Hà Nội: Xuất hiện 5 ổ dịch tay chân miệng
Trong nửa tháng 1 năm 2015, Hà Nội đã xuất hiện 5 ổ dịch tay chân miệng tại hơn 10 quận, huyện với 36 trường hợp mắc.
Trong đó, đặc biệt lưu ý ổ dịch tay chân miệng tại quận Bắc Từ Liêm có 6 bệnh nhân mắc, cho thấy nguy cơ lây lan là rất cao.
Theo Sở Y tế Hà Nội, dù trong 2 năm qua, dịch tay chân miệng đã có dấu hiệu lắng xuống nhưng tình hình bệnh trong năm 2015 sẽ diễn biến khó lường. 5 ổ dịch, trong đó có ổ đến 6 trẻ mắc cho thấy vi rút gây bệnh lưu hành rộng rãi, nhiều tuýp vi rút gây bệnh trong khi chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu.
Vì thế, ngành y tế Hà Nội đã lên kế hoạch tăng cường phòng, chống dịch bệnh này trong năm 2015 với mực tiêu sẽ góp phần khống chế số mắc tay chân miệng không vượt quá số mắc trung bình 5 năm giai đoạn 2010-2014 (dưới 28,1 trường hợp/100.000 dân).
Theo đó, Sở y tế đặt mục tiêu 100% ca bệnh/ổ dịch được điều tra xử lý trong vòng 48 giờ kể từ khi được phát hiện để kịp thời khống chế, khoanh vùng ổ dịch, tránh lây lan ra cộng đồng.
Bên cạnh đó sẽ đặc biệt quan tâm tới việc phối hợp liên ngành y tế và giao dục tại địa phương để chủ động phòng, chống dịch tại các trường mầm non, mẫu giáo và cộng đồng; Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tăng cường giám sát các trường hợp nghi mắc bệnh tay chân miệng vào khám và điều trị tại các bệnh viện huyện, phòng khám đa khoa khu vực và tư nhân ít; thực hiện tốt vệ sinh trường học và nơi ở, đặc biệt là phối hợp liên ngành triển khai tuần lễ cao điểm vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại các trường mầm non, mẫu giáo đợt 1 vào tháng 2/2015 và đợt 2 vào tháng 4/2015…
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong năm 2014 cả nước ghi nhận 80.685 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó 8 trường hợp tử vong (tỉnh Kiên Giang 2 trường hợp, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Tháp, An Giang, TP Hồ Chí Minh, Bạc Liêu môi địa phương 1 trường hợp). So với năm 2013, số mắc giảm 0,5%, số tử vong giảm hơn 63%. So với trung bình giai đoạn 2011-2013, số mắc giảm 31,9%, số tử vong giảm 90%, nhưng bệnh vẫn lưu hành ở mức cao và rộng khắp cả 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Tại Hà Nội ghi nhận 1.170 trường hợp mắc ở 26/30 quận, huyện. Số mắc giảm 58% so với cùng kỳ năm 2013; bệnh nhân phân bố tại 373/584 xã, phường của 30 quận, huyện; có đến 96,7% trường hợp mắc là trẻ dưới 5 tuổi, trẻ dưới 1 tuổi chiếm 21,3%, trẻ 1-4 tuổi là 75%. Dịch xuất hiện cả ở nội và ngoại thành với số mắc cao. Điều đáng nói, dịch bệnh xuất hiện chưa rõ chu kỳ.
Video đang HOT
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, bệnh tay – chân – miệng là một bệnh do vi rút gây nên, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, đau miệng; loét miệng với vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi; phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
Để phòng bệnh, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Quản lý phân: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.
Hồng Hải
Theo Dantri
"Nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong mùa Hè là rất lớn"
Ngày 29/5, tại buổi cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh cho các cơ quan báo chí khu vực phía Nam được tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trương Đình Bắc nhận định dịch bệnh vẫn có thể diễn biến phức tạp, khó lường trong những tháng mùa Hè. Vì vậy, nếu không triển khai tốt các biện pháp phòng chống, nguy cơ dịch sẽ bùng phát là rất lớn.
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước ghi nhận 4.857 trường hợp mắc sởi xác định trong số 24.648 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố. Hầu hết các trường hợp mắc sởi là trẻ em dưới 10 tuổi.
Nhân viên y tế phun hóa chất tiêu diệt bọ gậy - tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết.
Tính đến ngày 27/5, tỷ lệ tiêm vét vắcxin sởi cho trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi trên toàn quốc đạt 96,1%, trong đó, 49 tỉnh, thành phố đạt từ 95% trở lên, 12 tỉnh, thành phố đạt từ 90-95%. Hai tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm vét vắcxin sởi thấp nhất cả nước là Cao Bằng và Tây Ninh.
Bên cạnh đó, trong tháng Năm, 9/11 tỉnh, thành phố nguy cơ cao đã triển khai tiêm bổ sung vắcxin sởi cho trẻ từ 2-10 tuổi. Riêng Hà Nội đã kết thúc chiến dịch này với tỷ lệ tiêm chủng đạt 97,9%.
Bộ Y tế khuyến cáo, mặc dù hiện nay số trường hợp mắc sởi xác định tại các địa phương đã chững lại và bắt đầu giảm, nhưng các địa phương vẫn cần theo dõi giám sát chặt chẽ, bởi còn những trẻ em chưa được tiêm đủ 2 mũi vắcxin sởi, đặc biệt là trẻ ở vùng sâu, vùng xa.
Trong tháng Tám năm nay, Bộ Y tế sẽ tiến hành chiến dịch tiêm vắcxin sởi và rubella cho trẻ từ 1-14 tuổi.
Ngoài ra, các địa phương vẫn phải theo dõi chặt chẽ không để bùng phát thành dịch một số bệnh như tay chân miệng, sốt xuất huyết; không để dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam nhất là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính khu vực Trung Đông (Mers-CoV), cúm A, virus bại liệt hoang dại...
Riêng Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khu vực phía Nam, tình hình dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết đang có diễn biến phức tạp. Tính từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước ghi nhận 24.730 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 62 tỉnh, thành phố, trong đó có 2 trường hợp tử vong tại tỉnh Long An và Bà Rịa-Vũng Tàu. Một số tỉnh ở khu vực miền Nam chiếm 78,5% các trường hợp mắc trong cả nước. Các típ virus ở phía Nam chủ yếu là EV71 (chiếm 59,2%).
Do bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắcxin dự phòng nên trước mắt, các biện pháp dự phòng như rửa tay thường xuyên, giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống.... được xem là hữu hiệu nhất.
Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố khu vực này cũng đang bước vào mùa mưa, vì vậy Bộ Y tế lưu ý người dân phải giữ gìn môi trường sạch sẽ, tránh bùng phát dịch sốt xuất huyết.
Để chủ động đối phó và sẵn sàng tiếp nhận, điều trị cho người bệnh, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch tăng cường công tác điều trị phòng, chống bệnh sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết và một số bệnh dịch mới nổi năm 2014, với mục tiêu hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong, giảm mắc, biến chứng và quá tải ở các bệnh viện tuyến cuối.
Lực lượng y tế tập trung vào việc rà soát, chuẩn bị sẵn sàng về sơ sở vật chất, thuốc, vật tư trang thiết bị, nhân lực đáp ứng công tác điều trị; kiểm soát lây nhiễm tại các cơ sở khám, chữa bệnh đồng thời cập nhập, chuẩn hóa các hướng dẫn và điều trị bệnh sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm A, Mers-CoV và một số bệnh dịch nguy hiểm mới nổi khác...
Bộ Y tế cũng giao một số bệnh viện tuyến trên nhiệm vụ đào tạo, tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh về phòng chống bệnh sởi, tay chân miệng và sốt xuất huyết.
Theo Vietnam
Bệnh tay chân miệng, thủy đậu tăng bất thường Tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh thành phố Hà Nội chiều 21-5, Sở Y tế Hà Nội cho biết, đến nay Hà Nội đã ghi nhận 1.207 trường hợp mắc thủy đậu, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2013 (tăng 888 trường hợp). Với bệnh tay chân miệng, từ đầu năm đến nay số mắc của...