Hà Nội xử lý 131 dự án treo
UBND thành phố Hà Nội vừa yêu cầu các sở ngành, quận huyện trong năm 2013 phải xử lý dứt điểm 131 dự án (tổng diện tích hơn 1.600 ha) chậm triển khai, trong đó nhiều trường hợp có thể bị thu hồi.
Theo kế hoạch từ năm 2009 của UBND thành phố Hà Nội về xử lý, khắc phục các dự án đầu tư sử dụng đất nhưng chậm triển khai trên địa bàn thành phố, có 291 dự án đã quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng chậm giải phóng mặt bằng.
Một dự án được Hà Nội giao đất nhưng không triển khai theo kế hoạch từng bị Thanh tra thành phố “sờ gáy”
Tính đến hết tháng 6/2013, trong số 291 dự án trên đã có 160 dự án cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng, còn lại 131 dự án vẫn chậm hoặc chưa giải phóng mặt bằng. Đối với 131 dự án có tổng diện tích lên đến hơn 1.600 ha này, UBND thành phố yêu cầu các sở ngành, quận huyện và các chủ đầu tư phải kiểm tra làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm để tìm phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đưa ra phương án xử lý dứt điểm trong năm 2013.
Video đang HOT
Thành phố cũng phân loại ra các dự án xử lý với những hình thức khác nhau. Đối với 58 dự án đang triển khai nhưng có vướng mắc (trong đó 30 dự án vướng mắc về chính sách, 28 dự án có khiếu nại của các hộ dân), UBND thành phố Hà Nội giao Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng kiểm tra, hướng dẫn địa bàn và chủ đầu tư giải quyết dứt điểm các vấn đề trên. Các đơn vị này cũng phải có kế hoạch cụ thể bồi thường giải phóng mặt bằng và cam kết trước thành phố về tiến độ thực hiện.
Đối với đơn vị không xây dựng kế hoạch hoặc không thực hiện kế hoạch đã cam kết, Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng sẽ cùng các sở ngành đề xuất xử lý trách nhiệm đối với chủ đầu tư và xử lý đối với dự án.
Đối với 16 dự án chậm triển khai do thiếu vốn và quỹ nhà tái định cư, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng Sở Xây dựng kiểm tra làm rõ, phân loại dự án báo cáo thành phố trước ngày 31/8.
Trong 16 dự án chưa giải phóng mặt bằng do chờ rà soát quy hoạch, Thành phố giao Sở Quy hoạch Kiến trúc cùng Sở Tài nguyên và Môi trường, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội căn cứ quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và quy hoạch sử dụng đất để phân loại đưa ra phương án xử lý.
Đối với 4 dự án chưa triển khai do quyết định hết hiệu lực; 18 dự án chủ đầu tư không liên hệ với địa phương để thực hiện, chưa có thông tin để kiểm tra; 6 dự án các chủ đầu tư tự thỏa thuận bồi thường cho người dử dụng đất; 7 dự án có khó khăn, vướng mắc chưa triển khai, thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra làm rõ các trường hợp vi phạm.
Những dự án có quyết định thu hồi đất đã hết hiệu lực, trường hợp đã giao đất, thuê đất nhưng đã quá thời hạn chủ đầu tư không liên hệ với địa phương để làm thủ tục giải phóng mặt bằng thì Sở Tài Nguyên và Môi trường phải làm thủ tục trình UBND thành phố thu hồi quyết định giao đất, cho thuê đất.
Quang Phong
Theo Dantri
Thế nào là "thu nhập thấp" thưa quý vị!
Gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng vẫn chưa có độ thấm vào đời sống sau một tháng triển khai. Người mua nhà và người bán nhà chưa được thụ hưởng gì từ chính sách này, có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân không xác định đối tượng "thu nhập thấp".
"Thu nhập thấp" là một khái niệm được sử dụng để hình dung một cách tương đối về đối tượng nghèo trong xã hội. Người ta có thể nói đến khái niệm này trong văn bản chung chung, trong phát biểu định tính, không cần định lượng. Nhưng khi đưa vào áp dụng như một quy chuẩn để cho vay vốn, dứt khoát phải gặp lúng túng. Câu hỏi đặt ra phải giải quyết, thế nào là thu nhập thấp? Không xác định đúng sẽ cho vay sai đối tượng và phải gánh chịu hậu quả pháp lý.
Nhân viên ngân hàng không biết thế nào là thu nhập cao và thấp, bao nhiêu triệu đồng/tháng là thấp nên không dám xử lý hồ sơ là đúng. Ở từng địa phương khác nhau, tiêu chí về thu nhập cao và thấp sẽ khác nhau. Thành phố khác nông thôn, nông thôn khác các vùng núi, hải đảo. Có những người chứng minh được mình là nghèo, thu nhập dưới 9 triệu đồng/tháng. Nhưng có rất nhiều người nghèo, nhưng không chứng minh được mình nghèo và càng khó chứng minh mình là người thu nhập thấp vì họ là lao động tự do. Cho nên, khi họ tiếp cận ngân hàng xin vay vốn từ gói hỗ trợ này, nhân viên ngân hàng không biết ai thấp ai cao để giải quyết cho đúng quy định.
Từ sự bế tắc cho vay gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng cho thấy tính chuyên nghiệp trong xây dựng văn bản thực hiện chính sách. Chủ trương, chính sách rất đúng đắn, nhưng chỉ cần vướng mắc một khái niệm thì rất khó áp dụng vào thực tế. Chưa có cách hiểu thống nhất về "thu nhập thấp" thì không thể đưa vào văn bản quy định đó là đối tượng thực hiện, không chuyên nghiệp là chỗ này đây.
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng đã có thông tư quy định cụ thể về đối tượng và điều kiện cho vay vốn, nhưng cái tưởng rằng cụ thể "thu nhập thấp" đó lại rất không cụ thể. Chính vì vậy, phía ngân hàng đang chờ Bộ Xây dựng cho biết thế nào là "thu nhập thấp" để làm cơ sở thực hiện cho vay.
Lại rắc rối to cho Bộ Xây dựng, bởi vì chuyện này không phải "nghề" của xây dựng mà phải cậy đến các ngành khác. Như vậy, không biết bao lâu mới cho ra đời bộ tiêu chí về thu nhập thấp đây, gói 30.000 tỉ đồng giải ngân đến khi nào mới xong. Cấp cứu mà không cho uống thuốc được sợ bị nhầm toa thì bệnh trạng của thị trường bất động sản xem ra còn trầm trọng kéo dài.
Theo Dantri
Tháo nút thắt giá đất bồi thường Nhiều vấn đề mấu chốt trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có liên quan mật thiết tới đời sống người dân chưa nhận được sự đồng thuận. Không chỉ từ phía người dân, chính các cơ quan quản lý, doanh nghiệp cũng rất băn khoăn, lo ngại quy định mới không tháo gỡ được những vướng mắc, tồn tại cũ. Giá...