Hà Nội: Xét xử kịp thời nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp
Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã được TAND TP Hà Nội khẩn trương nghiên cứu hồ sơ để đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh.
Bị cáo đang bỏ trốn Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu Chủ tịch AIC) vẫn bị đưa ra xét xử
Sáng (3/7), tại kỳ họp thứ 12, HĐND TP Hà Nội, Phó Chánh án TAND TP Hà Nội Đào Sỹ Hùng đã trình bày báo cáo kết quả công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023 của TAND hai cấp thành phố Hà Nội.
Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2023, TAND hai cấp thành phố Hà Nội đã thụ lý 23.215 vụ việc; giải quyết 14.473 vụ việc, đạt tỷ lệ 62,34%.
Về án hình sự, TAND hai cấp thành phố thụ lý 4.755 vụ/8.890 bị cáo; giải quyết 3.872 vụ/6.913 bị cáo, đạt tỷ lệ 81,43%. So với cùng kỳ năm 2022, số thụ lý giảm 117 vụ, số giải quyết giảm 76 vụ.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2023, TAND hai cấp thành phố thụ lý 29 vụ/197 bị cáo bị truy tố về tội tham nhũng; giải quyết 7 vụ/73 bị cáo.
Video đang HOT
Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã được TAND TP Hà Nội khẩn trương nghiên cứu hồ sơ để đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh đáp ứng yêu cầu chính trị của địa phương, được dư luận đồng tình ủng hộ.
Điển hình như: Vụ án gian lận đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (Cty AIC) và một số đơn vị liên quan. Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang bỏ trốn vẫn bị đưa ra xét xử về các tội “Đưa hối lộ” và “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”;
Bị cáo Trần Đình Thành – cựu Bí thư tỉnh ủy Đồng Nai và Đinh Quốc Thái – cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai bị xét xử về tội “Nhận hối lộ”; bị cáo Phan Huy Anh Vũ – cựu Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai bị xét xử về tội “Nhận hối lộ” và “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Thời gian gần đây, tình hình tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”- cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn biến phức tạp. Hoạt động “tín dụng đen” là nguyên nhân phát sinh các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác như cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng…
Trong 6 tháng đầu năm 2023, TAND hai cấp thành phố thụ lý 19 vụ/59 bị cáo bị truy tố về tội cho vay lãi nặng; giải quyết 12 vụ/39 bị cáo. Phần lớn các bị cáo đều bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, đảm bảo hiệu quả răn đe, phòng ngừa chung.
Đề cập đến nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm, TAND TP Hà Nội khẳng định sẽ đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án, nhất là những vụ án tồn đọng; phấn đấu kết thúc năm công tác 2023 giảm đáng kể án tồn đọng kéo dài mà không giải quyết được do lỗi chủ quan của Thẩm phán.
Trong công tác xét xử các vụ án hình sự, bảo đảm xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm. TAND TP Hà Nội cũng sẽ đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp và các vụ án dư luận xã hội quan tâm, nhất là các vụ án do Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo; áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản, chú trọng công tác thu hồi tài sản cho nhà nước.
Đã có đường lối phân hóa trách nhiệm hình sự trong xử lý vụ án Việt Á
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã ban hành đường lối phân hóa trách nhiệm hình sự các đối tượng trong các vụ án liên quan Việt Á.
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) ngày 11-1 đã có thông báo về đường lối xử lý các vụ án liên quan đến Công ty CP Công nghệ Việt Á.
Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học cho biết như trên trong buổi làm việc với các cơ quan báo chí, thông báo kết quả phiên họp thứ 23 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC, chiều nay, 12-1.
Phiên họp thứ 23 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC được tổ chức sáng 12-1, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo. Ảnh: BNC
Đây là hướng dẫn mang tính đường lối để các cơ quan tiến hành tố tụng phân hóa trách nhiệm hình sự các bị can, bị cáo, đối tượng liên quan theo quan điểm xử lý nghiêm khắc nhưng luôn khoan hồng, nhân đạo, đúng quy định pháp luật.
Đường lối này được Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương thay mặt Ban Chỉ đạo Trung ương thông báo sau khi xin ý kiến và Bộ Chính trị thông qua về chủ trương.
Theo đó, quan điểm phân hóa là với nhóm người có chức quyền nhưng lợi dụng để chỉ đạo, tác động, can thiệp hoặc người chủ mưu, tổ chức, tích cực thực hiện hành vi tội phạm, có động cơ vụ lợi, trục lợi công quỹ... thì kiên quyết nghiêm trị.
Với những người thực hành tội phạm ở vị trí phụ thuộc, bị động, có thái độ thành khẩn, hợp tác, khắc phục hậu quả... thì có thể được xem xét trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Diễn biến tố tụng các vụ án liên quan đến Công ty Việt Á cho thấy các cơ quan tố tụng hình sự trên cả nước đang xem xét trách nhiệm của nhiều cán bộ, công chức, viên chức vốn không có chức vụ, quyền hạn lớn. Họ chỉ thực hiện các công việc của mình theo chỉ đạo cấp trên, vì chống dịch mà làm, không có động cơ vụ lợi.
Nếu xét đến cùng theo nguyên tắc tố tụng hình sự, hành vi của họ có thể vẫn là đồng phạm giúp sức. Tuy nhiên, với các trường hợp này, cần xem xét cụ thể, tùy tình huống có thể miễn, giảm trách nhiệm hình sự hoặc không cần áp dụng các biện pháp tố tụng.
Nay với đường lối xử lý được chỉ đạo thống nhất từ Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC, thông qua Thường trực Ban Chỉ đạo, sẽ giúp các cơ quan tố tụng thống nhất hơn trong áp dụng pháp luật để xử lý đúng đắn vụ việc đặc biệt nghiêm trọng này.
Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã tham mưu và Bộ Chính trị thông qua chủ trương phân loại xử lý tổ chức đảng và đảng viên vi phạm liên quan đến sai phạm của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á.
Với các chủ trương, đường lối cả về xử lý theo pháp luật và xử lý theo quy định kỷ luật của Đảng này, các vụ án, vụ việc liên quan đến từ khóa "Việt Á" sẽ được đẩy nhanh, đáp ứng yêu cầu của công tác PCTNTC.
Bình Thuận đạt 61,35/100 điểm về phòng chống tham nhũng, tiêu cực Đề nghị các cơ quan tố tụng điều tra, truy tố , xét xử giải quyết dứt điểm các vụ án tham nhũng, các vụ dư luận xã hội quan tâm, các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo. Ngày 5-10, ông Lê Tuấn Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Bình...