Hà Nội yêu cầu ‘đi từng ngõ, gõ từng nhà’ đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine COVID-19
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để tổ chức tiêm chủng, tăng tỉ lệ bao phủ vaccine cho người dân.
Theo Công điện số 03 do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành, để bảo đảm mục tiêu kép và đặt sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết, trước hết trong điều kiện “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu chủ động nắm bắt tình hình dịch bệnh trong nước và Thành phố để có phương án triển khai kịp thời trên địa bàn. Các đơn vị kiên quyết, kiên trì và kiên định đảm bảo kiểm soát tình hình dịch bệnh để phát triển kinh tế, xã hội. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm nếu để dịch bệnh bùng phát trở lại trên địa bàn.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine trên địa bàn thành phố.
Các quận, huyện, thị xã phát động chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, tăng tốc độ tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi đảm bảo hoàn thành trong tháng 8/2022, hoàn thành sớm nhất việc tiêm mũi 3, mũi 4 cho người dân từ 18 tuổi trở lên và đẩy nhanh tiêm mũi 3 cho người từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Video đang HOT
Các đơn vị cần chú trọng hoàn thành sớm việc tiêm vaccine cho các lực lượng y tế, công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, người làm việc trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; giao chỉ tiêu và tiến độ thực hiện đến cấp xã.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh công tác tiêm chủng; đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để lập danh sách, tuyên tuyền, tổ chức tiêm chủng, tăng tỉ lệ bao phủ vaccine cho người dân. Chỉ đạo các ngành, các cấp, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn quyết liệt triển khai thực hiện với tiêu chí tiêm chủng là nghĩa vụ, là trách nhiệm và quyền lợi của từng người dân.
Sở Y tế với chức năng là cơ quan chuyên môn phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo, đài, UBND các quận, huyện, thị xã tăng đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về tiêm vaccine, lợi ích, hiệu quả của vaccine. Tăng cường truyền thông về tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 có trọng điểm, có bằng chứng khoa học, tập trung vào tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên và đặc biệt tập trung tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, đối tượng nguy cơ cao; Cảnh báo về các biến thể mới của Omicron và hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe sau nhiễm COVID-19; tập trung truyền thông về tiêm chủng cho các đối tượng nguy cơ cao, bệnh lý nền (bao gồm cả trẻ em) và các đối tượng khác.
Phát động chiến dịch tiêm chủng “Tăng tốc độ tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi đảm bảo hoàn thành trong tháng 8 năm 2022, hoàn thành sớm nhất việc tiêm mũi 3, mũi 4 cho người dân từ 18 tuổi trở lên và đẩy nhanh tiêm mũi 3 cho người từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế”.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng yêu cầu Sở Y tế căn cứ kết quả rà soát đối tượng, dự trù nhu cầu sử dụng vaccine phòng COVID-19 của các quận, huyện, thị xã và các đơn vị, lực lượng liên quan và tiến độ phân bổ, bàn giao vaccine của Bộ Y tế để có kế hoạch bảo đảm cung ứng, phân bổ đầy đủ, phù hợp, kịp thời vaccine phòng COVID-19 cho các quận, huyện, thị xã, không để tình trạng thiếu vaccine.
Theo dõi tiến độ, kịp thời đôn đốc, hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 tại các địa phương; kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố các văn bản chỉ đạo, đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn Thành phố theo chỉ đạo, chỉ tiêu tiến độ của Chính phủ, Bộ Y tế.
Chủ tịch UBND thành phố cũng yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các cơ sở giáo dục trực thuộc khẩn trương rà soát, lập danh sách học sinh thuộc độ tuổi tiêm chủng từ 5 đến dưới 18 tuổi, tình trạng tiêm chủng (đã tiêm đủ, tiêm chưa đầy đủ, chưa tiêm chủng); phối hợp với chính quyền các cấp, ngành y tế chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực, thông báo, mời đối tượng và tổ chức triển khai các điểm tiêm chủng tại các trường học hoặc các địa điểm phù hợp khác (khi trường học không đảm bảo điều kiện tổ chức điểm tiêm lưu động), đảm bảo an toàn và hoàn thành tiêm chủng trong tháng 8/2022 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đủ điều kiện tiêm chủng theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế, tăng nhanh độ bao phủ mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi và chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về tỷ lệ tiêm chủng của các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Sở Y tế, các cơ quan báo, đài, UBND các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về tiêm vaccine, lợi ích, hiệu quả của vaccine. Cảnh báo về các biến thể mới của Omicron và hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe sau nhiễm COVID-19; tập trung truyền thông về tiêm chủng cho các đối tượng nguy cơ cao, bệnh lý nền (bao gồm cả trẻ em) và các đối tượng khác.
Phối hợp với Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng chiến lược truyền thông về tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 có trọng điểm, có bằng chứng khoa học, tập trung vào tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, đối tượng nguy cơ cao; phát động chiến dịch tiêm chủng “Tăng tốc độ tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi đảm bảo hoàn thành trong tháng 8 năm 2022, hoàn thành sớm nhất việc tiêm mũi 3, mũi 4 cho người dân từ 18 tuổi trở lên và đẩy nhanh tiêm mũi 3 cho người từ 12 tuổi đến 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế”.
Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan theo dõi, kịp thời phát hiện, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu độc, xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tiêm vaccine phòng COVID-19 và công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Thành lập Trung tâm báo chí Thủ đô Hà Nội
Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng... UBND TP Hà Nội vừa ra Quyết định số 2302/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội trên cơ sở tổ chức lại Cổng Giao tiếp điện tử Hà Nội.
Theo Quyết định, Trung tâm báo chí mới có tên gọi là: Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội, tên giao dịch tiếng Anh là: Hanoi Capital Press Center; tên viết tắt là HANOI CPC. Trung tâm có trụ sở đặt tại số 1, đường Hoàng Đạo Thuý (thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội).
Trung tâm báo chí mới có tên gọi là: Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội; tên giao dịch tiếng Anh là: Hanoi Capital Press Center.
Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập có thu trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để giao dịch và hoạt động theo quy định.
Trung tâm có nhiệm vụ là đầu mối tổ chức hoạt động cung cấp thông tin báo chí của UBND TP Hà Nội, các sở, ban, ngành và các địa phương về các vấn đề dư luận xã hội đang bức xúc, quan tâm; thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của TP Hà Nội.
Trung tâm sẽ cung cấp thông tin chính thống của Thành uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố và các cơ quan Đảng, chính quyền, hành chính đến các cơ sở... trên Cổng Giao tiếp điện tử Hà Nội: hanoi.gov.vn; đồng thời, chỉ dẫn cho doanh nghiệp về thủ tục hành chính trên trang dichvucong.hanoi.gov.vn (Dịch vụ công trực tuyến).
Biên chế của Trung tâm Báo chí Thủ đô hà Nội gồm 26 biên chế (trong đó có 23 biên chế hiện tại thuộc Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội và 3 biên chế điều chuyển từ Trung tâm Dữ liệu nhà nước Hà Nội thuộc Sở Thông tin và Truyền thông).
Trung tâm báo chí mới có nhiệm vụ tiếp nhận tiếp nhận, xây dựng và chia sẻ thông tin để cung cấp cho các cơ quan báo chí trong và ngoài nước; thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin từ các cơ quan báo chí; tổ chức các cuộc họp báo, sự kiện báo chí, hội nghị, hội thảo, diễn đàn, triển lãm và các sự kiộn thông tin truyên thông khác; hợp tác với các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan báo chí, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong lĩnh vực báo chí, truyền thông.
Bên cạnh đó, trung tâm báo chí cũng phát triển đa dạng nội dung, hình thức hoạt động và các ứng dụng, sản phẩm, truyền thông đa phương tiện; tiếp nhận các câu hỏi, ý kiến của công dân, tổ chức trên internet và trả lời theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao hoặc chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trả lời theo quy định của pháp luật; chỉ dẫn quy trình thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến được đăng tải trên Công Giao tiếp điện tử Hà Nội và trên Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến.
Đáng lưu ý, trung tâm báo chí mới sẽ chủ trì, phối hợp về chuyên môn với trang/công thông tin điện tử của các sở, ban, ngành và các địa phương liên quan kết nối cơ sở dữ liệu (không thuộc phạm vi bí mật Nhà nước) được cập nhật trên cổng Giao tiếp điện tử Hà Nội; khai thác tài nguyên thông tin thuộc Thành phố trong kết nối các trang tin hoặc cổng thông tin điện tử thành hệ thống mạng thông tin điện tử thống nhất trên internet theo quy định hiện hành.
Hà Nội: Không để tồn đọng rác thải có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong dân cư UBND TP Hà Nội vừa có văn bản số 948/UBND-ĐT về việc tăng cường quản lý chất thải đối với các trường hợp mắc COVID-19 đang cách ly tại nhà. Văn bản của UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan thực hiện phương án phân loại, thu gom, vận chuyển...