‘Hà Nội xét nghiệm chậm hơn tốc độ lây Covid-19′
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long lo ngại tiến độ xét nghiệm ở Hà Nội không đua kịp tốc độ lây nhiễm nhanh của nCoV, yêu cầu tăng tốc truy vết, xét nghiệm.
Làm việc với Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long chiều 1/2, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết hiện Hà Nội ghi nhận 19 Covid-19, trong đó có một ca liên quan đến ổ dịch Quảng Ninh, 18 ca liên quan Hải Dương. Các bệnh nhân ở 5 quận, huyện, cụ thể quận Nam Từ Liêm có 9 ca, Đông Anh 4, Mê Linh 4, Cầu Giấy 2, Hai Bà Trưng một.
“Những ca này đều rõ nguồn gốc dịch tễ, là những người từ Hải Dương về, hoặc người Hà Nội đến Hải Dương rồi quay về. Những ca này xuất hiện rất nhanh, từ khi tiếp xúc đến khi khởi phát cũng rất nhanh, lây lan từ F1 trở thành F0 và F2 cũng thành F0″, ông Hạnh nói.
Hiện, Hà Nội đã truy vết được 431 trường hợp F1 đã được lấy mẫu xét nghiệm và đưa cách ly tập trung hơn 2.000 trường hợp F2. Thành phố cũng lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp đi từ vùng dịch Hải Dương, Quảng Ninh. Tổng cộng Hà Nội đã rà soát được 15.400 trường hợp liên quan các ổ dịch, hơn 14.000 người đã được lấy mẫu (93%). Đến chiều nay, 10.500 mẫu đã có kết quả, trong đó phát hiện 4 ca dương tính (đã công bố), còn lại âm tính.
“Chúng tôi đặt truy vết F1 là vấn đề hàng đầu”, ông Hạnh nói. Ông cũng nhìn nhận rằng đợt dịch này truy vết khó khăn vì diễn biến dịch tễ phức tạp, truy vết một vài ngày mới hết F1.
Hiện, các F1 đều đưa vào khu cách ly tập trung của quân đội. Riêng trường Tiểu học Xuân Phương cách ly 79 học sinh và một phụ huynh tại trường. Xét nghiệm 116 trẻ âm tính lần một. Riêng F2 cách ly tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm. Ông Hạnh nhận định “cần nghiêm túc về vấn đề cách ly nếu không sẽ rất nguy hiểm, cách ly F1 trong quân đội và F2 tại nhà”.
Khó khăn của Hà Nội là hiện tất cả khu cách ly quân đội hiện chứa được khoảng 500 người, trong khi diện F1 xấp xỉ nên đã hết chỗ. Chiều nay, ngành y tế Hà Nội sẽ rà soát lại khu Tứ Hiệp (Thanh Trì) để thêm 3.000 chỗ cách ly tập trung. Ngoài ra Bệnh viện Mê Linh sẽ khảo sát lại để mở thành khu cách ly tập trung cho F1.
Về vấn đề xét nghiệm, Hà Nội từ đầu dịch đến nay thực hiện hơn 135.000 xét nghiệm RT-PCR. Song, đợt này diễn biến nhanh, một lúc số lượng yêu cầu xét nghiệm rất cao, trong vòng mấy ngày đã có sự ùn tắc xét nghiệm. Hà Nội đã yêu cầu 10 bệnh viện Hà Nội có hệ thống xét nghiệm RT-PCR, nhưng 10 nơi chỉ nhận gần 2.295 mẫu, còn lại là CDC Hà Nội thực hiện khoảng 3.000 mẫu, nghĩa là hơn 5.000 mẫu/ngày.
Ông Ngô Văn Quý, nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, cũng lo ngại về tình hình dịch ở Thủ đô. Trong đợt dịch này, hiện số ca mắc của Hà Nội chiếm 8% số lượng ca nhiễm cả nước. Xét nghiệm 431 trường hợp F1 thì hiện 385 có kết quả, trong số này phát hiện 19 ca dương tính, tức tỷ lệ 4,8-5%, là cao.
“Thời gian phát bệnh của bệnh nhân rất nhanh. Do đó, chúng tôi rất lo lắng vì nguy cơ dịch này lây lan rất cao. Biện pháp hiện nay là truy vết, cách ly, xét nghiệm triệt để, tập trung chỉ đạo các biện pháp khẩn trương”, ông Ngô Văn Quý nhấn mạnh.
Cục trưởng Y tế dự phòng Đặng Quang Tấn cho biết 19 trường hợp dương tính nCoV ở Hà Nội tập trung vào 3 ổ chính: liên quan sân bay Vân Đồn có một trường hợp; ổ thứ hai là liên quan Công ty Poyun (Chí Linh – Hải Dương) với 14 ca nhiễm, đặc biệt là chùm 6 người trong một gia đình; ổ thứ 3 lây từ đám cưới ở Hải Dương về Hà Nội, đến nay là 4 người.
Video đang HOT
“Quá trình lây nhiễm nhanh, có trường hợp tiếp xúc ngắn, ít nhưng xét nghiệm dương tính”, ông Tấn nhận định.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long làm việc với UBND TP Hà Nội, chiều 1/2. Ảnh: Trần Minh.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long quan ngại với tình hình lây nhiễm ở Hà Nội, khi tốc độ lây nhiễm nhanh, địa bàn có lượng người đi lại lớn, năng lực xét nghiệm chưa đáp ứng.
Bộ trưởng khuyến cáo thủ đô phải thay đổi trong phương thức và nâng cao hơn một mức trong ứng phó với dịch này so với trước đây. Hà Nội cần nhanh chóng truy vết, nhưng không chờ truy vết xong mới khoanh vùng mà phải khoanh vùng càng nhanh, càng rộng càng tốt. Phải hình thành tổ đội, lấy mẫu nhanh, cần thiết huy động lực lượng sinh viên y khoa của Bộ Y tế hay Hà Nội. Ở Hải Dương hiện đã có thể lấy từ 5.000-7.000 mẫu/ngày.
Biến thể virus lây nhanh nên việc bảo hộ cho lực lượng lấy mẫu xét nghiệm và công tác phòng chống dịch rất quan trọng. Trung ương cũng huy động các đơn vị để hỗ trợ tăng công suất xét nghiệm cho Hà Nội. Hiện, công suất xét nghiệm cao nhất là Bệnh viện Bạch Mai, ngoài ra còn có Đại học Y Hà Nội, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, Đại học Y tế công cộng…
“Hà Nội phải đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm, thực hiện 50-100.000 mẫu một ngày mới chạy đua được tốc độ lây lan của virus”, ông Long yêu cầu.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết ngày 1/2, Bộ Y tế đã giao 12 đơn vị hỗ trợ Hà Nội thực hiện xét nghiệm 40.000 mẫu.
Về điều trị, trước mắt Bộ trưởng Long giao Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương nhận bệnh nhân cho Hà Nội, song yêu cầu thành phố cần khởi động ngay bệnh viện dã chiến, để phòng cho tình huống xấu.
Hà Nội phải khuyến cáo mạnh, yêu cầu người dân toàn thành phố bắt buộc phải đeo khẩu trang; hạn chế tập trung đông người ở khu vui chơi, giải trí; khuyến cáo người dân hạn chế đi tới các tỉnh…
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết thành phố sẽ nâng cao năng lực xét nghiệm, tăng cường đầu tư năng lực điều trị để nhanh nhất kiểm soát được tình hình dịch bệnh, quyết liệt phối hợp với Bộ trong công tác xét nghiệm.
Xã từng có nhiều người nhiễm HIV nhất nước giờ ra sao?
Xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình từng "nổi tiếng" một cách bất đắc dĩ vì là xã có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao nhất cả nước.
Đổi mới ở xã Tây Sơn 20 năm sau ngày cơn bão AIDS tràn qua
Thời điểm năm 1999 toàn xã có hơn 9.000 nhân khẩu nhưng có tới hơn 200 người nghiện, trong đó 120 người mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Thế nhưng giờ đây, tất cả chỉ còn là ký ức.
Nhiều năm sống chung với bệnh
Nếu mới tiếp xúc, ít ai có thể biết anh T. là một trong những người dân xã Vũ Tây nhiễm HIV "thế hệ đầu" vẫn còn sống khỏe mạnh tới ngày nay. Hàng ngày, anh T. vẫn đi làm công nhân nuôi vợ và 2 con nhỏ. Nhờ phát hiện bệnh kịp thời ngay từ giai đoạn đầu nên vợ, con không bị lây bệnh từ anh.
Anh T. tâm sự, khi mới phát hiện mình nhiễm HIV, anh thực sự hoảng loạn, lúc nào cũng nghĩ chắc chỉ vài ngày nữa mình sẽ chết. Thế rồi, anh được vận động tham gia câu lạc bộ, được tuyên truyền cách thức phòng chống HIV trong cộng đồng, được cấp phát thuốc điều trị ARV. "Tới nay, đã gần 15 năm trôi qua tôi vẫn sống ổn", anh T. nói.
Cũng chung sống với HIV 15 năm nay, chị Th. từng trải qua những tháng ngày khốn khổ cùng cực. Khi chồng đi xuất khẩu lao động bị trả về vì nhiễm HIV, lúc ấy chị vội vàng đi xét nghiệm và cũng nhận kết quả tương tự. Đau đớn thay, cô con gái nhỏ của họ cũng không thoát khỏi căn bệnh thế kỷ.
"Cả gia đình như đã bị tuyên án tử, nhiều lần tôi đã định tự vẫn nhưng hình ảnh con gái nhỏ bé đang mang bệnh đã níu kéo tôi. Rồi được các cán bộ y tế của xã tuyên truyền, vận động, cả nhà quyết định điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV). Nhưng chồng tôi bệnh nặng, đã qua đời, còn tôi và con gái hiện vẫn đang điều trị và thấy sức khỏe có nhiều chuyển biến tích cực", chị Th. cho hay.
Anh T., chị Th. là một trong hàng trăm người dân xã Vũ Tây mắc bệnh HIV/AIDS. Từ đầu những năm 2000, hàng loạt chương trình, dự án tuyên truyền, phòng chống đại dịch được triển khai ở đây. Một trong những mô hình hiệu quả nhất là Câu lạc bộ "Vì ngày mai tươi sáng" thành lập năm 2005. Hình thức tuyên truyền của câu lạc bộ rất độc đáo. Đó là việc sân khấu hóa các khẩu hiệu tuyên truyền bằng các tiểu phẩm chèo, biểu diễn lưu động ở các địa phương.
Đến xã Vũ Tây, hỏi về công tác phòng chống HIV, nhiều cán bộ và người dân còn khoe, ở xã có N.T.L đoạt Á hậu 1 cuộc thi "Dấu cộng duyên dáng" dành cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS. L. cũng là một trong những hội viên tích cực nhất của Câu lạc bộ "Vì ngày mai tươi sáng".
Vướng tệ nạn vì không vượt qua cám dỗ
Năm 1999, dư luận cả nước bàng hoàng trước thông tin xã Vũ Tây- một vùng quê yên bình bỗng phát hiện trường hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên. Thế rồi thông tin ngày một loang rộng ra, người ta phát hiện ở đây có tới hàng chục, hàng trăm người nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS.
Giai đoạn đó tôi làm Trưởng Công an xã Vũ Tây nên nắm rất rõ tình hình địa phương. Khi đó xã Vũ Tây chưa chắc là nơi nhiều người nghiện ma túy nhất của Thái Bình, cũng chưa chắc là nơi có số người nhiễm HIV/AIDS nhiều nhất cả nước như số liệu báo cáo thống kê. Nhưng chắc chắn, chúng tôi là những người đầu tiên dám công khai số liệu để tìm phương cách xử lý. Ông Tạ Xuân Khiết, Chủ tịch UBND xã Tây Sơn
Giờ đây, câu chuyện về những ngày tháng "cơn bão ma túy, HIV/AIDS" quét qua dường như vẫn còn in đậm trong tâm trí của những người dân Vũ Tây. Tuy nhiên, khi bình tâm nhìn lại, nhiều người dân Vũ Tây chỉ cười: "Chẳng qua chúng tôi dũng cảm nói lên những điều mà không ai dám nói nên mới... nổi tiếng. Chứ ngày đó ở Thái Bình nhiều làng quê số người nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS còn nhiều hơn Vũ Tây".
Trở lại những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, khi nền kinh tế thị trường bắt đầu phát triển tại nhiều vùng, miền cả nước. Khi đó cả tỉnh Thái Bình vẫn là vùng đất thuần nông nhưng vốn vẫn có một lực lượng lao động dồi dào. Xã Vũ Tây cách TX Thái Bình (nay là TP Thái Bình) chẳng bao xa, những thanh niên nơi đây cũng sớm tiếp xúc với trào lưu rời làng "đi làm ăn".
Họ rủ nhau lập thành những nhóm, người nọ rủ người kia đi khắp nơi từ miền xuôi tới miền ngược làm đủ mọi ngành nghề. Trong suy nghĩ của những chàng trai thôn quê ấy, ban đầu chỉ là tranh thủ những lúc nông nhàn, kiếm tiền phụ giúp gia đình. Tuy vậy, cuộc sống xa nhà đã khiến nhiều người không thoát khỏi những cám dỗ, vướng vào tệ nạn ma túy, mại dâm.
Cả xã Vũ Tây thời điểm năm 1998, 1999 tràn ngập trong không khí u ám. Số người đi làm ăn xa về, nghiện ma túy lôi kéo những người khác tham gia ngày một lớn, tình hình an ninh trật tự rất phức tạp.
Năm 2000, chính quyền địa phương vận động 28 người đi xét nghiệm đợt đầu tiên thì có tới 25 người cho kết quả dương tính với HIV. Từ chích ma túy chung bơm kim tiêm, bạn nghiện lây sang nhau, chồng lây sang vợ, mẹ truyền sang con, lúc cao điểm cả xã Vũ Tây có tới hơn 200 người nghiện ma túy, hơn 120 người nhiễm HIV/AIDS. Thời điểm đó ở Vũ Tây có những câu chuyện đau lòng, những gia đình tan nát vì căn bệnh thế kỷ.
Thông tin về "xã có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao nhất cả nước" nhanh chóng được các cơ quan chức năng, các tổ chức phi chính phủ biết tới. Nhiều chương trình, dự án tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS nhanh chóng được triển khai về Vũ Tây. Những chương trình đó nhanh chóng phát huy hiệu quả.
Giờ đây địa danh xã Vũ Tây đã không còn khi từ đầu năm 2020 xã đã sáp nhập một đơn vị hành chính là xã Vũ Sơn để trở thành xã Tây Sơn thuộc huyện Kiến Xương. Những câu chuyện về "cơn bão HIV/AIDS" một thời tràn qua vẫn in sâu trong tâm trí người dân nơi đây, nhưng nó chỉ như là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh đối với tất cả.
Ông Tạ Xuân Khiết, Chủ tịch UBND xã Tây Sơn cho biết: "Khi đó chúng tôi xác định việc ngăn chặn tệ nạn ma túy cần phải tập trung khoanh vùng các đối tượng cộm cán. Tiếp đó vận động những người nghiện ma túy cai nghiện. Cùng với đó, những chương trình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về HIV/AIDS được tuyên truyền tới từng người dân nhằm nâng cao nhận thức. Cuối cùng, ma túy và HIV/AIDS đã được đẩy lùi".
Thoát khỏi "cơn bão HIV/AIDS", người dân Vũ Tây tập trung xây dựng phát triển kinh tế - xã hội. Theo đại diện UND huyện Kiến Xương, xã Vũ Tây trước đây (nay là xã Tây Sơn) là một trong những điển hình của huyện Kiến Xương. Đây là xã thứ 2 của huyện về đích nông thôn mới bằng nội lực của mình. Thu nhập bình quân đầu người của người dân trong xã cao thứ 2 toàn huyện (sau thị trấn Kiến Xương).
Thêm 2 ca COVID-19 được cách ly ngay khi nhập cảnh tại Việt Nam 18h ngày 6/11, Bộ Y tế công bố thêm 2 ca COVID-19 mới, nâng tổng số người nhiễm SARS-CoV-2 tại nước ta lên 1.212. Theo Bộ Y tế, 2 ca bệnh trên được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. BN1211: nam, 54 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại Quận Tây Hồ,...