứa n-acetylcystein, vitamin E, selen, l-carnitine và acid ellagic.
Tương tác với các thuốc khác. TPCN chứa vitamin E có khả năng làm tăng nguy cơ xuất huyết ở những người đang dùng coumadin làm loãng máu.
Một số vitamin như biotin (vitamin B7) có thể làm sai lệch một số kết quả trong phòng thí nghiệm. Đáng chú ý là biotin có thể có trong nhiều TPCN dạng bổ sung vitamin.
Khi nào có thể dùng?
Tình trạng quá thiếu hụt dinh dưỡng. Với tác dụng phụ do quá trình hóa và xạ trị làm mất cảm giác ngon miệng và buồn nôn, sự thiếu hụt dinh dưỡng là hiển nhiên.
Một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng việc bổ sung có thể giúp làm giảm chứng suy nhược do ung thư, ví dụ như bị giảm cân, mất cơ bắp và giảm sự thèm ăn, ảnh hưởng đến 50% những người bị ung thư đang trong giai đoạn tiến triển. 20% tỉ lệ bệnh nhân ung thư tử vong do hội chứng này.
Ngăn ngừa một bệnh ung thư thứ hai. Các phương pháp hóa trị và xạ trị có thể dẫn đến sự phát triển các bệnh ung thư khác nên việc sử dụng các chất bổ sung chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ này.
Những bệnh nhân bị khối u ác tính được điều trị bằng selen sẽ ít có nguy cơ phát triển ung thư phổi, ruột kết hoặc ung thư tuyến tiền liệt.
Giảm độc tính của phương pháp điều trị. Việc tăng sử dụng chất chống oxy hóa có thể làm giảm độc tính của hóa chất trị liệu, cải thiện chất lượng cuộc sống trong quá trình điều trị ung thư.
Trong một nghiên cứu, một hỗn hợp chất chống oxy hóa chứa vitamin C, vitamin E, melatonin và chiết xuất trà xanh đã làm giảm tình trạng mệt mỏi ở những người ung thư tuyến tụy.
Kéo dài thời gian sống của bệnh ung thư tiến triển. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy thời gian sống trung bình của bệnh nhân ung thư sử dụng TPCN dài hơn dự kiến, với 76% số bệnh nhân sống lâu hơn dự đoán.
Tuy nhiên đây chỉ là một nghiên cứu nhỏ không có ý nghĩa thống kê, tiến hành với 41 bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối, có thời gian sống dự đoán chỉ trong 12 tháng. Những bệnh nhân này được điều trị bằng TPCN bổ sung coenzyme q10, vitamin A, C và E, selen, acid folic và beta-carotene.
Lời khuyên cho bệnh nhân ung thư
- Có chế độ ăn uống lành mạnh để bồi bổ cơ thể và chống oxy hóa tế bào. Dùng thêm hạt lanh, acid béo omega 3-6-9, tỏi, gừng, trà xanh, nghệ, các loại hạt chứa selen, vitamin E, betacarotene, các loại quả có múi... vì tốt cho hệ miễn dịch.
- Ngủ đủ giấc, tập thể dục, kiểm soát căng thẳng và tránh xa những nơi ô nhiễm hoặc vùng dịch bệnh.
- Mang theo các loại thuốc không cần kê đơn và thực phẩm chức năng (nếu dùng) mỗi khi tái khám ung thư để thảo luận với bác sĩ.- Chỉ sử dụng thực phẩm chức năng theo liều khuyến cáo, liều cao có thể gây hại.
Theo DS. Lê Kim Phụng/sgtiepthi.vn
Khoảng 165.000 người mắc ung thư mới trong năm 2018 Những năm gần đây, bệnh ung thư có xu hướng gia tăng ở Việt Nam. Theo báo cáo của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, trong năm 2018, nước ta có khoảng 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong và hơn 300.000 người đang phải chung sống với căn bệnh này. Quá tải bệnh nhân mắc...